Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến sinh trưởng và năng suất giống lúa nếp cẩm đh6 vụ mùa 2014 tại gia lâm, hà nội (Trang 46 - 50)

- Phương pháp bón phân

2.3.3Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõ

2.3.3.1 Phương pháp theo dõi:

Chọn mẫu theo đường chéo 5 điểm, mỗi điểm lấy 1 khóm, 1 tuần theo dõi 1 lần. Khóm lấy mẫu cách bờ ít nhất 2 hàng lúa.

2.3.3.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển.

- Chỉ tiêu sinh trưởng:

+ Ngày bắt đầu đẻ nhánh: Khi có 10% số cây theo dõi đẻ nhánh (có nhánh đầu tiên ra khỏi bẹ lá tương ứng khoảng 1cm).

+ Ngày nhánh đẻ rộ (đẻ nhánh tối đa). + Ngày kết thúc đẻ nhánh.

+ Ngày bắt đầu trỗ: Khi có 10% số cây theo dõi trỗ bông (có bông thoát ra khỏi bẹ lá đòng).

+ Ngày trỗ tập trung: khi có 50% số cây theo dõi trỗ bông. + Ngày trỗ hoàn toàn: khi có 80% số cây theo dõi trỗ bông. - Ngày chín sữa.

- Ngày chín sáp.

- Ngày chín hoàn toàn: khi có 80% số bông chín (hạt chắc, cứng, vỏ hạt chuyển sang màu vàng nhạt, khô dần).

- Tổng thời gian sinh trưởng.

- Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm): Đo từ gốc đến đầu mút lá; tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/tuần).

- Động thái đẻ nhánh (số nhánh/khóm): Đếm số nhánh trên khóm qua các lần theo dõi; tốc độ đẻ nhánh (số nhánh/khóm/tuần).

- Động thái ra lá (lá/thân chính): Đếm số lá trên thân chính qua các lần theo dõi bằng cách sơn đánh dấu, tốc độ ra lá (lá/thân chính/tuần).

2.3.3.3 Các chỉ tiêu sinh lý

Theo dõi ở 3 thời kỳ chính: đẻ nhánh rộ, thời kỳ làm đòng, thời kỳ chín sáp.

- Chỉ số diện tích lá (LAI) (m2lá/m2đất): bằng phương pháp cân nhanh.

- LAI = Diện tích lá (m2lá) x số cây/m2.

- Khối lượng chất khô tích lũy (DM): Những cây sau khi đo diện tích lá được đem sấy ở nhiệt độ 800C đến khối lượng không đổi, đem cân và tính ra g/m2 đất.

- Tốc độ tích lũy chất khô (CGR): g/ m2 đất/ngày.

2.3.3.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.

- Số bông/khóm: Đếm tổng số bông hữu hiệu trên khóm, sau đó lấy giá trị trung bình.

- Số khóm/m2 = số bông/khóm x mật độ. - Số hạt/bông: tổng số hạt/bông.

- Tỷ lệ hạt chắc: tổng số hạt chắc/tổng số hạt trên bông x 100.

- Khối lương 1000 hạt: lấy hạt đã khô (13%), đếm 200 hạt đem cân, lặp lại 3 lần.

- Năng suất lý thuyết (NSLT)(tạ/ha).

NSLT = số bông/m2 x tổng số hạt/bông x tỷ lệ hạt chắc (%) x P1000 hạt x 10-4. - Năng suất thực thu (tạ/ha): là năng suất thu hoạch của các công thức thí nghiệm sau khi đã phơi khô ở độ ẩm 13%, quạt sạch. Từ đó tính ra năng suất tạ/ha.

- Năng suất sinh vật học (NSSVH):

NSSVH = khối lượng chất khô của thân + Chất khô của lá + khối lượng khô của bông.

- Hệ số kinh tế: bằng khối lượng khô của bông/khối lượng khô của thân,lá và bông.

Hệ số kinh tế= (NSTT/NSSVH) x 100%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.3.5 Các chỉ tiêu về sâu bệnh.

- Theo dõi sâu bệnh xuất hiện trên các thời kỳ sinh trưởng của cây lúa như: bọ trĩ, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, nghẹt rễ vàng lá sinh lý, ... sau đó đánh giá theo tỷ lệ % bị hại.

Số dảnh bị bệnh

+ Tỷ lệ sâu đục thân (%) = x 100 (giai đoạn đẻ nhánh) Tổng số dảnh điều tra

Số bông bạc

+ Tỷ lệ sâu đục thân (%) = x 100 (giai đoạn trỗ) Tổng số bông điều tra

Số lá hại

+ Tỷ lệ sâu cuốn lá (%) = x 100 Tổng số lá điều tra

Theo dõi các loại sâu, bệnh hại chính xuất hiện qua các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của lúa sau đó đánh giá theo phương pháp cho điểm theo thang điểm của Viện lúa quốc tế IRRI như sau:

- Sâu hại: Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bọ trĩ,… + Điểm 1: 10% cây bị hại.

+ Điểm 2: 11% cây bị hại. + Điểm 3: 20% cây bị hại.

+ Điểm 4: 35% - 50% cây bị hại. + Điểm 5: 515 – 100% cây bị hại.

- Theo dõi tỷ lệ dảnh chết ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng và bạc bông ở giai vào chắc đến chín, cho điểm theo thang điểm:

+ Điểm 1: 1-10% dảnh hoặc bông bị hại. + Điểm 3: 11-20% dảnh hoặc bông bị hại. + Điểm 5: 21-30% dảnh hoặc bông bị hại. + Điểm 7: 31-50% dảnh hoặc bông bị hại. + Điểm 9: 51-100% dảnh hoặc bông bị hại.

- Bệnh: đạo ôn, khô vằn, bạc lá,… xác định mức độ bệnh theo thang điểm: Bệnh hại trên lá: bệnh bạc lá:

• Điểm 1: diện tích lá bị hại 1-5%.

• Điểm 3: diện tích lá bị hại từ 6-12%.

• Điểm 5: diện tích lá bị hại từ 13-25%.

• Điểm 7: diện tích lá bị hại từ 26-50%.

Bệnh hại: bệnh khô vằn: xác định theo thang điểm

• Điểm 1: vết bệnh < 20% chiều cao cây

• Điểm 3: vết bệnh 20 – 30% chiều cao cây

• Điểm 5: vết bệnh 31 – 45% chiều cao cây

• Điểm 7: vết bệnh 46 – 65% chiều cao cây

• Điểm 9: vết bệnh > 65% chiều cao cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến sinh trưởng và năng suất giống lúa nếp cẩm đh6 vụ mùa 2014 tại gia lâm, hà nội (Trang 46 - 50)