Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến sinh trưởng và năng suất giống lúa nếp cẩm đh6 vụ mùa 2014 tại gia lâm, hà nội (Trang 51 - 62)

- Phương pháp bón phân

3.1Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm,

trưởng, phát triển của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội

3.1.1 Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến chiều cao cây của

giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội

Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp kĩ thuật và điều kiện ngoại cảnh đến sinh trưởng của cây, chiều cao phản ánh tình trạng sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng.

Chiều cao cây lúa là đặc điểm hình thái mang tính di truyền, đặc điểm này mang tính đặc trưng của từng giống và ít biến động. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng chiều cao của cây lúa chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố ngoại cảnh như: Chế độ ánh sáng, chế độ nhiệt, chế độ nước... và đặc biệt là mức độ cung cấp dinh dưỡng.

Sự tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào các yếu tố như: giống, thời vụ, mật độ cấy, lượng phân bón…đặc biệt là phân đạm có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Do đó cần phải bố trí đúng thời vụ, mật độ cấy hợp lý, phân bón thích hợp để cây lúa đạt chiều cao trong mức giới hạn của giống.

3.1.1.1 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao cây giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội

Chiều cao cây ngoài đặc điểm di truyền về giống thì việc tăng trưởng chiều cao cây còn chịu sự tác động mạnh bởi điều kiện ngoại cảnh và môi trường dinh dưỡng.

Khi theo dõi ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao cây thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.1:

Bảng 3.1Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao cây giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội

ĐVT: cm

Công thức

Tuần theo dõi sau cấy

2TSC 3TSC 4TSC 5TSC 6TSC 7TSC 8TSC CCCC M1 31,99 45,57 55,51 67,15 77,95 87,3 94,38 103,1a M2 32,7 45,74 53,83 66,35 76,32 86,21 94,18 103,06a M3 32,66 46,16 56,31 67,78 78,61 87,85 94,84 103,44a LSD 5% 1,31 CV% 1,5

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, động thái tăng trưởng chiều cao cây ở các mật độ cấy khác nhau có sự biến động qua các ngày theo dõi. Chiều cao cây tăng chậm ở lần theo dõi đầu (2 tuần sau cấy), do gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi làm cây lúa hồi xanh chậm. Ở các tuần tiếp theo, chiều cao cây tăng nhanh ở các lần theo dõi tiếp theo, từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 7 sau cấy: chiều cao cây tăng trên 40 cm ở các công thức mật độ và tăng chậm đến giai đoạn chín.

Công thức cấy với mật độ M1 (45 khóm/m2) cho chiều cao cuối cùng là 103,1cm, công thức cấy với mật độ M2 (50 khóm/m2) cho chiều cao cuối với 103,06 cm, công thức cấy với mật độ M3 (55 khóm/m2) cho chiều cao cuối với 103,44 cm. Kết quả trên cho thấy, chiều cao cây cuối cùng của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 không bị ảnh hưởng bởi mật độ cấy, chỉ tiêu này chủ yếu do yếu tố di truyền của giống quyết định. Sự sai khác về chiều cao cây ở ba mật độ cấy là không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.

3.1.1.2 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội

Theo dõi chiều cao cây của giống Nếp cẩm ĐH6 ở các lượng đạm bón khác nhau kết quả thể hiện ở bảng 3.2

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội

ĐVT: cm

Công thức

Tuần theo dõi sau cấy

2TSC 3TSC 4TSC 5TSC 6TSC 7TSC 8TSC CCC C N1 30,84 44,36 52,78 65,38 74,86 84,4 91,07 97,77d N2 32,71 45,92 55,32 66,64 77,58 87,34 94,42 102,33c N3 33,43 46,37 55,00 67,44 78,48 87,83 95,73 105,87 b N4 32,81 46,63 57,78 68,9 79,58 88,91 96,66 106,81a LSD 5% 0,85 CV% 1,5

Qua bảng 3.2 cho thấy lượng đạm khác nhau thì động thái tăng trưởng chiều cao khác nhau. Ở tuần thứ 2 cây tăng trưởng chiều cao chậm, từ tuần thứ 3 trở đi chiều cao cây tăng từ 12,94-13,82 cm/tuần, ở tuần thứ 6 công thức N1 tăng 9,48cm/tuần, N2 tăng 10,94cm/tuần, N3 tăng 11,04/tuần, N4 tăng 10,68/tuần so với tuần 5.

