Những vấn đề đặt ra đối sinh hoạt với Phật giáo ở An Dương

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần ở huyện An Dương - Hải Phòng hiện nay (Trang 74 - 86)

Tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng là một hình ý thức xã hội nên chịu sự chi phối của những điều kiện kinh tế - xã hội. Phật giáo ở An Dương cũng có một quá trình biến đổi, phát triển gắn chặt với sử phát triển của đời sống kinh tế- xã hội của huyện và thành phố.

Phật giáo ngày nay có ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là châu Á. Phật giáo du nhập vào các nước phương Tây với nội dung giáo lý và cách thức truyền thiếu tính hệ thống và bị pha trộn nhiều. Trong những thập kỷ gần đây khi phương Đông và phương Tây xích lại gần nhau, sự giao lưu văn hoá cũng như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội cởi mở hơn thì Phật giáo được nghiên cứu sâu hơn. Trong nội bộ giáo hội Phật giáo cũng đã nhận thức được yêu cầu phải thích ứng với thời đại, coi đó như yêu cầu không thể thiếu được cho việc phát huy ảnh hưởng của Phật giáo. Những năm gần đây, nhiều luận thuyết hiện đại hoá Phật giáo ra đời, trong đó nhấn mạnh tính

chất vô thần nhập thế của Phật giáo, những cố gắng này đã góp phần củng cố vị trí của Phật giáo trong thế giới hiện đại

Trong thời gian gần đây, không khí sinh hoạt tôn giáo sôi nổi hơn trước. Trong hoạt động của Phật giáo, số người quy y, đi chùa tăng lên cao hơn, các trường lớp đào tạo tu sĩ Phật giáo được mở ra ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Ở những địa phương có đông Phật tử, những ngày Rằm, mồng Một... rất đông người đến dâng nhang lễ Phật ở các chùa.

Là huyện mà Phật giáo đang có những sự phát triển phức tạp thì xu hướng biến động ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần của người An Dương khá rõ nét. Hiện nay, ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần ở An Dương có nhiều điểm khác trước. Trên "bề mặt" có những chỗ bị hạn chế do quá trình đổi mới hệ thống chính trị và cơ chế vận hành của xã hội ở thành phố Hải Phòng nói chung và huyện An Dương nói riêng nhưng trong "bề sâu" thì ảnh hưởng của Phật giáo có nhiều điểm rất đáng chú ý.

Phật giáo vẫn phát huy vị trí và vai trò của nhà chùa, nhất là những chùa lớn ở An Dương như những trung tâm sinh hoạt cộng đồng thu hút nhiều thanh thiếu niên, các tín đồ và các tầng lớp nhân dân tham gia. Trong di sản văn hoá dân tộc ở An Dương, Phật giáo đã có đóng góp không ít các di sản vật chất và di sản tinh thần. Do vậy, Phật giáo An Dương rất quan tâm đến việc giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống. Trong những giá trị đó có những giá trị được Phật giáo chú ý để thu hút quần chúng và tạo thế dân tộc cho Phật giáo. Chính vì vấn đề đó mà ảnh hưởng của Phật giáo giữ được độ bền vững trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân An Dương. Việc xây dựng lực lượng quần chúng Phật giáo, duy trì các hội Phật tử, gia đình Phật tử, các nhóm chính trị Phật giáo vẫn diến ra nhưng kín đáo hơn. Những hoạt động này đã tạo điều kiện để mở rộng ảnh hưởng của Phật giáo trong dân chúng

cũng như chiếm được lợi thế so với các tôn giáo khác đang tồn tại ở An Dương.

Sự tác động của Phật giáo đã làm cho đời sống văn hoá tinh thần ở An Dương biến đổi theo cả hai khuynh hướng tích cực và tiêu cực. Tác động tích cực của Phật giáo bắt nguồn từ một số lý do sau đây:

Do sự tương đồng giữa những mặt tích cực của đạo đức Phật giáo với đời sống văn hoá tinh thần ở An Dương: Sự tồn tại và phát triển của Phật giáo trong lịch sử và hiện nay cho thấy, nó tất yếu gây ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống văn hoá tinh thần. Trước khi chủ nghĩa Mác du nhập vào nước ta thì Phật giáo cùng với các tôn giáo lớn khác đã đóng góp vào việc củng cố, phát triển tư tưởng, văn hoá xã hội. Đã có thời kỳ Phật giáo trở thành nền tảng tư tưởng của đời sống xã hội và trong giai đoạn hiện nay nó vẫn có sự ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hoá tinh thần. Những tư tưởng vô ngã, vô thường, từ, bi, hỷ, xả, đã góp phần nâng tầm tư tưởng, nhận thức và hành động cho một bộ phận nhân dân.

