Trong di sản văn hoá dân tộc Việt Nam, chùa là một bộ phận cấu thành không chỉ ở giá trị vật chất mà còn ở giá trị tinh thần. Mỗi ngôi chùa mang
một dáng vẻ riêng của nét trầm mặc thanh thoát phương Đông. Lối kiến trúc đó nhờ vậy mà rất gần gũi với dân gian. Nó hoà mình vào tâm thức dân tộc và đi vào lòng người. Chùa không chỉ gợi cho người ta sự thư thái, bình an và hướng thiện, mà còn giúp người ta làm phai mờ những tạp niệm để hướng về những điều thanh cao. Do vậy, đi chùa lễ Phật vào những ngày lễ, tết hay những ngày sóc, vọng trở thành một nếp sống thường ngày không thể thiếu được trong đời sống tâm linh của người dân An Dương.
Đi lễ chùa, người dân nơi đây cũng như nhiều vùng quê khác không nặng phần cúng bái để cầu xin sự phú quý giàu sang mà đến chùa với lòng thành kính, với tâm thanh tịnh hướng đến Phật để cầu mong sự an bình cho mình, cho gia đình và cầu mong sự thanh thản siêu thoát cho cả những người đã mất. Những tấm gương về cuộc sống đạo hạnh của các vị chân tu là niềm tin, là sự ngưỡng vọng của người dân An Dương, luôn có vị trí vững chắc trong suy nghĩ và tình cảm của người dân. Chính vì vậy mà hiện nay ở An Dương có một số gia đình vẫn gửi con em của mình vào chùa để rèn luyện cuộc sống đạo hạnh ngay từ tấm bé. Khi còn trẻ mỗi người do những bận bịu đời thường nên không thường xuyên đến cửa Phật nhưng đại đa số họ khi về già đều hướng Phật, đi chùa sau những trải nghiệm của cuộc đời, khi họ đã có nhiều thời gian hơn. Người già lên chùa để tìm đến một không gian thanh tịnh, để cầu Phật cứu khổ cứu nạn, cầu mong cho con cháu, để chiêm nghiệm về luân hồi, nhân quả, nghiệp báo và vô thường khi họ sắp từ giã thế gian. Không chỉ người già đi chùa mà thanh niên cũng đi chùa, bởi vì lên chùa đã trở thành một truyền thống, một thói quen, một việc làm mang tính văn hoá. Trong ngày Rằm, mồng Một đầu tháng, ngày lễ tết… có nhiều thanh niên đến chùa để tìm sự thanh thản, cầu may… những trẻ em thì theo bà, theo mẹ lên chùa. Có thể trong suy nghĩ của những em nhỏ chưa có nhiều ý niệm về Phật,
tưởng của nhà Phật, nhưng ở họ đều có một niềm tin vào đức Phật, họ thấy sự linh thiêng và trang nghiêm ở nhà chùa.
Có thể nói Phật giáo như là cơ sở của đời sống văn hoá tâm linh của đại bộ phận nhân dân trong huyện. Đức tin vào Phật tổ, những nghi lễ cúng khấn của nhà chùa đã tạo dựng niềm tin để vượt qua khổ đau, được giải thoát và vươn tới hạnh phúc. Ở An Dương, hầu hết chùa nào cũng có nhà thờ tổ, thờ đức Ông, thờ Phật, trong khuôn viên chùa phổ biến hiện nay đều thờ tượng Phật bà Quan âm; các chùa đều có gian hoặc ban thờ Mẫu… Do đó, người dân khi đến chùa họ như được che trở, giúp đỡ, nâng lên, nhờ đó mà thấy tư tưởng, tâm linh của mình được thánh thiện, đẹp đẽ hơn, có ý nghĩa hơn. Trong đời sống, nhiều Phật tử ở An Dương thường quan niệm có bệnh thì vái tứ phương. Do đó, nhiều gia đình có người bị ốm nặng ngoài việc đưa đi bệnh viện, thì người nhà vẫn đến chùa làm lễ cầu xin đức Phật, đức Ông phù hộ độ trì cho mau khỏi bệnh. Một số gia đình có trẻ con luôn bị đau ốm đã làm lễ “bán con” vào chùa để nhờ đức Phật trông nom, nuôi dưỡng “vía”, sau khi khoẻ mạnh, mười tám, đôi mươi lại xin chuộc ra… Trong những hoàn cảnh như vậy, Phật giáo đã giúp củng cố niềm tin để họ an tâm vượt qua những khó khăn, trở ngại của cuộc sống để vươn lên.
