Từ năm 1936, Nguyễn Công Tiễu đã có dịch tác phẩm “Cho có được hoa lợi nhiều và tốt hơn” của P.Braemer, nội dung cuốn sách viết về phòng chống dịch hại trong kho tàng bảo quản nông sản phẩm...và tính từ năm 1954 cho đến nay , đã có rất nhiều tác giả của Việt Nam nghiên cứu về lĩnh vực này.
Trong ngành Dự trữ quốc gia Việt Nam ,Vũ Quốc Trung đã có nhiều công trình nghiên cứu về sâu mọt hại kho và sự lan truyền của nó (1981).
Bùi Công Hiển đã cho ra đời cuốn sách “Sâu mọt hại kho” (1995), đã miêu tả kỹ lưỡng nhiều loại sâu mọt trong kho và các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến chúng. Từ đầu năm 1960 , cục Bảo vệ thực vật Việt Nam đã tổ chức công tác điều tra cơ bản (1966- 1969) trên 113 mặt hàng được bảo quản trong nhà kho ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam , thu thập được 78 loài côn trùng gây hại , trong đó có 51 loài sâu mọt gây hại kho nguy hiểm ...
Theo kết quả điều tra thành phần côn trùng hại kho ở Việt Nam 1996 của Cục BVTV , đã giám định đươc 110 loài côn trùng hại kho thuộc 43 họ , 8 bộ khác nhau , có 32 loài gây nguy hiểm và chủ yếu (Bùi Minh Hồng, 2002). Bộ môn côn trùng của các trường đại học Nông nghiệp 1, ĐH quốc gia, viện công nghệ thực phẩm...cũng có rất nhiều tác giả nghiên cứu về sâu mọt hại nông sản bảo quản trong kho.
Chương 10
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DỊCH HẠI NÔNG SẢN SAU THU HOẠCH HOẠCH
1.Phương pháp đánh giá tổn thất
Thường người ta tính lượng thức ăn hao hụt sau một thời gian theo dõi đối
với loại sâu mọt nào đó, chỉ tiêu này được bố trí ở trong phòng thí nghiệm, chia thành 2 lô theo dõi: lô thí nghiệm (thả mọt) nhắc lại 3 lần và lô đối chứng
(không thả mọt) thông thường độ hao hụt do sâu mọt tiêu hao được theo dõi sau 30 ngày, 60 ngày và 90 ngày. Thức ăn 50gr (bột ngũ cốc hoặc hạt khác) cho vào một lọ nhựa, mỗi lọ nhựa thả 15 cặp mọt trưởng thành. Trọng lượng thức ăn hao hụt được tính theo công thức của Karanxing, 1980
P = 50 - Pt - Po(g)
Trong đó:
P: trọng lượng thức ăn hao hụt ở công thức thí nghiệm Pt: trọng lượng thức ăn được cân sau một thời gian bảo quản Po: trọng lượng thức ăn hao hụt ở công thức đối chứng 50g: trọng lượng thức ăn đưa vào thí nghiệm
Chỉ tiêu tính tốc độ phát triển của sâu mọt:
Dự tính gia tăng số lượng của quần thể sâu mọt được tính theo công thức của Brich, 1948 ở thời điểm t
Nt = No x ert Trong đó:
Nt: số lượng cá thể mọt ở thời điểm t
No: số lượng cá thể mọt ban đầu đưa vào thí nghiệm r: hệ số gia tăng quần thể
r = tỉ lệ sống% - tỉ lệ chết%
2. phương pháp điều tra dịch hại kho (đối với sâu mọt)
Vì thời gian phát dục của sâu mọt trong kho kéo dài, cho nên người ta thường điều tra mật độ sâu mọt trong kho đối với sâu mọt từ 7-10 ngày/lần, chỉ tiêu theo dõi là con/kg:
Mật độ sâu mọt(con/kg) = tổng số mọt điều tra/tổng số trọng lượng điều tra(kg).
-Trong kho mật độ sâu mọt được điều tra lấy mẫu theo 5 điểm chéo góc không gian của khối hàng, về phía ngoài của khối hàng thì coi như mặt phẳng, và cũng lấy 5 điểm chéo góc trên mặt phẳng để tính mật độ.
-Đối với những hạt được bảo bảo quản khô trong kho, người ta cũng lấy 5 điểm chéo góc và xác định tỉ lệ % hạt bị gây hại.
-Áp dụng biện pháp quan sát từ xa đến gần để xác định tình trạng dịch hại, kể các phương tiện bảo quản và các vật chèn lót trong nhà kho (rất có kgar năng dịch hại ẩn nấp và tồn đọng ở đó).