Trong quá trình du nhập, tồn tại và phát triển, Phật giáo ở An Dương đã, đang có những ảnh hưởng nhất định trong việc xây dựng và phát triển đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực văn hoá tinh thần. Những tư tưởng của Phật giáo với đời sống, đạo đức, văn hoá ở An Dương có nhiều nét tương đồng, như vấn đề giáo dục hướng thiện, tránh ác, giáo dục đạo lý, bổn phận làm người hay vấn đề đạo đức môi trường... Phật giáo rất coi trọng việc giáo dục con người làm điều thiện, hướng đến thiện và tránh làm điều ác... Đây là những yếu tố tích cực góp phần xây dựng con người và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. "Đạo Phật hướng cho con người có trách nhiệm với hành vi của mình, tôn trọng kỷ cương, luật lệ, sống thật thà không dối trá, không làm điều ác, muốn cuộc đời hạnh phúc, yên bình hay hướng tới cái thiện, làm điều

đượm những tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và gần gũi mà trong đó chứa đựng tâm lý kính ngưỡng, sùng bái của họ đối với đức Phật. Họ cho rằng đức Phật hay ông Bụt là bậc cao cả, thiêng liêng, nhưng lại gần gũi, sẵn sàng cứu giúp những hoàn cảnh éo le, nâng đỡ họ dậy, cho họ lẽ sống, vươn lên theo phương thức ở hiền gặp lành, sống ác tất bị quả báo. Tình cảm đối với đức Phật, đối với các vị tượng, chùa… đã được thiêng hoá chính là những động lực bên trong để tín đồ thực hiện những chuẩn mực của Phật giáo mà mình theo đuổi.

Tư tưởng Phật giáo phát huy được những yếu tố tích cực trong đời sống xã hội chính là do từ bản chất của nó có những điều phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hoá xã hội trong lịch sử cũng như hiện nay mà chúng ta đang xây dựng.

Trong lịch sử của dân tộc Việt Nam nói chung và ở An Dương nói riêng, vấn đề giáo dục làm việc thiện, đề cao cái thiện, đấu tranh chống cái ác được hình thành từ rất sớm. Bản chất của con người, của đời sống xã hội loài người nói chung luôn đề cao tình yêu thương, đề cao cái đẹp: "Sống thiện là một nét đặc trưng của đời sống đạo đức con người và xã hội, sống thiện, sống đẹp không chỉ vì mình mà còn vì người khác, thương người sẵn sàng tương trợ, giúp đỡ người hoạn nạn, khó khăn. Sống thiện là điều phù hợp với sự tiến bộ, văn minh. Trước hết nó làm cho con người mang tính nhân bản hơn. Sống thiện là nền tảng của tình cảm đẹp đẽ trong sáng, vị tha, nhân ái, thái độ biết quý trọng nhau đồng thời loại bỏ sự khinh ghét, thói ích kỷ và những hành vi vô nhân đạo" [9, tr. 119].

Hiện nay, cùng với cả nước trong công cuộc đổi mới, huyện An Dương đang có những bước phát triển mạnh về kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Đây cũng chính là quá trình từng bước xây dựng, củng cố, phát triển những tiêu chí về thiện, tiến bộ, công bằng… với ý nghĩa

này thì tư tưởng hướng thiện, tránh ác, lòng bao dung nhân ái trong tư tưởng Phật giáo còn nhiều đóng góp đối với việc xây dựng đạo đức hiện nay.