Chiều cao cây cuối cùng ở các liều lượng bón đạm khác nhau dao động từ 97,77 đến 106,81 cm. Lượng đạm bón N4 (120 kg N/ha) có chiều cao cây cuối cùng lớn nhất (106,81 cm) và thấp nhất ở công thức N1 (0 kg N/ha) chiều cao cây cuối cùng chỉ đạt 97,77cm. Vậy giữa các lượng đạm bón N1, N2, N3, N4 chiều cao cây cuối cùng có sự sai khác là có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Từ kết quả trên cho thấy lượng đạm bón khác nhau có ảnh hưởng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cây cuối cùng của giống lúa

3.1.1.3 Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây giống Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây biến động lớn qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tăng nhanh từ giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh đến khi phân hóa đòng đến trỗ sau đó giảm dần cho tới khi đạt chiều cao cây cuối cùng.

Bảng 3.3 Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây giống Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất

Gia Lâm, Hà Nội

ĐVT: cm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công thức Tuần theo dõi sau cấy

Mật độ cấy Mức đạm bón 2TS C 3TS C 4TS C 5TS C 6TS C 7TS C 8TS C CCCC M1 N1 30,03 44,66 53,24 65,45 75,41 84,54 91,21 97,57d N2 32,11 45,72 54,35 65,67 76,69 86,72 93,88 101,27c N3 33,13 45,84 56,82 68,29 79,49 88,23 95,71 105,93a N4 32,67 46,05 57,65 69,18 80,19 89,71 96,73 107,63a M2 N1 31,45 44,1 51,77 65 73,55 83,58 90,55 97,64d N2 32,99 45,99 54,6 65,76 76,65 86,65 93,99 101,94c N3 33,47 45,42 51,25 66,01 76,14 86,25 95,21 106,07a N4 32,91 47,43 57,69 68,63 78,93 88,37 96,98 106,6a M3 N1 31,4 44,33 53,33 65,69 75,61 85,07 91,46 98,11d N2 33,04 46,04 57 68,49 79,39 88,67 95,37 103,8bc N3 33,69 47,86 56,93 68,04 79,82 89,01 96,27 105,63a b N4 32,85 46,41 57,99 68,89 79,63 88,66 96,25 106,2a LSD 5% 2,62

CV% 1,5

Hình 3.1: Động thái tăng trưởng chiều cao của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội

Qua bảng 3.3 và hình 3.1 cho thấy: chiều cao cây lúa Nếp cẩm ĐH6 tăng dần qua các giai đoạn từ khi gieo cấy và đạt cao nhất ở thời điểm chín ở tất cả các công thức. Các công thức khác nhau có động thái biến động chiều cao khác nhau qua các lần theo dõi, chiều cao tăng nhanh trong giai đoạn đẻ nhánh.

Từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 5 là thời gian cây lúa có tốc độ tăng trưởng nhanh, nhanh nhất là công thức M2N3 (mật độ cấy là 50 khóm/m2 và lượng đạm bón là 80kgN/ha) (14,76 cm/tuần), chậm nhất là ở công thức M3N4 (mật độ cấy là 55 khóm/m2 và lượng đạm bón là 120kgN/ha) (10,9 cm/tuần)

Khi xét ảnh hưởng tương tác của mật độ và lượng đạm cấy đến chiều cao cây cuối cùng cho thấy ở mỗi mật độ và lượng đạm bón khác nhau đến chiều cao cây cuối cùng là khác nhau. Chiều cao cây cuối cùng dao động trong khoảng từ 97,57 cm đến 107,63 cm. Trong đó công thức có chiều cao cây cuối cùng cao nhất M1N4 (mật độ cấy là 45 khóm/m2 và lượng đạm bón là 120kgN/ha) (107,63 cm) tiếp đó M1N1(mật độ cấy là 45 khóm/m2 và lượng đạm bón là 0kgN/ha) (119,67cm) và thấp nhất M2N1 (mật độ cấy là 50 khóm/m2 và lượng đạm bón là 0kgN/ha) (98,0cm).

Như vậy, ảnh hưởng tương tác giữa mật độ cấy và phân bón đối với giống lúa Nếp cẩm ĐH6 về chỉ tiêu động thái tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cây cuối cùng ở các công thức khác nhau có sự sai khác không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Có thể thấy, chiều cao cây cuối cùng của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 không chịu tác động của yếu tố mật độ và phân bón, mà chủ yếu do yếu tố di truyền của giống quyết định.

3.1.2 Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh

của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội.

Số nhánh đẻ là một chỉ tiêu quan trọng có liên quan đến quá trình hình thành số bông và năng suất. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào giống và các yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, thời tiết, mật độ cấy, phân bón, chế độ tưới nước. Nếu đủ dinh dưỡng, đảm bảo nước tưới, ánh sáng và mật độ cấy phù hợp thì tỷ lệ đẻ nhánh trong quần thể ruộng cấy cao và ngược lại thì đẻ nhánh ít và ảnh hưởng đến năng suất.

