Xuất hệ thống cây trồng huyện Yên Lạc đến năm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc (Trang 102)

- Mô hình 3: Thử nghiệm trồng giống Khoai tây trong hệ thống cây trồng: Lúa Xuân Lúa Mùa – Khoai tây Đông, trên đất 2 lúa 1 màu.

3 Đất chưa sử dụng 6,58 0,

3.4. xuất hệ thống cây trồng huyện Yên Lạc đến năm

3.4.1 Quan điểm đề xuất

Việc đề xuất các hệ thống cây trồng hợp lý được căn cứ vào những đánh giá về các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan, đồng thời cần căn cứ vào những đánh giá về hiện trạng của hệ thống cây trồng như đã trình bày ở phần trên. Chúng tôi có một số quan điểm đề xuất cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp huyện Yên Lạc như sau:

- Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Lạc lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010 - 2015 phấn đấu đến năm 2020 huyện Yên Lạc trở thành huyện công nghiệp. Nên trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 và những năm tiếp theo, tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá sẽ diễn ra nhanh. Diện tích đất nông nghiệp của huyện sẽ tiếp tục bị thu hẹp lại. Do vậy, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng mở rộng diện tích cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao nhằm khai thác tốt các điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai. Đồng thời sử dụng giống mới có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, tăng giá trị trên một

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 92 đơn vị diện tích đối với các công thức luân canh hiện tại được chấp nhận.

- Duy trì, ổn định diện tích canh tác lúa để đảm bảo an ninh lương thực và vai trò là vùng trọng điểm lúa của tỉnh. Phát huy lợi thế về nguồn nước thủy lợi để xây dựng các vùng chuyên canh lúa có năng suất, chất lượng cao, hình thành các vùng sản xuất tập trung, các mô hình cánh đồng mẫu lớn thuận lợi cho việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, đưa cơ giới vào sản xuất.

- Quy hoạch phát triển các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, từng bước xây dựng các mô hình khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng công nghệ biến đổi gen để nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản, hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp..

- Mở rộng thêm diện tích trồng các loại cây rau, củ, quả cho hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở giảm bớt một phần diện tích trồng lúa, ngô ở những vùng có điều kiện thuận lợi và tăng diện tích gieo trồng ở vụ Đông. Tiếp tục quy hoạch và xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

- Bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý trong sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, tăng độ phì cho đất, đảm bảo phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.

- Ngoài ra còn phải lựa chọn, điều chỉnh cơ cấu cây trồng theo khả năng kinh tế, trình độ sản xuất của các hộ nông dân đảm bảo sản xuất có hiệu quả và lựa chon theo sự biến động của thị trường, nhất là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn cho hiệu quả kinh tế cao.

- Dựa trên kết quả điều tra, phân tích, tính toán hiệu quả kinh tế các hệ thống cây trồng hiện trạng;

- Dựa vào kết quả của một số thử nghiệm một số giống cây trồng mới đặt trong hệ thống cây trồng mới thích hợp có hiệu quả kinh tế cao để đề xuất các mô hình cải tiến theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 93 3.4.2. Phương án chuyển đổi hệ thống cây trồng huyện Yên Lạc đến năm 2020

3.4.2.1. Lựa chọn các hệ thống cây trồng

Căn cứ vào điều kiện khí hậu, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ thâm canh của người dân, qua kết quả điều tra, phân tích chúng tôi đề xuất một số hệ thống cây trồng (kiểu sử dụng đất) phù hợp và có hiệu quả kinh tế

cao như sau:

-Trên diện tích đất trũng: (1) Lúa Xuân - Cá

- Trên đất vàn:

(6) Lúa Xuân – Lúa Mùa – Đậu tương Đông (7) Lúa Xuân – Lúa Mùa – Bí đỏ Đông (8) Lúa Xuân – Lúa Mùa – Khoai tây Đông (9) Lúa Xuân – Lúa Mùa – Rau Đông

- Trên đất vàn cao:

(12) Lạc Xuân - Đậu tương hè – Rau vụ Đông (14) Bí đỏ - Lúa Mùa - Ngô Đông

(15) Lúa Xuân - Cải hồng Công - Cà chua (16) Hành thơm - Hành thơm - Su hào (17) Súp lơ – Cải Hồng công – Bắp cải

(18) Dưa chuột - Dưa lê - Dưa lê - Trên đất bãi:

(22) Chuối

3.4.2.2 Chuyển đổi cơ cấu giống

Để đạt được mục tiêu về năng suất và sản lượng của các cây trồng thì việc áp dụng bộ giống mới phù hợp là rất quan trọng. Trên cơ sở kết quả điều tra cơ cấu giống trên địa bàn huyện kết hợp với kết quả các thử nghiệm chúng tôi đề xuất áp dụng bộ giống mới như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 94

TT Cây trồng Cơ cấu bộ giống mới

1 Lúa

50% lúa thuần (Q5, KD18, ...), 25% lúa lai (GS9, Syn6, TH3-3,...), 20% lúa chất lượng (HT1, VS1, RVT,…) và 5% lúa nếp. 2 Ngô 50% (NK4300, NK6654,...), 35% (LVN4, LVN99…), 15% (giống khác). 3 Đậu tương 40% (DT84, DT96, DT90), 40% ĐT26, 20% (ĐVN6, ĐT12…), 4 Lạc 50% Sen lai, 40% (L14, L8), 10% TB25,… 5 Khoai tây Atlantic, Diamant, Sinora...

