Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón cho lúa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến sinh trưởng và năng suất giống lúa nếp cẩm đh6 vụ mùa 2014 tại gia lâm, hà nội (Trang 34 - 39)

Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật được thực hiện khá phổ biến, thường mang lại hiệu quả lớn, nhưng cũng chiếm phần khá cao trong chi phí của sản xuất nông nghiệp. Cây trồng có yêu cầu với các chất dinh dưỡng ở những lượng và tỷ lệ nhất định, thiếu một chất dinh dưỡng nào đó cây sinh trưởng phát triển kém, ngay cả khi có các chất dinh dưỡng khác ở mức dư thừa. Do đó cần bón phân hợp lý để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.

Bón phân hợp lý là sử dụng phân bón thích hợp bón cho cây đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu quả tiêu cực đến nông sản và môi trường sinh thái. Bón phân hợp lý là thực hiện 5 đúng: Bón đúng loại phân; bón đúng lúc; bón đúng đối tượng; bón đúng thời tiết, mùa vụ; bón đúng cách.

Hiện nay, Việt Nam là nước sử dụng phân bón tương đối cao so với những năm trước đây một măt do vốn đầu tư tăng cao, mặt khác do người dân tiếp thu và áp dụng được nhiều biện pháp kỹ thuật trong thâm canh. Theo Vũ Hữu Yêm (1995), Viêt Nam hiện đang là một trong 20 quốc gia sử dụng phân bón cao nhất thế giới. Mỗi năm nông dân Việt Nam đã sử dụng tới khoảng 5 triệu tấn phân bón vô cơ quy chuẩn không kể phân hữu cơ và các loại phân bón khác do các cơ sở tư nhân và các công ty TNHH sản xuất, cung ứng.

Trong tương lai nước ta vẫn là một nước sử dụng phân bón với lượng lớn trong sản xuất nông nghiệp mặc dù phải nhập khẩu phân.

Bảng 1.5: Nhu cầu và cân đối phân bón ở Việt Nam đến năm 2020

( Đơn vị: tấn)

Các loại phân Năm

2005 2010 2015 2020

Urê

Tổng số 1.900 2.100 2.100 2.100

Sản xuất trong nước 750 1.600 1.800 2.100

Nhập khẩu 1.150 500 300 0

KCl

Tổng số 500 500 500 500

Sản xuất trong nước 0 0 0 0

Nhập khẩu 500 500 500 500

(Nguồn: Phòng QL đất và phân bón, Cục Trồng trọt, Bộ NN & PTNT, 5/2007)

Theo Nguyễn Văn Bộ (2003), mỗi năm nước ta sử dụng 1.202.140 tấn đạm, 456.000 tấn lân, 402.000 tấn kali, trong đó sản xuất lúa chiếm 62%. Song do điều kiện khí hậu còn gặp nhiều bất lợi cho nên kỹ thuật bón phân chỉ mới phát huy được 30% hiệu quả đối với đạm và 50% hiệu quả đối với lân và kali. Nhưng hiệu quả bón phân đối với cây trồng lại tương đối cao, do vậy mà người dân ngày càng mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong tương lai, vẫn hứa hẹn sử dụng một lượng phân bón rất lớn trong sản xuất nông nghiệp, mặc dù nước ta chủ yếu vẫn phải nhập khẩu phân bón.

Hiện nay thì nhu cầu phân bón ở Việt Nam vào khoảng trên 10 triệu tấn các loại, trong đó ure khoảng 2 triệu tấn, DAP khoảng 900,000 tấn, SA 850,000 tấn, kali 950,000 tấn, phân lân trên 1,8 triệu tấn, phân NPK khoảng 3,8 triệu tấn, ngoài ra còn có nhu cầu khoảng 400 – 500,000 tấn phân bón các loại vi sinh, phân bón lá. ngành sản xuất phân hóa học nước ta mới đáp ứng được khoảng 45% nhu cầu của nông nghiệp, còn lại phải nhập khẩu gần như toàn bộ phân kali và phân phức hợp DAP, một lượng khá lớn phân hỗn hợp NPK.

