- Phương pháp bón phân
3.1.5 Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến lượng chất khô tích lũy của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nộ
lũy của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội
Lượng chất khô mà cây xanh tích lũy được từ hai con đường quang hợp và hút dinh dưỡng từ đất, trong đó 80-90% chất khô cây xanh tích lũy được tạo trong quá trình quang hợp, lượng chất còn lại do cây lấy từ đất. Khả năng tích lũy chất khô là một chỉ tiêu sinh lý quan trọng quyết định năng suất của cây trồng.
Quá trình tích lũy chất khô của cây lúa có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sinh vật học và là cơ sở để tạo năng suất hạt. Vì vậy cần tạo điều kiện thuận lợi để quá trình quang hợp diễn ra thuận lợi tạo được lượng chất khô lớn nhất. Trong đó thì biện pháp bón phân và cấy với mật độ thích hợp là hai biện pháp mang lại hiệu quả cao nhất.
3.1.5.1 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến lượng chất khô tích lũy của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội
Ảnh hưởng của mật độ cấy đến lượng chất khô tích lũy của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến lượng chất khô tích lũy của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội
ĐVT: g/m2 đất
Công thức Thời gian theo dõi sau cây
Đẻ nhánh rộ Trước trỗ Chín sáp M1 204,11c 597,56c 658,5c M2 228,92b 691,46b 749b M3 260,47a 793,28a 846,08a LSD 5% 4,08 9,22 10,33 CV% 2 1,5 1,6
Qua bảng 3.12 ta thấy lượng chất khô tích lũy tăng dần từ đẻ nhánh rộ cho đến chín sáp, cụ thể như sau:
Thời kỳ đẻ nhánh rộ: Lượng chất khô tích lũy dao động từ 204,11- 260,47. M1 có lượng chất khô tích lũy thấp nhất 204,11 g/m2, M3 có lượng chất khô tích lũy cao nhất 260,47g/ m2 . Thời kỳ lúa đẻ nhánh mật độ khác nhau lượng chất khô khác nhau sự khác nhau này là có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.
Thời kỳ trỗ: M3 có lượng chất khô tích lũy cao nhất 793,28 g/ m2, M1 có lượng chất khô tích lũy thấp nhất 597,56 g/ m2. Thời kỳ trỗ mật độ khác nhau lượng chất khô khác nhau sự khác nhau này là có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.
Thời kỳ chín sáp: M3 có lượng chất khô tích lũy cao nhất 846,08 g/ m2, M1 có lượng chất khô tích lũy thấp nhất 658,5 g/ khóm thời kỳ chín mật độ khác nhau lượng chất khô khác nhau sự khác nhau này là có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%.
Từ trên ta có thể thấy mật độ cấy dày có lượng chất khô tích lũy nhiều hơn mật độ cấy thưa.
3.1.5.2 Ảnh hưởng của lượng đạm đến lượng chất khô tích lũy của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội
Bảng 3.13 Ảnh hưởng của lượng đạm đến lượng chất khô tích lũy của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội
Công thức
Thời gian theo dõi sau cây
Đẻ nhánh rộ Trước trỗ Chín sáp N1 220,79d 659,71d 715,87d N2 227,26c 682,23c 735,23c N3 236,96b 710,29b 767,33b N4 239,66a 724,17a 786,34a LSD 5% 6,06 12,6 17,35 CV% 2 1,5 1,6
Qua bảng 3.13 ta thấy lượng đạm bón khác nhau thì lượng chất khô tích luỹ cũng khác nhau. Nhìn chung, lượng đạm bón càng cao thì lượng chất khô tích luỹ càng lớn, ở các thời kỳ khác nhau lượng tích lũy chất khô cũng khác nhau và tăng dần theo thời gian, sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.
Như vậy, lượng đạm bón khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến lượng chất khô tích lũy của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 ở mức ý nghĩa 0,05.
3.1.5.3 Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến lượng chất khô tích lũy của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng tương tác của mật độ và lượng đạm bón đến lượng chất khô tích luỹ được thể hiện ở bảng 3.14
Bảng 3.14 Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến lượng chất khô tích lũy của giống lúa Nếp
cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất Gia Lâm, Hà Nội
ĐVT: g/m2 đất Công thức Đẻ nhánh rộ Trước trỗ Chín sáp Mật độ cấy Lượng đạm bón M1 N1 193,65g 563,40h 631,95h N2 199,80g 582,75g 647,70h N3 210,60f 616,95f 673,95g N4 212,40ef 627,15f 680,40g M2 N1 218,83de 678,00e 716,33f N2 225,67d 678,00e 729,50f N3 235,00c 695,17e 760,33e N4 236,17c 714,67d 789,8d M3 N1 249,88b 737,73c 799,33d N2 256,30b 785,95b 828,48c N3 265,28a 818,77a 867,72b N4 270,42a 830,68a 888,80a LSD 5% 8,15397 18,4521 20,67 CV% 2 1,5 1,6
Hình 3.4 Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến
lượng chất khô tích lũy của giống lúa Nếp cẩm ĐH6 vụ mùa trên đất
Gia Lâm, Hà Nội
Qua bảng 3.14 và hình 3.4 ở trên cho thấy: Lượng tích lũy chất khô tăng dần qua các thời kỳ theo dõi và đạt giá trị lớn nhất ở thời kỳ chín sáp. Giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh, cây lúa còn non, diện tích đồng hóa thấp nên lượng chất khô tích lũy được là rất ít. Trong giai đoạn này mật độ và lượng đạm bón có ảnh hưởng đến lượng tích lũy chất khô của cây lúa.
Thời kỳ đẻ nhánh rộ: Lượng chất khô tích lũy được là rất ít do ây lúa còn non. Mặt khác ở thời kỳ này dinh dưỡng mà cây lúa hút được tập trung cho quá trình đẻ nhánh. Khối lượng chất khô tích lũy đạt cao nhất ở công thức
(270,42g/m2), thấp nhất là công thức M1N1(mật độ cấy là 45 khóm/m2 và lượng đạm bón là 0kgN/ha) (193,65 g/m2). Sự sai khác là không có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%.
Thời kỳ trỗ: Thời kỳ này lượng chất khô tích lũy tăng lên đáng kể dao động từ 563,4 - 830,68 g/m2 đất. Sự sai khác là có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.
Thời kỳ chín sáp: Lượng chất khô tích lũy được cao nhất ở công thức M3N4 và thấp nhất ở công thức M1N1(mật độ cấy là 45 khóm/m2 và lượng đạm bón là 0kgN/ha).
Như vậy với mật độ và lượng đạm bón khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến lượng chất khô tích lũy của giống lúa Nếp cẩm ĐH6..