Phật giáo luôn nêu cao tinh thần giáo dục Phật tính, hướng thiện, giáo dục lòng vị tha, yêu thương con người… Tư tưởng này phù hợp với truyền thống, đạo lý của người Việt Nam. Từ truyền thống đến hiện nay, con người An Dương luôn lấy đức hiếu sinh làm gốc với phương thức "thương người như thể thương thân". Đã có những thời kỳ lịch sử (nhà Lý, Trần) Phật giáo trở thành quốc giáo, Phật giáo là nền tảng tinh thần của xã hội, đó là thời kỳ cực thịnh của Phật giáo ở Việt Nam. Các thời kỳ sau này tuy không còn địa vị như vậy nhưng Phật giáo vẫn thể hiện nhiều điều phù hợp với đời sống tinh thần của xã hội, mà tư tưởng xuyên suốt vẫn là từ bi, cứu khổ cứu nạn, ban vui cho đời.

Trong giai đoạn xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay, bên cạnh những mặt tích cực thúc đẩy kinh tế phát triển, thì các tệ nạn như tham nhũng, buôn lậu, trộm cắp, mại dâm, cờ bạc... vẫn tồn tại. Các vấn đề này đang đặt ra cho toàn xã hội những yêu cầu bức thiết là phải làm thế nào để trong đời sống xã hội có nhiều thiện hơn, ý thức hành vi của con người được tốt đẹp hơn, đồng thời tránh được những điều ác. Xét về mục đích, lý tưởng của tư tưởng hướng thiện tránh ác, để xã hội trong lành tốt đẹp, con người được thoát khỏi khổ đau để vươn lên một cách an bình thì Phật giáo có nhiều nét tương đồng với đời sống tinh thần hiện nay mà chúng ta đang xây dựng. Ở An Dương đang tồn tại tình trạng khác biệt giữa sự giàu có, đầy đủ với nghèo khó, thiếu thốn cũng như bệnh tật, đau khổ, trắc trở về tình duyên, sự nghiệp... Đồng thời, do nhận thức vẫn có sự ảo tưởng nên vẫn còn phải nhờ sự lý giải của Phật giáo với phương thức ở hiền gặp lành, kiếp này chịu khổ thì kiếp sau sẽ được hạnh phúc. Hơn nữa, trong cuộc sống còn có những mảnh

nạn, từ, bi, hỷ, xả vô lượng của đạo đức Phật giáo có tác dụng khơi dậy tình người để giúp đỡ nhau góp phần làm vơi đi u sầu và mở ra một tương lai tốt đẹp. Thực tế những năm qua ở An Dương cho thấy, Ban đại diện Phật giáo và các Phật tử đã tiến hành thực hiện tốt các vấn đề này. Các Phật tử đã tổ chức gây quỹ để trợ cấp một số cụ già cô đơn trong khu vực.

Trong quan điểm xây dựng đạo đức, văn hoá gia đình thì đạo đức Phật giáo có nhiều điểm tương đồng với nền đạo đức mà chúng ta đang xây dựng như về vấn đề luân lý gia đình, đạo làm người cho mỗi thành viên. Muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp, vững mạnh thì tiền đề điều kiện cơ bản là phải xây dựng củng cố gia đình, bởi vì gia đình có vững thì xã hội mới mạnh. Để có một gia đình tốt đẹp thì mỗi thành viên trong đó phải thường xuyên thực hiện tốt bổn phận của mình, làm người ông, bà, cha mẹ, anh chị luôn phải là gương sáng cho con cháu, anh em noi theo; đồng thời con cháu, anh em phải thực hiện tốt bổn phận của mình đối với ông bà, cha mẹ… Có như thế mới xây dựng được gia đình hoà thuận vui vẻ, mọi người đều có môi trường tốt làm điều kiện cho sự phát triển toàn diện.

Phật giáo có ảnh hưởng tích cực trong quá trình xây dựng đời sống, văn hoá tinh thần hiện nay ở An Dương còn được thể hiện ở tư tưởng về công bằng, bình đẳng. Đây cũng chính là một chuẩn mực cơ bản của đạo đức, văn hoá, xã hội hiện nay chúng ta đang xây dựng. Trong quan hệ trên mọi lĩnh vực, con người được đối xử với nhau một cách bình đẳng, công bằng thì đó vừa là động lực, vừa là mục tiêu để chúng ta tích cực phấn đấu. Trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội, hiến pháp nước ta quy định "mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật". Văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ: "Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ

và công bằng xã hội" và "tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển" [6, tr. 88 - 89]. “Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường và lòng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất, vì dận giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng” [6, tr. 45].

