Một số giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần ở An

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần ở huyện An Dương - Hải Phòng hiện nay (Trang 86 - 104)

Dương hiện nay

Cùng với sự đổi mới của đất nước và thành phố, huyện An Dương đang từng bước thiết lập các yếu tố của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ảnh hưởng của cơ chế mới không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội trong đó có hoạt động của Phật giáo. Đời sống của người dân An Dương hiện nay đang có sự thay đổi, nhịp độ lao động ngày càng khẩn trương hơn, sôi nổi và linh hoạt hơn. Đời sống chính trị, văn hoá đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng tình cảm của người dân vùng đất này. Chính sự thay đổi những quan hệ cơ bản ấy mà đời sống văn hoá tinh thần của người dân cũng dần thay đổi. Mặt khác, quan hệ giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng thông qua nhiều phương thức khác nhau đã giúp cho tầm nhìn của con người nơi đây không còn bị giới hạn bởi vị trí địa lý mà đã có khả năng vươn xa hơn để tiếp cận với nhứng giá trị mới, hiện đại của đất nước và thế giới. Vì vậy, những ảnh hưởng của Phật giáo trên thực tế đã có những biến đổi khác trước. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, ảnh hưởng của Phật giáo hiện nay còn thấm sâu trong đời sống văn hoá tinh thần của nhiều gia đình và cộng đồng dân cư ở An Dương. Do đó, không thể ngăn cản chức năng và vai trò xã hội của Phật giáo đối với cư dân và cộng đồng xã hội nơi đây.

Tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng ra đời từ sự tồn tại xã hội, phát triển trong những điều kiện lịch sử xã hội phù hợp, nó tác động đến mọi

cách giáo điều, cục bộ, máy móc, thiển cận về sự hình thành, tồn tại và ảnh hưởng của nó thì chúng ta không giải quyết đúng đắn về vấn đề này. Do đó, sẽ không phát huy được hết những khả năng, những giá trị của ý thức xã hội cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Lênin đã từng phê phán quan điểm, phương pháp tuyên truyền thuần tuý hay tả khuynh vô chính phủ trong đấu tranh với tôn giáo. Người chỉ rõ: “Cần phải cực kỳ thận trọng trong việc đấu tranh chống lại các thành kiến tôn giáo. Trong cuộc đấu tranh này ai làm tổn thương đến tình cảm tôn giáo thì người đó sẽ gây ra sự thiệt hại lớn lao” [14, tr. 8]. Nắm vững quan điểm của học thuyết Mác-Lênin, đồng thời là người có vốn sống, hiểu biết sâu sắc tư tưởng Á Đông, lịch sử- xã hội Việt Nam, Hồ Chí Minh đã xem xét, nhận thức và luôn có đối sách đúng đắn, phù hợp với tôn giáo trong những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử nhất định, nên đã phát huy được sức mạnh tổng hợp, tạo điều kiện cho sự phát triển hài hoà các mặt. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết” [18, tr. 148]. Trong những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp, để đoàn kết hơn nữa, nhằm tạo ra sức mạnh hơn nữa cho cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Người nhấn mạnh: “Để tránh mọi sự có thể hiểu lầm thì Đảng lao động Việt Nam hoàn toàn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi người” [18, tr. 184].

Tư tưởng nhất quán của Hồ Chí Minh là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; đoàn kết, không phân biệt lương giáo. Với quan điểm đúng đắn này, Người đã tập hợp được sức mạnh của mọi nguồn lực trong chiến lược đoàn kết dân tộc để giải quyết thắng lợi những nhiệm vụ trọng đại của cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo, Đảng ta khẳng định đó là kim chỉ nam cho chính sách tôn giáo đúng đắn của mình. Tại nghị quyết 24 của Bộ chính trị ngày 16 tháng

10 năm 1990 , Đảng ta khẳng định rõ: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài, tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tình thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Đây là quan điểm, cách nhìn đúng đắn của Đảng về vấn đề tôn giáo. Quan điểm này đã khắc phục được tình trạng nhìn nhận tôn giáo chỉ với góc hẹp, chỉ thấy về mặt lý luận là tiêu cực thuần tuý, chưa thấy hết được trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội tôn giáo vẫn tồn tại cùng với những ảnh hưởng tiêu cực và tích cực.

Tiếp tục phát triển tư tưởng đúng đắn này trong tình hình mới. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII năm 1991, Đảng ta đã khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng và nhà nước tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương giáo và giữa các tôn giáo. Khắc phục thái độ, cách đối xử hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối với đồng bào có đạo; chống những hành động vi phạm tự do tín ngưỡng. Đồng thời nghiêm cấm và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để phá hoại độc lập và đoàn kết dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ tham gia nghĩa vụ công dân” [4, tr. 78].

