KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc (Trang 108 - 110)

- Mô hình 3: Thử nghiệm trồng giống Khoai tây trong hệ thống cây trồng: Lúa Xuân Lúa Mùa – Khoai tây Đông, trên đất 2 lúa 1 màu.

3 Đất chưa sử dụng 6,58 0,

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Kết luận

1. Yên Lạc có vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi thích hợp để phát triển nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và giao thương các sản phẩm nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện... phục vụ tốt cho phát triển nông nghiệp. Lực lượng lao động dồi dào, nông dân cần cù chịu khó, có trình độ thâm canh, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất các cây trồng vụ Đông, đặc biệt là việc mở rộng diện tích cây trồng vụ đông theo hướng sản xuất hàng hoá.

2. Hệ thống cây trồng chính trên địa bàn huyện tương đối phong phú. Cơ cấu diện tích các cây lúa, ngô chiếm 78,73 % tổng diện tích cây trồng hàng năm, diện tích các loại cây rau màu cho hiệu quả kinh tế cao chiếm tỷ lệ thấp, diện tích trồng cây vụ Đông ngày càng giảm. Việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ dịch hại chưa khoa học, hiện tượng lạm dụng phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật còn phổ biến trong sản xuất.

Trong 22 hệ thống cây trồng chính của huyện Yên Lạc, hệ thống cây trồng: Hành thơm – Hành thơm – Su hào có hiệu quả cao nhất, lãi 210,85 triệu đồng/ha. Hệ thống cây trồng: Ngô Xuân – Ngô Hè có hiệu quả thấp nhất, lãi 8,07 triệu đồng/ha.

3. Kết quả thử nghiệm các giống cây trồng mới trong các hệ thống cây trồng:

- Việc sử dụng giống đậu tương ĐT 26 thay thế giống DT 84 trong hệ thống cây trồng: Lúa Xuân – Lúa Mùa – Đậu tương Đông góp phần làm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, giá trị tăng thêm 4,35 triệu đồng/ha.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 98 - Mô hình thử nghiêm cây bí đỏ F1-868 vụ Đông trên đất 2 lúa – cây vụ Đông, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng ngô vụ Đông 18,53 triệu đồng/ha.

- Mô hình thử nghiệm giống khoai tây Atlantic thay thế giống Diamat trong vụ Đông trên đất 2 lúa – cây vụ Đông, cho hiệu quả kinh tế cao hơn 4,82 triệu đồng/ha.

2. Kiến nghị

1. Huyện cần triển khai đồng bộ các giải pháp giúp nông dân phát triển sản xuất trên cơ sở tiềm năng đất đai và kinh tế của vùng. Có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích gắn kết giữa nông dân với các nhà khoa học, các doanh nghiệp cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản.

2. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giống cây trồng, sử dụng các giống cây trồng có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất trong hệ thống cây trồng. Phối hợp các cơ quan nghiên cứu tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, thường xuyên thử nghiệm các giống cây trồng mới, có hiệu quả kinh tế cao và làm mô hình trình diễn để thuyết phục người nông dân tin tưởng áp dụng, để ngày càng hoàn thiện cơ cấu cây trồng nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho nông dân.

3. Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa khả năng phát triển hệ thống cây trồng hàng năm tại các vùng nhằm phát huy tốt hơn tiềm năng, lợi thế riêng của từng vùng trên địa bàn huyện Yên Lạc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 99

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc (Trang 108 - 110)