6 Bí đỏ F1-868, Vino 07…

- Sản xuất lúa: Giảm cơ cấu các giống lúa thuần Q5, Khang dân, TBR-1 từ khoảng 80% xuống 50%. Mở rộng diện tích lúa lai lên 25% nhằm tăng năng suất, ưu tiên bố trí sản xuất trong vụ Xuân, sử dụng các giống lai: GS9, Syn6, TH3-3... phát triển diện tích lúa chất lượng lên 20-25%, nâng cao giá trị sản phẩm lúa gạo, sử dụng các giống: HT1, RVT, VS1, các giống nếp hàng hóa... Quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung, góp phần thuận lợi trong sản xuất: bảo vệ thực vật, thủy lợi.

- Sản xuất ngô: tập trung sản xuất ngô vụ Đông trên đất 2 vụ lúa, ngoài việc sản xuất bằng các giống ngô chăn nuôi để tăng năng suất ngô, cần chú ý sản xuất các giống ngô nếp, ngô ngọt cho thị trường thành phố Vĩnh Yên, Hà Nội. Chuyển đổi cơ cấu giống, sản xuất những giống ngô lai đơn cho năng suất cao: NK 4300, NK 6654, GS8, LVN 4,...

- Sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày: tập trung tại vùng đất bãi, vùng đất bạc màu, không chủ động nước tưới, sử dụng các giống: Lạc L14, L18, sen lai, đậu tương DT 84, DT 96, đưa giống đậu tương ĐT26 có thời gian sinh trưởng ngắn vào cơ cấu vụ Đông trên đất hai vụ lúa với ưu điểm kháng bệnh gỉ sắt, phấn trắng, chống đổ, năng suất khá.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 95 - Sản xuất rau: huyện có điều kiện thuận lợi phát triển cây rau: tập trung những loại cây rau cho hiệu quả kinh tế cao như: bí đỏ, dưa chuột, dưa lê, su hào, bắp cải, hành ... mở rộng diện tích cây bí đỏ, khoai tây vụ Đông, sử dụng các giống khoai tây: Atlantic, Sinora, Diamant..., Bí đỏ F1-868, Vino... Trong sản xuất rau cần quy vùng sản xuất tập trung, thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản hàng hóa, chú ý phát triển sản xuất rau theo

3.4.3. Một số giải pháp góp phần thực hiện phương án chuyển đổi hệ thống cây trồng

- Mở rộng và tìm kiếm thị trường: Khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp và tổ chức hợp tác xã của nông dân liên doanh, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ổn định cho nông dân. Cung cấp thông tin và hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá trong và ngoài tỉnh.

- Tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật: Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông nhằm chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới về cơ cấu giống, thời vụ, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc các loại giống cây trồng mới có giá trị kinh tế cao. Đẩy mạnh áp dụng công nghiệp hóa – hiện đại hóa vào sản xuất nông nghiệp.

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng: Đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như: đường giao thông nội đồng; hệ thống thủy lợi; nhà kho sơ chế, bảo quản… đảm bảo đáp ứng yêu cầu thâm canh tăng vụ, vận chuyển và sơ chế bảo quản hàng hóa nông sản.

- Giải pháp về vốn: Thực hiện tốt chính sách tín dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp, khuyến khích các hình thức tín chấp, thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ về tái cơ cấu ngành nông nghiệp như: Hỗ trợ giá giống các cây trồng mới có năng suất, chất lượng và giá trị thu nhập cao nhưng đòi hỏi chi phí cao để khuyến khích chuyển đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu giống theo hướng tiến bộ…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 96 - Hoàn thiện hệ thống chính sách, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp:

+ Tăng cường quản lý đất đai, khuyến khích quá trình dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất hình thành những cánh đồng mẫu lớn, đưa cơ giới hóa vào sản xuất.

+ Tạo cơ chế phù hợp nhằm thu hút các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho người dân, đồng thời cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp.

+ Có kế hoạch ưu tiên phát triển từng loại cây trồng cụ thể trong từng giai đoạn để có biện pháp điều phối, hỗ trợ kịp thời theo định hướng chuyển đổi, đầu tư kinh phí cho công tác khuyến nông, chuyển giao áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 97

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)