Đại hội VIII năm 1996, Đảng ta nhấn mạnh: “Thi hành nhất quán chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, theo hay không theo một tôn giáo nào của công dân. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Nghiêm cấm việc xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước. Nhà nước chăm lo phát triển kinh tế- văn hoá giúp đỡ đồng bào có đạo xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, tham gia các công tác xã hội, từ thiện, nhân đạo” [5, tr. 75].

do tín ngưỡng, theo hay không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt theo tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật, đoàn kết và chăm lo phát triển kinh tế văn hoá, nâng cao đời sống của đồng bào, từng bước hoàn thiện luật pháp về tín ngưỡng tôn giáo” [6, tr. 46].

Đại hội X- 2006, Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt theo tôn giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Phát huy những giá trị văn hoá đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống tốt đời, đẹp đạo” [7, tr. 122].

Như vậy, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện đoàn kết lương giáo, đoàn kết dân tộc để xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa đã trở thành chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Với quan điểm và chính sách đúng đắn này nên đã phát huy đựơc nhiều tiềm năng, khả năng đóng góp sức lực của đồng bào có đạo trong khối đại đoàn kết dân tộc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước đã đạt nhiều thắng lợi to lớn. Hiện nay, việc giải quyết đúng đắn về vấn đề tôn giáo là một trong những yếu tố tạo động lực góp phần cho sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các tín đồ, chức sắc tôn giáo luôn phấn đấu hoạt động với phương châm: Đạo pháp dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Tuy vậy, thực tế đang cho thấy còn nhiều biểu hiện, hạn chế trong việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo của một bộ phận cán bộ làm công tác tôn giáo và tín đồ tôn giáo tại An Dương. Do đó, chúng ta phải thường xuyên có giải pháp, phương hướng đúng đắn, cách mạng và khoa học để phát huy những nhân tố hợp lý, có ý nghĩa trong đời

sống xã hội. Đồng thời, phải khắc phục những mặt tồn tại, hạn chế trong nhận thức và ứng xử thực tiễn đối với tôn giáo nhằm nâng cao hơn nữa sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.

Xuất phát từ những quan điểm chung của chủ nghĩa Mác- Lênin và Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo; trên cơ sở nghiên cứu, phân tích sự ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần ở An Dương, người viết xin nêu một số nhóm giải pháp như sau:

+ Nhóm giải pháp về nhận thức.

Để phát huy được mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của Phật giáo tác động đến quá trình xây dựng đời sống văn hoá tinh thần hiện nay thì phải nhận thức đúng về Phật giáo. Quan điểm của Đảng ta thể hiện sự nhất quán: tôn giáo còn tồn tại lâu dài, mọi công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo.

- Đối với cán bộ làm công tác tôn giáo.

Trong thời gian qua, hoạt động của Phật giáo có xu hướng phát triển mạnh, tác động nhiều đến đời sống xã hội. Thực tế cho thấy sự phát triển và tác động này không đồng đều, điều này liên quan đến công tác tôn giáo. Một số địa phương ở An Dương, cán bộ làm công tác tôn giáo hiểu đúng về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, nắm được bản chất của Phật giáo, do đó khi vận dụng vào thực tiễn đã đạt được kết qủa tốt. Nhưng cũng còn nhiều địa phương có tình trạng cán bộ làm công tác tôn giáo do nhận thức chưa vững về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và chưa hiểu về bản chất của Phật giáo nên đã có tư tưởng chỉ đạo hẹp hòi, cục bộ, thường hay lấy ý kiến chủ quan của mình áp đặt.

Trong nhận thức, ở một số xã còn lúng túng trong việc phân biệt giữa hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo với những họat động mê tín, dị đoan nên chưa

như lễ hội, cúng tế… Vì vậy, đã gây ra tình trạng một số nhà tu hành và Phật tử ấm ức, khó chịu, từ đó họ dễ bị kích động tin theo các luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo.

Đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo ở cấp xã thì phải được bồi dưỡng thường xuyên về trình độ lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng ta về tôn giáo; đồng thời phải được học tập, nâng cao kiến thức, hiểu biết về bản chất tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng cũng như những ảnh hưởng của nó. Công việc trước mắt là phải nhanh chóng triển khai tuyên truyền, phổ biến nội dung của luật mới được ban hành. Chỉ có khi nắm vững được hai vấn đề đó, cán bộ tôn giáo mới giải quyết kịp thời những vấn dề đặt ra và tham mưu cho Đảng uỷ và chính quyền huyện để có những đối sách đúng đắn.