Phân NPK: hiện cả nước có tới cả trăm đơn vị sản xuất phân bón tổng hợp NPK các loại. Về thiết bị và công nghệ sản xuất cũng có nhiều dạng khác nhau, từ công nghệ cuốc xẻng đảo trộn theo phương thức thủ công bình thường đến

phẩm NPK ở Việt Nam rất nhiều loại khác nhau cả về chất lượng, số lượng đến hình thức bao gói.

Phân lân: hiện tại supe Lân sản xuất trong nước có công suất 1,2 triệu tấn/năm, bao gồm nhà máy Lâm Thao công suất 800.000 tấn/năm, Lào Cai 200.000 tấn/năm và Long Thành 200.000 tấn/năm. Sản xuất Lân nung chảy hiện tại vào khoảng 600.000 tấn/năm bao gồm nhà máy Văn Điển và nhà máy Ninh Bình. Như vậy sản xuất phân lân trong nước cũng đáp ứng được về cơ bản nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong nước.

Phân Kali: Hiện trong nước chưa sản xuất được do nước ta không có mỏ quặng Kali, vì vậy 100% nhu cầu của nước ta phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Phân DAP: hiện sản xuất trong nước tại nhà máy DAP Đình Vũ 330.000 tấn/năm, hiện tại từ nay đến hết năm 2014, vẫn phải nhập khẩu DAP thêm từ 500.000 – 600.000 tấn/năm.

Phân hữu cơ và vi sinh: Hiện tại sản xuất trong nước vào khoảng 400.000 tấn/năm, tương lai nhóm phân bón này vẫn có khả năng phát triển do tác dụng của chúng với cây trồng, làm tơ xốp đất, trong khi đó nguyên liệu được tận dụng từ các loại rác và phế thải cùng than mùn sẵn có ở nước ta.

Theo Đỗ Thị Thọ, 2004 và Lê Văn Tiềm 1986: khi cây lúa bón đủ đạm thì nhu cầu tất cả các dinh dưỡng khác như lân và kali đều tăng.

Bón phân làm cho năng suất lúa tăng từ 13,9 – 22,5% so với không bón phân. Mỗi loại phân bón có ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa. Phân lân có tác động thúc đẩy tăng trưởng cho lúa ít hơn phân đạm. Bón tăng lượng lân từ 0 – 60 kg/ha, số bông/m2 và số hạt/ bông tăng lên, tuy nhiên không có sự khác nhau có ý nghĩa giữa các công thức bón lân. Số bông/m2 và số hạt/ bông chỉ tăng lên khi lượng đạm bón từ 100 – 150 kg/ha, nếu bón nhiều hơn 150 kg N/ha thì năng suất lúa giảm. Cân bằng dinh dưỡng giúp cây lúa có sức chống chịu tốt hơn với sâu bệnh hại

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa Bùi Huy Đáp cho biết: Phân hóa học cung cấp 1/3 đến 1/2 lượng phân đạm cho lúa. Đối với nhiều loại đất, ngay từ đầu cần phải bón đạm kết hợp với lân mới cho năng suất cao. Theo Lê Văn Căn năm 1964 cho rằng: Lúa yêu cầu đạm ngay từ lúc nảy mầm và gần như đến cuối cùng của thời kỳ sinh trưởng sinh thực.

