- Mô hình 3: Thử nghiệm trồng giống Khoai tây trong hệ thống cây trồng: Lúa Xuân Lúa Mùa – Khoai tây Đông, trên đất 2 lúa 1 màu.
3 Đất chưa sử dụng 6,58 0,
3.3. Kết quả nghiên cứu các mô hình thử nghiệm về giống, cây trồng mớ
ở một số hệ thống cây trồng.
3.3.1. Kết quả thử nghiệm mô hình trồng giống Đậu tương ĐT 26 vụ Đông trong hệ thống cây trồng: Lúa Xuân - Lúa Mùa - Đậu tương Đông
Đậu tương cũng là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, dễ trồng, đỡ tốn công, đầu tư thấp. Đầu ra sản phẩm ổn định, có khả năng bảo quản, dự trữ lâu ngày trong trường hợp giá thị trường đi xuống. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đưa giống Đậu tương trồng thử nghiệm tại xã Đại Tự trong hệ thống cây trồng: Lúa Xuân - Lúa Mùa - Đậu tương Đông. Nhằm so sánh hiệu quả kinh tế với giống Đậu tương DT 84 đang trồng.
Trong điều kiện chăm sóc như nhau, theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương, thấy được thời gian ra hoa kết quả tùy thuộc vào đặc tính của từng giống. Kết quả thể hiện ở bảng 3.16.
Bảng 3.16. Thời gian sinh trưởng và các chỉ tiêu sinh trưởng của các giống đậu tương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81
TT Chỉ tiêu Giống ĐT 26 Giố(ng DT84 Đ/C)
1 Ngày gieo 30/9 30/9
2 Thời gian từ gieo đến mọc (ngày) 4 4
3 Thời gian từ gieo đến ra hoa 5% (ngày) 35 32 4 Thời gian từ ra hoa đến chín (ngày) 53 53 5 Thời gian bắt đầu thu quả (ngày sau gieo) 92 89
6 Chiều cao thân chính (cm) 54,8 40,2
7 Chiều cao đóng quả (cm) 10,5 8,9
8 Số cành cấp 1 (cành/cây) 1,9 1,4
9 Số đốt hữu hiệu (đốt/thân) 13,0 7,8
Từ kết quả bảng trên cho thấy:
+ Thời gian từ mọc đến ra hoa: Ở cuối thời kỳ này cây đậu tương xảy ra quá trình phân hoá mầm hoa, do đó có thể nói đây là thời kỳ quyết định đến tổng số đốt, số cành, số lá trên cây, giống ĐT 26 (35 ngày) và DT 84 (32 ngày). + Thời gian từ ra hoa đến chín: Đây là thời kỳ quyết định số hoa, số quả và năng suất của đậu tương. Cả hai giống tham gia thử nghiệm có thời gian ra hoa đến chín tương đương nhau bằng 53 ngày.
+ Thời gian sinh trưởng của đậu tương quyết định việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, thời vụ và công thức luân canh hợp lý cho mỗi địa phương. Giống ĐT 26 có thời gian sinh trưởng dài hơn đối chứng DT 84 (3 ngày).
+ Chiều cao thân chính được tạo nên bởi số đốt trên thân chính, chiều dài của lóng. Chiều cao có liên quan rất nhiều đến khả năng chống đổ của cây. Giống ĐT 26 có chiều cao thân chính cao hơn giống đối chứng (14,6cm).
+ Chiều cao đóng quả: có ý nghĩa trong việc cơ giới hóa khi thu hoạch đậu tương. Chiều cao đóng quả cao sẽ thuận lợi cho thu hoạch bằng máy móc, giảm công lao động cho người nông dân. Giống ĐT 26 có chiều cao đóng quả cao hơn đối chứng (1,6 cm).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82 + Số cành cấp 1: là chỉ tiêu quan trọng, có liên quan mật thiết với năng suất. Giống có số cành cấp 1 cao thì số quả trên cây thường nhiều, do đó năng suất cao. Qua theo dõi, giống ĐT26 có số cành cấp 1 cao hơn đối chứng 0,5 cành.
+ Số đốt hữu hiệu trên thân chính: đây là một trong những chỉ tiêu có ý nghĩa với các yếu tố cấu thành năng suất đậu tương. Số đốt hữu hiệu càng nhiều thì khả năng mang quả trên cây càng lớn. Giống ĐT 26 có số đốt hữu hiệu đạt (13,0 đốt/thân) cao hơn đối chứng (7,8 đốt/thân).