Ngày giỗ dòng họ tổ tiên, những gia đình không theo Phật giáo nhưng trong con cháu có người xuất gia đầu Phật, thì các tăng sĩ này cũng trở về thắp nhang, đọc kinh cầu siêu cho người thân. Có người vì không có con thừa tự, trước khi qua đời cũng đem tài sản của mình hiến cúng tại chùa, để khi chết nhà chùa lo phần mai táng, cúng quẩy thờ tự... có người già trước nay không theo đạo, không có con cháu nối dõi cũng xin vào chùa làm công quả cho đến ngày qua đời.
Giáo sư Trần Văn Giầu nói tại hội nghị đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại: “Tôi muốn cùng các bạn tuyên dương, nhất là trong hoàn cảnh lịch
sử hiện giờ khi khói nửa chiến tranh nổi lên trên 50 xứ thế giới với oán thù dân tộc và tôn giáo ngất trời, tôi muốn cùng các bạn tuyên dương các đạo đức Phật giáo mà Nitxơ ca ngợi một cách cảm động, chống tư tưởng phục thù, chống tư tưởng oán ghét, chống hằn học. Ở đây đạo đức Phật giáo tỏ ra đẹp quá, người quá, Phật quá” [10, tr. 1247].
Ở An Dương, có một số bậc chân tu đạo hạnh xuất thân từ các ngôi cổ tự. Họ có một quá trình đào luyện khổ hạnh lâu dài về đạo pháp. Cuộc sống của họ đã ảnh hưởng khá rõ trong đời sống của người An Dương như ăn chay, cúng lễ vào những ngày sóc vọng. Phật giáo khuyến khích Phật tâm phát tâm ăn chay từ một đến nhiều ngày trong tháng để thân và tâm được lành mạnh trong sáng, ăn chay để nuôi dưỡng tình thương yêu đối với muôn loài, là sự biểu hiện hạnh nguyện cứu độ chúng sinh và cũng là cách sống theo niềm tin lời nguyện và làm điều tốt lành. Đối với rất nhiều người dân An Dương, ngày ăn chay trong tháng đã trở thành một nếp sống. Họ quan niệm ăn chay để cho tâm, thân được trong sạch, thanh tịnh, ăn chay là sự nhắc nhở cho họ hướng đến những điều thiện, tránh xa điều ác... Do yêu cầu của việc ăn chay mà ở An Dương, thức ăn chay được chế biến, nấu nướng tinh xảo. Thức ăn chay được bày bán ở chợ và được ăn nhiều trong những ngày mồng một, ngày rằm và nhất là trong những bữa ăn của phật tử và khách thập phương vào những ngày hội chùa.
Các phong tục của người An Dương cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo. Khi ốm đau, làm nhà mới người An Dương cũng thường mời "thầy" đến cầu an. Trong tang ma, giỗ chạp thường thỉnh "thầy" về tụng kinh cầu siêu. Người An Dương rất chú trọng đến việc chăm lo phần hồn cho người quá cố. Nhiều gia đình ở An Dương thường cúng thân nhân đã qua đời ở chùa, cầu siêu ở chùa và cúng công đức cho nhà chùa.
Lễ Phật đản, lễ Vu Lan... đã trở thành ngày hội văn hoá, thu hút đông đảo Phật tử và quần chúng. Mỗi lần tham dự lễ hội là một lần thấy gắn bó hơn với cộng đồng, quê hương và dân tộc. Những ngày đại lễ Phật giáo như vậy là chất keo gắn bó những người Phật tử vùng quê này, nâng cao tình thương đồng loại và nảy sinh đức hi sinh, lòng vị tha, củng cố lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ.