Phật giáo đề cao công bằng, bình đẳng với tư tưởng cho rằng mọi chúng sinh đều có Phật tính. Do vậy, phải thực hiện "ngũ giới" để đảm bảo bình đẳng, trong đó cấm sát sinh và trộm cắp… là nhằm đảm bảo công bằng, bình đẳng xã hội; mạng sống của người khác cũng như của mình, của cải của người khác cũng như của mình, do đó không được sát sinh, không được trộm cắp mà vi phạm quyền của họ. Phật giáo còn phân tích rõ luật nhân quả, đức từ bi vô lượng… để răn dạy về tính bình đẳng trong xã hội. Nhân nào thì quả ấy, làm việc thiện thì được điều lành, trái lại, làm điều ác thì tự chuốc lấy sự xấu xa. Tư tưởng này tương đồng với chuẩn mực hiện nay là làm việc tốt sẽ được khen thưởng, trái lại, làm việc tàn ác sẽ bị pháp luật trừng trị.

Nhà Phật quan niệm về Từ - Bi tức tình yêu thương rộng lớn, không có giới hạn, điều này góp phần giáo dục cho đời sống xã hội hiện nay tinh thần yêu thương đùm bọc lẫn nhau: ''Mặc dù chúng sinh có hình thức khác nhau nhưng sự sống chỉ là một. Trái lại, thương yêu một sinh vật nào đó cũng chính là thương yêu mình'' [3, tr. 67].

Về điều kiện địa - văn hoá của An Dương: Bên cạnh nguyên nhân từ bản chất của Phật giáo có yếu tố tích cực, nhân văn thì yếu tố địa - văn hoá của An Dương cũng góp phần tạo điều kiện cho những ảnh hưởng tích cực của Phật giáo đối với quá trình xây dựng đời sống văn hoá tinh thần. Người An Dương ở nơi đầu sóng ngọn gió (thiên tai, lũ lụt, chiến tranh) luôn kiên

Vì vậy, suy nghĩ của con người An Dương thẳng thắn, trung thực, năng động sáng tạo và cũng hết sức nhân ái, độ lượng, khoan hoà. Họ chấp nhận sự hoà quyện đan xen các yếu tố đạo đức, văn hoá truyền thống với các yếu tố tích cực của Phật giáo. Họ đã chắt lọc những yếu tố hợp lý, tích cực của Phật giáo để kịp thời bổ sung cho sự phát triển của đời sống văn hoá tinh thần hiện nay. Vẫn biết một số tư tưởng Phật giáo là làm cho con người ta yếm thế nhưng trong những hoàn cảnh nhất định như đau khổ, vận hạn, rủi ro, thì tư tưởng cứu khổ, ban vui của nhà Phật đã góp phần nâng đỡ tư tưởng con người, làm cho con người hy vọng vào tương lai để vươn lên. Đứng trước khó khăn vất vả họ nghĩ là vô thường, vô ngã để vượt qua… Điều này thể hiện nét riêng của mảnh đất và con người An Dương mà không phải nơi nào cũng có.

Phần lớn Phật tử ở An Dương không cuồng tín mù quáng, họ biết sàng lọc những điều hay lẽ phải, phù hợp để vận dụng. Trong nhiều gia đình, ông bà cha mẹ thường lấy những điều trong giáo lý Phật giáo để răn dạy các con như: ở hiền gặp lành, đời cha ăn mặn đời con khát nước, phải tu nhân tích đức... mọi Phật tử phải giữ đúng bổn phận của mình trong gia đình và đối với xã hội. Đây cũng là một điều kiện để Phật giáo tác động tích cực vào quá trình xây dựng đời sống văn hoá tinh thần hiện nay.

Về công tác tôn giáo: Trong thời gian qua, công tác tôn giáo được tiến hành có hiệu quả tương đối tốt. Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo như Nghị quyết Bộ chính trị 16/10/1990, Hiến pháp 1992,

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần ở huyện An Dương - Hải Phòng hiện nay (Trang 74 - 86)