2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Lạc
Phân tích một số yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Lạc chi phối sự hình thành, phát triển hệ thống trồng trọt.
- Đánh giá điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thời tiết, đất đai, nguồn nước.
- Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội: Tình hình phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), các lĩnh vực xã hội (dân số, lao động, giáo dục, y tế, văn hóa), cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp (giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, vệ sinh môi trường), thị trường tiêu thụ nông sản phẩm, dịch vụ.
2.2.2. Hiện trạng hệ thống cây trồng huyện Yên Lạc
Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng ở huyện Yên Lạc, nhằm tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của hệ thống.
- Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chính trong hệ thống cây trồng của huyện.
- Cơ cấu các loại cây trồng, giống cây trồng.
- Tình hình sử dụng giống, phân bón, thuốc BVTV... - Các hệ thống cây trồng chính.
- Hiệu quả kinh tế của các cây trồng, các hệ thống cây trồng: Tổng chi phí, tổng thu, thu nhập, lãi ...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 2.2.3. Mô hình thử nghiệm
Xây dựng các mô hình thử nghiệm thay thế giống, cây trồng trong các hệ thống cây trồng và đánh giá hiệu quả kinh tế.
- Mô hình 1: Thử nghiệm trồng giống đậu tương trong hệ thống cây trồng: Lúa Xuân - Lúa Mùa - Đậu tương Đông.
- Mô hình 2: Thử nghiệm giống Bí đỏ ở vụ Đông trong hệ thống cây trồng: Lúa Xuân - Lúa Mùa – Bí đỏ.
- Mô hình 3: Thử nghiệm mô hình Khoai tây trong hệ thống cây trồng: Lúa Xuân - Lúa Mùa – Khoai tây Đông.
2.2.4. Đề xuất và giải pháp thực hiện hệ thống cây trồng thích hợp.
- Đề xuất hệ thống cây trồng mới thích hợp với điều kiện của huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Giải pháp nhằm thực thiện hệ thống cây trồng thích hợp trên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.