Yếu tố cấu thành năng suất là những hợp phần rất quan trọng để tạo thành năng suất của cây và là cơ sở tạo nên năng suất của giống. Giá trị của chúng phụ thuộc vào bản chất di truyền của từng giống và điều kiện ngoại cảnh cũng như kỹ thuật canh tác. Các yếu tố cấu thành năng suất của đậu tương gồm: tổng số quả trên cây, tỷ lệ quả chắc, tỷ lệ quả 1 hạt, 2 hạt, 3 hạt, khối lượng 1000 hạt.
Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất của 2 giống đậu tương được trình bày ở bảng 3.17.
Bảng 3.17. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất các giống đậu tương
TT Chỉ tiêu Giống ĐT 26 Giống DT84 (Đ/C)
1 Số quả /cây (quả) 34,5 31,4
2 Số quả chắc/ cây (quả) 31,46 28,15
3 Tỷ lệ quả chắc (%) 91,2 89,6
4 Số quả 3 hạt/cây (quả) 7,09 5,34
5 Tỷ lệ quả 3 hạt (%) 22,55 18,98
6 Số hạt/quả (hạt) 2,32 2,16
7 P1000 hạt (g) 185 176
8 Năng suất lý thuyết (tạ/ ha) 47,26 37,46
9 Năng suất thực thu (tạ/ ha) 22,0 18,7
+ Tổng số quả /cây: là một trong những yếu tố cấu thành năng suất có ý nghĩa quyết định tới năng suất của cây và năng suất quần thể. Đây cũng là chỉ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83 tiêu phản ánh khả năng đậu quả của giống và số hoa hữu hiệu trên cây. Giống ĐT 26 (34,5 quả) cao hơn đối chứng (31,4 quả).
+ Tỷ lệ quả chắc: là yếu tố được quyết định vào giai đoạn quả mẩy nên phụ thuộc rất lớn vào khả năng tích lũy chất khô, vận chuyển vật chất về hạt của giống. Thường những giống có tỷ lệ quả chắc cao thì có tiềm năng năng suất cao. Giống ĐT 26 là có tỷ lệ quả chắc (91,2%), cao hơn đối chứng (89,6%).
+ Tỷ lệ quả 3 hạt: là các yếu tố liên quan đến năng suất, trong đó tỷ lệ quả 3 hạt có tương quan thuận với năng suất. Giống có tỷ lệ quả 3 hạt càng cao thì số hạt càng nhiều và khả năng cho năng suất càng cao. Giống ĐT 26 (22,55 %), cao hơn giống đối chứng (18,98%).
+ Khối lượng 1000 hạt: là chỉ tiêu rất quan trọng thể hiện đặc tính của mỗi giống, có liên quan đến đặc tính di truyền và ít bị biến đổi bởi điều kiện ngoại cảnh. Khối lượng 1000 hạt do độ lớn của hạt quyết định, giống có hạt to mẩy thì khối lượng 1000 hạt cao, đây là cơ sở quyết định đến năng suất của các giống. Khối lượng 1000 hạt của giống ĐT26 (185,0g) cao hơn giống đối chứng (176,0g).
* Năng suất thực thu: Năng suất thực thu là năng suất thực tế thu được trên đồng ruộng. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá, nhận xét một giống cây trồng hay một biện pháp kỹ thuật có phù hợp hay không. Đồng thời năng suất thực thu cũng là căn cứ để đánh giá khả năng thích ứng của một giống với một điều kiện sinh thái của vùng nhất định. Năng suất thực thu cao là mục tiêu của tất cả các nghiên cứu về giống và biện pháp kỹ thuật canh tác. Giống ĐT 26 đạt 22,0 tạ/ha, cao hơn đối chứng 18,7 tạ/ha.
Để thêm căn cứ làm cơ sở khuyến cáo cho bà con nông dân, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của hai giống tham gia mô hình. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế được thể hiện qua bảng 3.18.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84
của các giống đậu tương tham gia mô hình.
TT Giống Tổng thu nhập (GR) (tr.đ/ha) Tổng chi (TVC) (tr.đ/ha) Lãi (RAVC) (tr.đ/ha) Hiđồệng vu quốản 1 1 DT 84 (Đ/c) 31,79 24,32 7,47 4,17 2 ĐT 26 36,38 24,57 11,81 4,62
Qua bảng cho thấy:
- Tổng thu nhập, tổng chi phí, lãi của giống đậu tương ĐT 26 đều cao hơn giống DT 84. Do giống đậu tương ĐT 26 có năng suất cao hơn nên có cho lãi cao hơn giống DT84 (4,35 triệu đồng/ha).