3.1.2.1 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái đẻ nhánh giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội

Kết quả theo dõi động thái đẻ nhánh của mật độ cấy khác nhau được thể hiện ở các bảng 3.4

Bảng 3.4 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái đẻ nhánh giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội

ĐVT: Nhánh/khóm

Công thức

Tuần sau cấy

2TSC 3TSC 4TSC 5TSC 6TSC 7TSC 8TSC NHH M1 2,37 4,42 7,38 6,93 6,02 5,48 4,83 4,73a M2 2,22 4,25 7,00 6,62 5,63 5,02 4,67 4,57b M3 2,45 4,25 6,97 6,47 5,67 5,05 4,35 4,25c LSD 5% 0,17 CV% 4,3

Qua bảng 3.4 cho thấy mật độ cấy khác nhau thì số nhánh cũng khác nhau. Cao nhất ở mật độ M1 (7,38 nhánh), thấp nhất ở mật độ M3 (6,97cm), ở mật độ M2 số nhánh cao hơn M3 không đáng kể (7,00). Sau khi đạt số nhánh tối đa, cây lúa chuyển sang thời kỳ làm đốt, làm đòng, thời kỳ này cây lúa ngừng đẻ nhánh. Mặt khác những nhánh đẻ muộn lụi dần rồi chết làm cho số nhánh giảm dần. Nhìn chung mật độ khác nhau số nhánh khác nhau sự sai khác này là có ý nghĩa.

Khi cấy thưa lúa có lợi về không gian ánh sáng, dinh dưỡng nên khả năng đẻ nhánh cao hơn. Tuy nhiên, tổng số dảnh hữu hiệu/m2 lại tăng theo mật độ cấy.

Số nhánh hữu hiệu ở các mật độ cấy khác nhau của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 cũng có sự khác nhau, kết quả được thể hiện ở bảng 3.4 cho thấy số nhánh hữu hiệu ở 3 mật độ cấy dao động từ 4,25 đến 4,73 nhánh. Sự khác nhau về số nhánh hữu hiệu giữa các mật độ cấy M1, M2, M3 là có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Công thức mật độ M1 cho số nhánh hữu hiệu cao nhất và công thức mật độ M3 cho số nhánh hữu hiệu là thấp nhất. Như vậy, có thể thấy khi cấy với mật độ quá dày sẽ có số nhánh hữu hiệu thấp hơn những mật độ thưa hơn.

3.1.2.2 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh của giống Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh của giống Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội

ĐVT: nhánh/khóm

Công thức

Tuần theo dõi sau cấy

2TSC 3TSC 4TSC 5TSC 6TSC 7TSC 8TSC NHH N1 2,29 4,09 6,95 6,47 5,53 4,87 4,38 4,35c N2 2,49 4,36 6,93 6,47 5,55 5,02 4,58 4,48b N3 2,16 4,18 7,15 6,78 5,84 5,33 4,62 4,58a N4 2,49 4,6 7,42 6,98 6,16 5,51 4,89 4,64a LSD 5% 0,13 CV% 4,3

Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy: lượng đạm bón khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến động thái đẻ nhánh của cây. Sau 4 tuần cấy, tất cả các mức đạm có số nhánh cao nhất, ở mức bón 120 kg N/ha đạt cao nhất (7,42 nhánh/khóm) sau đó đến 80 kg N/ha (7,15 nhánh/khóm), không bón đạm (6,95 nhánh/khóm) và cuối cùng là công thức 40 kgN/ha (6,93 nhánh/khóm),ở các mức đạm khác nhau thì số nhánh cũng khác nhau.

Khi xét ảnh hưởng của lượng đạm bón đến số nhánh hữu hiệu chúng tôi thấy ở mức đạm N4 (120 kg N/ha) số nhánh hữu hiệu đạt cao nhất (4,64 nhánh/khóm), tiếp đến N3 (80 kg N/ha) là 4,58 nhánh/khóm, N2 (40 kg N/ha) là 4,48 nhánh/khóm và cuối cùng là N1 (40 kg N/ha) 4,35 nhánh/khóm. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2.3 Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh của giống Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh của giống Nếp cẩm ĐH6 được thể hiện ở bảng 3.6

Bảng 3.6 Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh của giống Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội

ĐVT: nhánh/khóm

Công thức Tuần theo dõi sau cấy

Mật độ cấy Mức đạm bón 2TS C 3TS C 4TS C 5TS C 6TSC 7TSC 8TSC NHH M1 N1 2,27 4,33 7,47 6,93 5,93 5,13 4,8 4,73a N2 2,33 4,4 7,6 6,93 5,87 5,27 4,67 4,6ab N3 2,13 4,13 7,0 6,87 5,93 5,73 4,73 4,73a N4 2,73 4,8 7,47 7 ,0 6,33 5,8 5,13 4,87a M2 N1 2,07 4,07 6,87 6,53 5,8 5,0 4,47 4,46b N2 2,47 4,2 6,53 6,27 5,4 4,93 4,6 4,47b N3 2 4,07 7,13 6,67 5,6 5,0 4,67 4,6ab

N4 2,47 4,67 7,47 7,0 5,73 5,13 4,93 4,73a M3 N1 2,53 3,87 6,53 5,93 4,87 4,47 3,87 3,87c N2 2,67 4,47 6,67 6,2 5,4 4,86 4,47 4,4b N3 2,33 4,33 7,33 6,8 6,0 5,27 4,47 4,4b N4 2,27 4,33 7,33 6,93 564 4,6 4,6 4,33bc LSD 5% 0,34 CV% 4,3

Hình 3.2: Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh của giống Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa

trên đất Gia Lâm, Hà Nội

Qua bảng 3.6 và hình 3.2 cho thấy, số nhánh tăng dần qua các lần theo dõi. Ở lần theo dõi 4 tuần sau cấy số nhánh đạt tối đa và những lần theo dõi sau thì số nhánh giảm dần vì ở giai đoạn này cây lúa ngừng đẻ nhánh, những nhánh có khả năng hình thành bông sẽ tiếp tục sinh trưởng, còn những nhánh đẻ muộn, thời gian sinh trưởng ngắn, số lá ít trở thành nhánh vô hiệu, không có khả năng hình thành bông sẽ bị teo dần và chết đi làm cho số nhánh giảm đi.

Sau 3-4 tuần sau cấy thì tốc độ tăng số nhánh đạt cao nhât. Công thức có tốc độ đẻ nhánh nhanh nhất là công thức M1N2 (3,2 nhánh/tuần) và chậm nhất

Kết quả theo dõi cho thấy mật độ và lượng đạm bón khác nhau, khả năng đẻ nhánh khác nhau. Trong đó công thức M1N4(mật độ cấy là 45 khóm/m2 và lượng đạm bón là 120kgN/ha) là công thức có số nhánh hữu hiệu cao nhất(4,87 nhánh/khóm) và thấp nhất là ở công thức M3N1(mật độ cấy là 55 khóm/m2 và lượng đạm bón là 0kgN/ha) (3,87 nhánh/khóm)

Ở mật độ cấy M1 và lượng đạm bón N4 giống lúa Nếp cẩm ĐH6 cho số nhánh hữu hiệu đạt cao nhất là 4,87 nhánh. Công thức này cho số nhánh hữu hiệu cao hơn hẳn so với các công thức còn lại trong thí nghiệm. Có thể kết luận, mật độ cấy và lượng đạm bón khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến số nhánh hữu hiệu của giống lúa Nếp cẩm ĐH6.

3.1.2.4 Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến hệ số đẻ nhánh và tỷ lệ nhánh hữu hiệu của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng tương tác của mật độ và lượng đạm bón đến hệ số đẻ nhánh và hệ số đẻ nhánh hữu hiệu được thể hiện ở bảng 3.7

Bảng 3.7 Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến hệ số đẻ nhánh và tỷ lệ nhánh hữu hiệu của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất

Gia Lâm, Hà Nội Công thức Số nhánh tối đa (nhánh/ khóm) Số nhánh hữu hiệu (nhánh/ khóm) Hệ số đẻ nhánh (lần) Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%) Mật độ cấy Lượng đạm bón M1 N1 7,47 4,73 7,47 63,32 N2 7,6 4,67 7,6 61,45 N3 7,0 4,73 7,0 67,57 N4 8,33 4,87 8,33 58,46 M2 N1 6,87 4,46 6,87 64,92 N2 6,53 4,47 6,53 68,45 N3 7,13 4,6 7,13 64,52 N4 7,47 4,73 7,47 63,32

M3

N1 6,53 3,87 6,53 59,26

N2 6,67 4,4 6,67 65,97

N3 7,33 4,4 7,33 60,03

N4 7,33 4,33 7,33 59,07

Hệ số đẻ nhánh phản ánh khả năng nhân nhánh của quần thể ruộng lúa. Hệ số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến sinh trưởng và năng suất giống lúa nếp cẩm đh6 vụ mùa 2014 tại gia lâm, hà nội (Trang 51 - 62)