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực thì với tư tưởng nhân sinh mang tính duy tâm chủ quan thần bí đã làm cho một bộ phận Phật tử không xuất phát từ hiện thực và hướng vào thực tiễn cuộc sống để giải quyết những vấn đề đặt ra, mà chỉ đi vào cái tâm cá nhân, hướng vào vòng luân hồi quả báo mà không hướng vào cải tạo hiện thực xã hội. Vì ở một góc độ nhất định, “Phật giáo đã tạo dựng thế giới quan hư vô, niềm tin không tưởng, đạo lý cốt nhục, hành vi thụ động bất lực trước thiên nhiên và xã hội trói buộc con người, làm lu mờ cá tính, cá nhân và sự phát triển nhân cách” [29, tr. 212]. Điều này đã và đang tác động tiêu cực đến quá trình xây dựng một đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh. Những ảnh hưởng đó thể hiện qua các khía cạnh chủ yếu sau đây:
Phật giáo đề cao thái quá tinh thần nhẫn nhịn - nhẫn nhịn Balamật. Đây là ý thức nhẫn nhịn theo kiểu chịu đựng và như thế vô hình đi đến chỗ cam chịu, an phận thủ thường, tính đấu tranh trực tiếp sẽ bị hạn chế. Không ít Phật tử ở An Dương đã tuân theo phép tu này nên đã nảy sinh tâm lý bằng lòng với những gì mà mình có, với những gì đã, đang đến với mình. Theo giáo lý nhà Phật thì phải nhẫn nhịn đến mức không ai có thể nhẫn nhịn được hơn thế thì mới là đại hùng; sự nhẫn nhịn như thế sẽ cảm hoá được người khác, cảm hoá được chúng sinh. Nhưng nhẫn nhịn đến tận cùng thì sẽ đạt được điều gì về hiện thực? Nhà Phật trả lời rằng: Chiến thắng được chính bản thân mình thì sẽ tạo ra được sức mạnh của cái tâm để cảm hoá chúng sinh. Trong điều kiện
kinh tế xã hội hiện nay ở An Dương cũng như nhiều nơi khác khi mà những mặt trái vẫn tồn diễn ra do vô tình và cả cố ý vi phạm đạo đức, pháp luật thì sự nhẫn nhịn đó e rằng không thể cảm hoá được. Hệ quả của phương thức sống theo sự nhẫn nhịn là sự cam chịu, là thủ tiêu đấu tranh trực tiếp chống những tiêu cực trong đời sống xã hội, triệt tiêu ý thức đấu tranh để vươn lên trong cuộc sống. Nhiều Phật tử ở An Dương đang nghĩ và sống theo cách đó nên có tư tưởng buông xuôi theo dòng chảy của bệnh tật, nghèo đói, lạc hậu… Họ cho rằng đó là mệnh, là số đã định, tại luân hồi của kiếp trước nên có cố vươn lên cũng không được vì vậy họ ỷ lại, thiếu ý chí vươn lên, dễ gục ngã trước những khó khăn.
Phật giáo cho rằng hạnh phúc là sự giải thoát, tức hạnh phúc là sự phù hợp với con đường giải thoát. Hạnh phúc là nơi cõi Niết bàn, nơi mà con người không còn đau khổ, không còn là bản thân mình nữa, không phải tranh giành, đua chen…, đây là hạnh phúc cao cả nhất, tuyệt vời nhất. Quan niệm như vậy thì hạnh phúc này chỉ là hạnh phúc hư ảo và có sự mâu thuẫn vì Phật giáo cho rằng nhẫn nhịn là anh hùng, vậy hạnh phúc là cái đạt được khi không còn là mình nữa, như thế quan niệm về cái riêng, cái chung, cái hiện thực và cái tâm lý ảo tưởng… không được rõ ràng. Hạnh phúc hiện thực không bao giờ thoát ly cái riêng của con người và xã hội hiện thực. Quan niệm để có hạnh phúc thì phải hướng thiện tránh ác nhưng sự hướng thiện đến mức thoát ly đời sống thực tế, đến mức không phản kháng trực tiếp đối với cái ác thì chẳng khác nào đồng loã cho cái ác tồn tại.
Một số người dân ở An Dương tin nhiều vào phương pháp tu của Phật giáo, nhất là niềm tin vào giới tu hành, coi hình ảnh của các nhà sư là rất thiêng liêng, đáng kính nên nhiều người thay vì chịu khó làm cho gia đình mình, cho bản thân mình được hạnh phúc thật sự với những lo toan cho vợ,
bỏ bê việc nhà. Như vậy, hạnh phúc thật sự và lao động, đấu tranh để có hạnh phúc thật sự lại bị coi nhẹ, trong khi thứ hạnh phúc mờ ảo mịt mù ở phía trước thì người ta lại cố theo đuổi. Thực tế này ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của một bộ phận người dân hiện nay. Hạnh phúc hiện thực phải bắt nguồn từ lao động sản xuất, từ sự không ngừng nỗ lực đấu tranh để cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo bản thân mình. Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn thì mới tạo ra được những giá trị vật chất và tinh thần để thoả mãn nhu cầu đời sống. Hạnh phúc cá nhân chỉ nằm trong hạnh phúc xã hội và ngược lại xã hội được hạnh phúc thì đó là môi trường, điều kiện cho hạnh phúc của mỗi cá nhân được phát triển toàn diện hơn.
