KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến sinh trưởng và năng suất giống lúa nếp cẩm đh6 vụ mùa 2014 tại gia lâm, hà nội (Trang 87 - 89)

- Phương pháp bón phân

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến sinh trưởng và năng suất giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội, em rút ra một số kết luận sau:

1 Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển

- Mật độ và lượng đạm bón khác nhau có ảnh hưởng đến các yếu tố sinh trưởng của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 cấy trong vụ mùa năm 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội. Ở mật độ cấy 55 khóm/m2 và ở mức bón đạm 120kg N/ha giống lúa Nếp cẩm có tốc độ tăng trưởng cao nhất.

- Mật độ và lượng đạm bón khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến động thái đẻ nhánh của giống lúa Nếp cẩm ĐH6, mật đô thưa khả năng đẻ nhánh nhiều và ngược lại.

- Mật độ cấy và lượng đạm bón khác nhau không ảnh hưởng đến động thái ra lá của giống lúa Nếp cẩm ĐH6.

- Mật độ và lượng đạm bón khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến chỉ số diện tích lá của giống lúa Nếp cẩm ĐH6. Chỉ số diện tích lá (LAI) cao nhất ở thời kỳ trước trỗ, mật độ dày và lượng đạm tăng thì chỉ số diện tích lá cao.

- Mật độ và lượng đạm bón khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến lượng chất khô tích lũy đến của giống lúa Nếp cẩm ĐH6. Lượng chất khô cao nhất thời kỳ chín sáp.

- Mật độ và lượng đạm bón ảnh hưởng không nhiều đến chỉ số SPAD.

2 khả năng chông chịu sâu bệnh

- Mức độ sâu bệnh gây hại đối với giống lúa Nếp cẩm ĐH6 ở các công thức mật độ và lượng đạm bón khác nhau có sự khác nhau. Những công thức có lượng đạm bón cao và mật độ dầy thì mức độ nhiễm sâu bệnh cao hơn, ảnh hưởng đến năng suất của lúa.

3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Mật độ cấy và lượng đạm bón có ảnh hưởng khác nhau đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống Nếp cẩm ĐH6, với mật độ cấy càng dày thì số bông/m2 càng cao, số hạt/bông giữa các công thức có sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Tỷ lệ hạt chắc ở các công thức có sự khác nhau tuy nhiên mức độ sai khác là không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Mật độ cấy và lượng đạm bón khác nhau không ảnh hưởng khác nhau đến khối lượng 1000 hạt của giống ở độ tin cậy 95%, khối lượng 1000 hạt chủ yếu là do đặc tính của giống quy định.

4 Năng suất và hệ số kinh tế

Mật độ cấy dày và lượng đạm cao thì năng suất lý thuyết cao, trong đó công thức M3N4(mật độ cấy 55 khóm/m2 và ở mức bón đạm 120kg N/ha) có năng suất lý thuyết cao nhất.

Năng suất sinh vật học tăng khi cấy với mật độ dày và lượng đạm bón cao, công thức M3N4(mật độ cấy 55 khóm/m2 và ở mức bón đạm 120kg N/ha) cho năng suất sinh vật học cao nhất.

Mật độ và lượng đạm bón khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến năng suất thực thu, sự sai khác là không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Năng suất thực thu cao nhất ở công thức M3N4(mật độ cấy 55 khóm/m2 và ở mức bón đạm 120kg N/ha) đạt 48,33 tạ/ha.

Ở các công thức mật độ và lượng bón đạm khác nhau thì hệ số kinh tế có sự khác nhau. Hệ số kinh tế cao thì cây trồng có tiềm năng năng suất cao.

2. Đề nghị

Do thời gian có hạn, thí nghiệm chỉ được thực hiện trong vụ mùa nên chưa có kết luận chính xác. Cần tiến hành thí nghiệm trong các vụ khác nhau và trên nhiều chân đất khác nhau để đưa ra mật độ và lượng đạm bón hợp lý cho giống lúa Nếp cẩm ĐH6.

Qua nghiên cứu trên em đề nghị với giống lúa Nếp cẩm ĐH6 nên sử dụng mật độ cấy là 55 khóm/m2 và lượng đạm bón là 120kgN/ha cho vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến sinh trưởng và năng suất giống lúa nếp cẩm đh6 vụ mùa 2014 tại gia lâm, hà nội (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w