hại nông sản sau thu hoạch
4.1. phương pháp nghiên cứu về sinh vật học
Bằng những thí nghiệm nhân nuôi dịch hại ở trong phòng thí nghiệm để xác định đặc điểm sinh vật học của dịch hại, ví dụ phương pháp bố trí nuôi sinh học để xác định vòng đời của sâu mọt, hoặc xác định chu kỳ của sinh vật gây bệnh (đơn vị à ngày) ở các ngưỡng nhiệt độ khác nhau, và có sự so sánh về độ sai khác, hoặc xác định khả năng ăn, khả năng ký sinh của dịch hại, cũng như kgar năng sinh sản của chúng, khả năng hấp dẫn bởi các nguồn thức ăn khác nhau...
4.2.phương pháp nghiên cứu về sinh thái học của dịch hại nông sản sau thu hoạch:
Thông thường người ta cố ý bố trí hoặc tạo nên những hoàn cảnh khác nhau trong phòng thí nghiệm để nhân nuôi dịch hại, tạo ra những sinh cảnh đối lập để theo dõi những chỉ tiêu phát triển của dịch hại. Ví dụ như dịch hại có thể phát triển trong những điều kiện nhiệt độ, độ ẩm khác nhau, hoặc trong những môi trường khác nhau,...đặc biệt là nguồn dinh dưỡng nuôi cấy, từ đó có độ sai khác trong kết quả thu hoạch, và rút ra những kết luận khác nhau.
CHƯƠNG 11
SINH THÁI HỌC CỦA DỊCH HẠI NÔNG SẢN SAU THU HOẠCH
1.Côn trùng hại kho 1.1. Đặc trưng quần thể:
Côn trùng hại kho luôn luôn được xem là tồn tại khách quan, phát triển theo quy luật tự nhiên của nó, chúng tồn tại với việc lưu trữ hàng hóa trong kho, trong một nhà kho lương thực chẳng hạn, hàng chục loại côn trùng cùng sinh sống tồn tại, nghĩa là không chịu tác động bởi một sinh cảnh nhất định, giữa chúng có những quan hệ nảy sinh như quan hệ cạnh tranh nguồn thức ăn. Ví dụ mọt thóc tạp Tribolium confusum thường bị mọt thóc đỏ Tribolium castaneum cạnh tranh khốc liệt nguồn thức ăn, làm cho chúng không có khả năng bùng phát số lượng lớn được, hoặc nhóm mọt sơ cấp như loài mọt gạo Sitophilus oryzae có khả năng làm vỡ hạt thóc từ ban đầu sẽ tạo cơ hội cho mọt thứ cấp như loài mọt
răng cưa Oryzaephilus surinamensis ăn theo, nghĩa là ăn các mảnh vỡ vụn do mọt gạo phá ra, thật hài hòa, chúng tồn tại cùng nhau sinh sống như không có chuyện gì xảy ra, và mật độ các loài sâu mọt ở đây cứ ngày một ra tăng.
Nếu trong quần thể của sâu mọt bị một yếu tố bất lợi tác động chẳng hạn, thì hàng loại sâu mọt sẽ cùng một lúc bị tiêu diệt hoặc chúng phải đồng loạt di chuyển đi nơi khác. Cũng có trường hợp, chất thải của chúng quá nhiều, đây là yếu tố làm cho sâu mọt bị ô nhiễm cũng buộc phải di chuyển đi nơi khác, đa số sâu mọt tập trung ở bề mặt của khối hạt, và chúng có mật độ cao nhất ở độ sâu 20cm nếu tính từ trên xuống, càng xuống phía dưới thì mật độ sâu mọt càng giảm dần, vì thiếu lượng ôxy cần thiết cho đời sống của chúng, nhiều khi do xử lý hóa chất khử trùng, có nhiều sâu mọt đã di chuyển sâu xuống độ sâu của khối hạt. Ví dụ loài mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica, sau một thời gian, thuốc loãng dần, mọt lại tự động tụ tập lại như cũ.
Người ta cũng có thể dự tính được mật độ của một loài mọt A nào đó trong tương lai ở một thời điểm nào đó theo công thức dự tính của Brich- 1948(như trình bày ở phương pháp điều tra).
2.Ảnh hưởng của yếu tố vô sinh:
Những yếu tố vô sinh ảnh hưởng đến dịch hại nông sản sau thu hoạch chính là yếu tố phi vi sinh vật, đã thường xuyên tác động đến đời sống của dịch hại trong kho bảo quản, bao gồm các yếu tố sau:
a.Nhiệt độ: Mỗi loài sâu mọt trong kho bảo quản muốn hoàn thành quá trình phát dục của mình đều cần một lượng nhiệt độ nhất định, lượng nhiệt độ cần đó có một khái niệm được gọi là “tổng tích ôn hữu hiệu” và được ký hiệulà
K: K = Xn.(Tn - To) = Hằng số
Trong đó: Xn là thời gian phát dục. Tn là nhiệt độ môi trường.
To là nhiệt độ khởi điểm phát dục.
Nếu một loài côn trùng nào đó không được cung cấp đầy đủ lượng nhiệt độ trên sẽ không hoàn thành được quá trình phát dục của mình và dẫn đến tình trạng bị chết giữa chừng.
Một loài nấm mốc gây hại trong nống sản, trong quá trình sống nếu không được cung cấp đủ nhiệt để sinh trưởng và phát triển, sẽ khiến cho chúng không thể tồn tại, hoặc bào tử sẽ không thể nảy mầm.
b.Độ ẩm:
Đây là yếu tố quan trọng thứ hai sau yếu tố nhiệt độ, nếu độẩm trong kho
lớn, thì các loại nấm mốc sẽ có điều kiện phát sinh rất mạnh, gây hại nặng nề cho sản phẩm bảo quản. Ngược lại nếu nhà kho khô giáo thì sẽ hạn chế nấm mốc phát sinh.
Sâu mọt kho là nhóm côn trùng ưa chịu hạn, nhìn chung độ ẩm của hạt giống khoảng 11-13% thì khả gây hại của chúng bị hạn chế tối đa, chỉ cần độ ẩm hạt giống lên đến 14% thì khả năng phá hại của chúng đã tăng lên rất nhiều lần.
c.Lượng gió: Thực chất của gió là tạo bầu không khí thoáng đãng, luôn
luôn làm cho nhà kho khô giáo, nơi nào có nhiều gió là nơi đó mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp xuống, khối lượng hàng hóa trong kho cũng đỡ bị bốc nóng. Chính nguồn gió hài hòa đã là nguyên nhân làm cho sâu mọt đỡ tăng cao và cũng hạn chế được nhiều loài nấm mốc phát sinh.
d.Ánh sáng: nơi nào trong nhà kho tối tăm thì nơi đó càng có nhiều sâu
mọt và nấm mốc phát triển, vì bản chất của nấm mốc là không thích ánh sáng, họ mọt bóng tối Tenebrionidae thích sống ở nơi tối tăm và hơi ẩm ướt một chút, như loài mọt khuẩn đen Alphitobius piceus thích hoạt động ở những nơi bẩn thỉu, cám bụi mục nát, tối tăm...
e.Lượng mưa: thực chất của lượng mưa là vấn đề ẩm độ, nếu nhiệt độ
không khí bão hòa thì nấm mốc phát triển rất mạnh mẽ, các nông sản đã khô nay có dịp ngấm ẩm thì càng tạo điệu kiện cho nấm mốc dễ xâm nhập, đấy là chưa kể nhà kho bị dột nát, hàng hóa bị ướt, chuột bọ cũng có thời cơ tấn công và gây hại...