Hoạt động thực tiễn không chỉ là cội nguồn của hạnh phúc bằng cách tạo ra của cải vật chất và tinh thần, mà nó còn là quá trình cải tạo, biến đổi thế giới khách quan và chính trong quá trình ấy lại không ngừng nảy sinh những nhu cầu cần phải giải quyết… Cứ như vậy, hoạt động thực tiễn của con người luôn được kích thích với sự sáng tạo không ngừng, đó cũng chính là quá trình con người trong vô vàn mối liên hệ làm cho xã hội đạt tới hạnh phúc. Đối chiếu quan điểm này với quan điểm và cách thức để đạt được hạnh phúc của Phật giáo sẽ thấy ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo tới quan niệm, phương thức nhằm có được hạnh phúc của người dân An Dương.
Về niềm tin trong Phật giáo “Có sự pha trộn chất hư vô chủ nghĩa, nặng về tin tưởng ở quyền năng và phép màu nhiệm của một vị siêu nhiên mà nhẹ về tin tưởng ở năng lực hoạt động của con người, nếp sống thì khổ hạnh và không tránh khỏi nương theo những nghi lễ thần bí” [29, tr. 229]. Một thực tế cho thấy ở An Dương là nhiều Phật tử truyền giảng cho nhau nghe và cho người mới vào (quy) về sự kỳ vĩ của Phật tổ, cho đây là con người đại hùng, đại bi vì đã thắng được cả ma vương, thắng nhu cầu nhục dục của bản thân mình. Những nghi lễ cúng bái trong hệ thống thờ tự rất huyền bí, vào bất cứ
chùa nào ở An Dương cũng thấy nhiều tranh, ảnh, tượng phật, nhiều ban thờ… với đầy những nghi lễ phong phú, cầu kỳ; người dân An Dương đến chùa cầu may, cầu phúc lộc, thậm chí cầu con. Như vậy là vai trò đối với bản thân, gia đình và xã hội của một bộ phận Phật tử An Dương bị phủ nhận vì một thế giới quan ảo, họ lấy cửa Phật làm nơi nương náu, chạy chốn thực tại mà không đối mặt đấu tranh với những vấn đề thực tế trong cuộc sống xã hội; bi quan với những khó khăn ở phía trước, từ đó dẫn đến tư tưởng trì trệ, bảo thủ, tự ti.
Từ niềm tin nên thờ cúng, lễ bái mà nạn "buôn thần bán thánh" đang diễn ra ở một số khu vực. Lợi dụng niềm tin của những người dân mà một số nhà tu hành không chân chính, không tu vì đạo, vì đời mà vì lý do như cơ nhỡ, trốn tránh thực tại rồi đi vào nương nhờ cửa Phật coi đó như một nghề để tồn tại, có những người còn nhân danh người của nhà Phật để loè bịp, hạch sách tín đồ. Có không ít nhà sư đi tu mà không hiểu đúng về đạo mà bản thân mình theo, họ làm những việc trái với đạo lý. Chính một số nhà sư cũng phải đồng ý rằng: “Có kẻ mượn Phật làm danh, cũng ngày đêm hai buổi công phu thọ trì, sóc vọng, cũng sám hối như ai, nhưng lại thủ dị cầu kỳ, học thêm bùa ngải; luyện roi thần, làm bạn với thiên linh cái, đồng nhi, khi ông lên, lúc bà xuống, ngáp ngắn, ngáp dài, thu phù niệm chú, gọi là cứu nhân độ thế, nhưng thực ra là lợi dụng lòng mê muội của thiện nam tín nữ, mở rộng túi tham vơ vét cho sạch sành sanh. Than ôi! Họ phải ma vương sao mà làm chuyện trò cười cho ngoại đạo? Vậy mà cũng lên mặt trụ trì. Hiện trạng như thế bảo sao chẳng suy đồi, làm tấm bia cho các nhà duy vật mỉa mai” [28, tr. 150].
Hiện trạng này cũng có một phần nguyên nhân từ niềm tin quá mức của một số Phật tử. Họ chỉ tin vào mầu áo nâu sòng, tin vào người cầm gậy xà ích…mà đã vội thiêng hoá ngay, cho đấy là đấng siêu việt, đấng liên lạc giúp
tôn vinh tài năng, đức độ của đức Phật đã bị thay vào đó là sự cúng khấn xin phúc đức, may mắn, giàu có, thậm chí cả xin cầu đẻ con trai…Sau hơn 2500 năm kẻ từ khi ra đời, Phật từ chỗ muốn giác ngộ chúng sinh để tự giải thoát