- Đối với Phật tử, chức sắc Phật giáo.

Ở An Dương, có một bộ phận tín đồ, chức sắc Phật giáo do nhận thức thấp nên đã vi phạm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Một số nhà sư đã phát tán một số kinh sách không có nguồn gốc rõ ràng; việc xây, sửa chùa và quyên góp tiền của trong nhân dân không xin phép; hoạt động mê tín diễn ra ở một số nơi, có những Phật tử cứ thấy có một vị quần áo nâu, đầu cạo nhẵn là rước về ở chùa xã mình để trông coi Phật sự. Những việc làm này đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Nơi cửa Phật bị lợi dụng cho mục đích vụ lợi cá nhân thì còn đâu sự tôn ngiêm của giáo lý, sự tôn kính nơi ở chốn linh thiêng. Niềm tin của nhân dân đã bị đánh cắp, vì thế đã dẫn tới tình trạng một bộ phận nhân dân hoang mang không biết phải gửi phần hồn của mình ở nơi nào cho chính đáng. Thực tế này đã dẫn tới kẻ xấu lợi dụng tung tin đồn nhảm, tuyên truyền mê tín, dị đoan. Sự kém hiểu biết của Phật tử chính là một trong những yếu tố tạo điều kiện cho những mặt tiêu cực của Phật giáo có điều kiện ra tăng.

Để phát huy hơn nữa những ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa tinh thần hội hiện nay, Nghị quyết Trung ương lần thứ 7 khoá IX ngày 12/3/2003 đã nêu rõ: “Tập trung nâng cao nhận thức thống nhất quan điểm cách mạng, công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là chức sắc, chức viện, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo” [8, tr. 46].

Để nâng cao hiểu biết về văn hoá, pháp luật cho đồng bào Phật tử, Tăng, Ni cần không ngừng tuyên truyền, giáo dục, định hướng đúng đắn cho họ. Làm cho họ hiểu được Nhà nước không chỉ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, mà còn bảo đảm quyền đó bằng pháp luật. Nhà nước không ngăn cấm, cản trở sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng, nhưng nghiêm cấm những âm mưu, hành động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo trong đó có Phật giáo để thực hiện mê tín dị đoan, hay hoạt động chống lại Đảng, Nhà nước, đi ngược với lợi ích của nhân dân, dân tộc.

+ Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách.

Chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã đi vào cuộc sống. Nhân dân, các tín đồ và chức sắc tôn giáo phần đông yên tâm trong cuộc sống, yên tâm công tác Phật sự theo phương châm tốt đời đẹp đạo. Nhà nước ta không chỉ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, mà còn bảo đảm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo; lên án, loại bỏ tà đạo, kiên quyết đấu tranh đập tan mọi ý đồ và hành vi chia rẽ, phá hoại đoàn kết dân tộc, hoặc cấm mưu đồ lợi dụng hoạt động tôn giáo của chức sắc, tín đồ vào mục đích chính trị để phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, vì vậy tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng cũng chịu sự quản lý tất yếu này. Tín đồ và các chức sắc Phật giáo cần nhận thức rõ vấn đề này, tránh bị kẻ địch, phần tử xấu tuyên truyền kích động. Chúng cho rằng tâm linh, phần hồn phải đứng trên tất cả, do đó chúng có quyền truyền mọi loại đạo trong đời sống nhân dân. Trường hợp vay mượn giáo lý của Phật giáo để xây dựng một tôn giáo mới như đạo Thanh hải vô thương sự, đạo Ngọc Phật Hồ Chí Minh được truyền vào xã Hồng Phong, Lê Lợi từ năm 2000 đến năm 2006 đã gây ra sự bất ổn trong đời sống, văn hoá xã hội nơi đây. Những hoạt động này đã bị pháp luật xử lý để bảo vệ tính tôn nghiêm của Phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung ở An Dương.

Về phía Nhà nước: Cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống chính sách, pháp luật về tôn giáo. Tôn giáo trong đó có Phật giáo là một hiện tượng của đời sống xã hội, là nhu cầu tình thần của một bộ phận nhân dân. Phật giáo đã, đang ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến đời sống xã hội nói chung, lĩnh vực văn hoá tinh thần nói riêng. Vì thế, việc ứng xử của Đảng, Nhà nước đối với Phật giáo có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ứng xử đúng, hợp tình, hợp lý sẽ phát huy được mặt tích cực, hoà đồng của Phật giáo trong đời sống xã hội. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần ở huyện An Dương - Hải Phòng hiện nay (Trang 86 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)