Phòng trừ bằng sinh học

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KIỂM DỊCH THỰC VẬT (Trang 76 - 77)

Sử dụng các loại thiên địch có ích trong tự nhiên để tiêu diệt các loài sâu mọt kho. Ví dụ sử dụng sinh vật kí sinh (Prasite), và các sinh vật bắt mồi ăn thịt sâu mọt (Predacter), Bare (1942) có thông báo một số mò mạt (Aacarina), có khả năng bắt mồi là sâu non của sâu mọt để làm thức ăn…trách nhiệm của chúng ta là bảo vệ thiên địch có ích.

4.Phòng trừ bằng hóa học

Hiện nay có lúc phải áp dụng biện pháp mạnh để phòng chống sâu mọt hại kho, đó là sử dụng biện pháp hóa học để diệt trừ dịch hại khi mật độ của chúng tăng quá cao.

Một số hóa chất dùng trong khử trùng tại nước ta, đã đem lại kết quả diệt dịch cao đó là ALP (sản sinh ra PH3 – Phosphinne), và CH3Br (khí Methyl – Bromide), các chất khí độc này đã xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua con đường hô hấp, gây ngộ độc thần kinh, gây hiện tượng tê liệt và làm chết côn trùng sâu mọt. Tuy nhiên khi sử dụng chất khí này trong sản xuất phải hết sức thận trọng, phải có bảo hộ lao động để không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường, an toàn cho hàng hóa khi sử lý.

5.Phòng trừ tổng hợp (IPM)

Trong công tác quản lý dịch hại kho, người ta phải thường xuyên tôn trọng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), nội dung chính của biện pháp này là hạn chế tối đa việc dùng thuốc để xử lý kho, phải trú trọng các nội dung khác, đẩy mạnh khả năng sử dụng thiên địch và tạo thật nhiều cơ hội cho thiên địch

phát triển,chú ý phối hợp nhịp nhàng với các biện pháp khác nhằm đem lại sự an toàn cho sản xuất.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KIỂM DỊCH THỰC VẬT (Trang 76 - 77)