Phân bón là một trong những yếu tố quyết định năng suất, chất lượng và giá thành nông sản nói chung. Thâm canh sản xuất lúa cao sản trong nền nông nghiệp bền vững cũng đòi hỏi phải đầu tư phân bón sao cho vừa đạt năng suất cao, ổn định vừa đạt hiệu quả kinh tế cao. Các thí nghiệm ngoài đồng thực hiện trên hai loại đất: đất phù sa đầu nguồn ở Châu Thành, An Giang và đất phèn nhẹ ở Cờ Đỏ, Cần Thơ nhằm tìm ra công thức phân bón vừa đạt năng suất lúa cao vừa đạt lợi nhuận cao nhất. Các nghiệm thức nghiên cứu là tổ hợp của 5 mức phân đạm (0, 30, 50, 70 và 90 kg N/ha), 4 mức phân lân (0, 30, 50 và 70kg P2O5/ha) và 4 mức phân kali (0, 30, 50 và 70 kg K2O/ha) trên nền phân hữu cơ VIDAGRO (0,5 tấn/ha) có thành phần dinh dưỡng: 45% chất hữu cơ, N tổng số 10%, K2O dễ tiêu 3,5%. Năng suất lúa biến động từ 5,77 - 6,05 tấn/ha trên chân đất phèn nhẹ Cần Thơ với liều lượng phân bón thích hợp cho vụ đông xuân là từ 80 - 120 kg N/ha,30 - 50 kg P2O5/ha, 30 - 50 kg K2O/ha. Các công thức phân bón: 30-50-50 kg N- P2O5 - K2O/ha, 50-50-30 kg N- P2O5 -K2O/ha và 50-30-30 kg N- P2O5 -K2O/ha cùng với phân hữu cơ vừa đạt năng suất lúa cao vừa đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Trên chân đất phù sa đầu nguồn An Giang năng suất lúa đạt từ 6,81-7,16tấn/ha với liều lượng phân bón thích hợp là từ 100-120 kg N/ha, 30-50 kg P2O5/ha, 30 - 70kg K2O/ha. Các công thức phân bón: 50-30-50 kg N- P2O5-K2O/ha, 50-50-30kg N-P2O5-K2O/ha, 70-50-50kg N-P2O5-K2O/ha, và 50- 50-70 kg N- P2O5-K2O/ha kết hợp với phân hữu cơ vừa cho năng suất lúa cao vừa đạt lợi nhuận tối đa.

Theo các tác giả Đinh Văn Lữ (1978), Bùi Huy Đáp (1980), Đào Thế Tuấn (1980) và Nguyễn Hữu Tề (1997): thông thường cây lúa hút 70% tổng lượng đạm là trong giai đoạn đẻ nhánh, đây là thời kỳ hút đạm có ảnh hưởng lớn đến năng suất, 10 – 15% là hút ở giai đoạn làm đòng, lượng còn lại là từ giai đoạn sau làm đòng đến chín.

Theo tác giả Bùi Đình Dinh (1993), cây lúa cũng cần nhiều đạm trong thời kỳ phân hóa đòng và phát triển đòng thành bông, tạo ra các bộ phận sinh sản. Thời kỳ này quyết định cơ cấu sản lượng: số hạt/bông, trọng lượng nghìn hạt (P1000) (Nguyễn Như Hà, 2005).

Theo Nguyễn Thị Lẫm, 1994: sau khi tăng lượng đạm thì cường độ quang hợp, cường độ hô hấp và hàm lượng diệp lúc của cây lúa tăng lên, nhịp độ quang hợp, hô hấp không khác nhau nhiều nhưng cường độ quang hợp tăng mạnh hơn cường độ hô hấp gấp 10 lần cho nên vai trò của đạm làm tăng tích lũy chất khô càng mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Phân bón nói chung và phân đạm nói riêng giữ một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống cây trồng. Đối với lúa, việc bón hợp lý và cân đối N: P: K cùng với phân hữu cơ để cho năng suất cao và giữ được cân bằng dinh dưỡng trong đất góp phần sử dụng đất có hiệu quả, bền vững là cần thiết.

Theo Nguyễn Như Hà (2006) , nên sử dụng phân NPK chuyên dùng cho lúa. Đó là phân đa yếu tố cung cấp đủ chất dinh dưỡng không chỉ đa lượng (N, P, K) mà cả trung lượng (Ca, Mg, S) và vi lượng (Fe, Mn, Cu…) nên tiết kiệm được cho chi phí phân bón.

Những số liệu này cho thấy cây lúa cần dinh dưỡng mới tạo được năng suất cao. Nhiều năm trước đây nông dân Việt Nam chỉ trồng các giống lúa địa phương, cây cao, kém chịu phân, thời gian sinh trưởng dài, năng suất chỉ đạt được từ 1-3 tấn/ha nên nhu cầu cung cấp thêm chất dinh dưỡng từ các nguồn phân bón không cao lắm. Ngày nay nông dân đã trồng hầu hết các giống lúa cải tiến thấp cây, chịu phân cao nên muốn có năng suất cao cần phải cung cấp

thêm nhiều chất dinh dưỡng có trong các nguồn phân bón và phải bón đúng kỹ thuật, cân đối, đáp ứng nhu cầu của từng giống, từng vùng, từng vụ thì năng suất lúa cao và ổn định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến sinh trưởng và năng suất giống lúa nếp cẩm đh6 vụ mùa 2014 tại gia lâm, hà nội (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w