Vai trò của đạm đối với sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến sinh trưởng và năng suất giống lúa nếp cẩm đh6 vụ mùa 2014 tại gia lâm, hà nội (Trang 39 - 40)

Đạm là một yếu tố dinh dưỡng quan trọng, quyết định sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đạm là một trong những nguyên tố cơ bản của cây trồng, là thành phần cơ bản của axit amin, axit nucleotit và diệp lục. Trong thành phần chất khô của cây có chứa từ 0,5 - 6% đạm tổng số. Hàm lượng đạm trong lá liên quan chặt chẽ với cường độ quang hợp và sản sinh lượng sinh khối. Đối với cây lúa thì đạm lại càng quan trọng hơn, nó có tác dụng trong việc hình thành bộ rễ; thúc đẩy nhanh quá trình đẻ nhánh và sự phát triển thân lá của lúa dẫn đến làm tăng năng suất lúa. Do vậy, đạm góp phần thúc đẩy sinh trưởng nhanh (chiều cao, số dảnh) và tăng kích thước lá, số hạt, tỷ lệ hạt chắc và tăng hàm lượng protein trong hạt. Đạm ảnh hưởng đến tất cả các chỉ

Đạm ảnh lớn đến hình thành đòng và bông lúa sau này, sự hình thành số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc, khối lượng nghìn hạt.

Lúa là cây trồng rất mẫn cảm với việc bón đạm. Ở giai đoạn đẻ nhánh mà thiếu đạm sẽ làm năng suất lúa giảm do đẻ nhánh ít, dẫn đến số bông ít.

Khi bón không đủ đạm sẽ làm: thấp cây, đẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ, hàm lượng diệp lục giảm, lá có thể biến thành màu vàng, bông đòng nhỏ, số bông và số lượng hạt ít hơn, từ đó làm cho năng suất lúa giảm.

Nhưng nếu bón thừa đạm làm cho cây lúa có lá to, dài, phiến lá mỏng, dễ bị sâu bệnh; ngoài ra chiều cao phát triển mạnh, dễ bị đổ, nhánh vô hiệu nhiều, trỗ muộn, năng suất giảm.

Khi cây lúa được bón đủ đạm thì nhu cầu tất cả các chất dinh dưỡng khác như lân và kali đều tăng. Theo Bùi Huy Đáp (1980) đạm là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất lúa, cây có đủ đạm thì các yếu tố khác mới phát huy tác dụng.

Lúa lai có đặc tính đẻ nhiều và đẻ tập trung hơn lúa thuần. Do đó yêu cầu dinh dưỡng đạm của lúa lai nhiều hơn lúa thuần. Khả năng hút đạm của lúa ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau. Theo Phạm Văn Cường và cộng sự (2003), (2005), trong giai đoạn từ đẻ nhánh đến đẻ nhánh rộ, hàm lượng đạm trong thân lá luôn cao sau đó giảm dần. Như vậy, cần bón đạm tập trung vào giai đoạn này. Tuy nhiên thời kỳ hút đạm mạnh nhất của lúa là từ đẻ nhánh rộ đến làm đòng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến sinh trưởng và năng suất giống lúa nếp cẩm đh6 vụ mùa 2014 tại gia lâm, hà nội (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w