- Hiệu quả một đồng vốn của mô hình trồng đậu tương ĐT26 cao hơn mô hình trồng đậu tương DT84 là 0,45 đồng, tương đương với mức tăng 110,89%.
Nhận xét: Giống đậu tương ĐT 26 có chiều cao thân chính, chiều cao đóng quả, số lượng hoa nhiều, tỷ lệ quả chắc nhiều nên cho năng suất cao. Mẫu mã quả đẹp, giá bán cao dẫn tới hiệu quả kinh tế cao hơn giống đậu tương DT 84. Chính vì vậy, trong những năm tới khuyến cáo người nông dân chọn giống đậu tương ĐT 26 thay cho giống đậu tương DT 84 trong công thức luân canh: Lúa Xuân - Lúa Mùa – Đậu tương Đông.
3.3.2. Kết quả thử nghiệm mô hình trồng giống bí đỏ F1-868 trong vụ Đông, trong hệ thống cây trồng: Lúa Xuân – Lúa Mùa – Bí đỏ.
Nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Để mở rộng thêm diện tích gieo trồng cây rau, giảm bớt diện tích cây ngô, chúng tôi tiến hành thử nghiệm mô hình trồng giống bí đỏ F1 – 868 trong vụ Đông, qua thời gian thực hiện, đã cho một số kết quả sau.
Bảng 3.19. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống bí đỏ F1-868
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85
TT Các chỉ tiêu theo dõi Kết quả theo dõi
1 Ngày gieo 20/9/2013
2 Ngày bắt đầu ra hoa 24/10/2013
3 Ngày thu hoạch 10/12/2013
4 Số cây/ha (cây/ha) 7.500,00
5 Số quả TB/cây (quả/cây) 2,6
6 Khối lượng quả TB (kg/quả) 0,75
7 Năng suất (tạ/ha) 146,3
Qua bảng cho thấy:
Thời gian sinh trưởng của giống bí đỏ F1- 868 là 90-110 ngày (tương đương với thời gian sinh trưởng của cây ngô). Mật độ trồng 7.500 cây/ha. Số quả trung bình trên một cây là 2,60 quả, khối lượng trung bình của một quả là 0,75 kg/quả. Năng suất đạt được 146,3 tạ/ha.
Để làm căn cứ so sánh và để có thể giúp người nông dân lựa chọn giống bí đỏ F1-868 hay trồng ngô, tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế và lấy giống ngô LVN4 là giống để so sánh. Kết quả thể hiện trong bảng 3.20.
Bảng 3.20. Hiệu quả kinh tế của và hiệu quả một đồng vốn của các cây trồng tham gia mô hình
TT Giống nhTổậng thu p (GR) (tr.đ/ha) Tổng chi (TVC) (tr.đ/ha) Lãi (RAVC) (tr.đ/ha) Hiđồệng vu quốản 1 1 Ngô LVN4 35,63 32,39 3,24 2,74 2 Bí đỏ F1 - 868 58,52 36,75 21,77 4,02
Qua bảng cho thấy:
Mô hình trồng bí đỏ F1-868 cho tổng thu nhập cao hơn so với mô hình trồng ngô LVN4 là 22,90 triệu đồng/ha.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86 Tổng chi phí mô hình trồng bí đỏ F1-868 cao hơn mô hình trồng ngô LVN4 là 4,37 triệu đồng/ha. Nhưng lãi đem về từ mô hình trồng bí đỏ lại cao hơn trồng ngô là 18,53 triệu đồng/ha.
Nhận xét: Từ những phân tích trên cho ta thấy cây bí đỏ F1-868 cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng ngô. Chính vì vậy, khuyến cáo trong những năm tới, bà con nông nên lựa chọn cây bí đỏ F1-868 vào sản xuất vụ Đông. Có thể từng bước mở rộng diện tích trồng bí đỏ và thu hẹp dần diện tích trồng cây ngô để đem về lợi nhuận cao hơn trong sản xuất nông nghiệp.
3.3.3. Kết quả thử nghiệm mô hình trồng giống Khoai tây Atlantic trong vụ đông trong hệ thống cây trồng: Lúa Xuân – Lúa Mùa – Khoai tây Đông.
Khoai tây là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng, phát triển tương đối ngắn (85-89 ngày), thích hợp cho việc bố trí vụ đông trên đất 2 lúa nhằm mục đích rải vụ, đồng thời phù hợp với trân đất, tập quán canh tác của người dân, mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho nên đây là cây trồng phù hợp để phát triển.
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm mô hình giống khoai tây Atlantic, đây là giống khoai tây Đức nhập nội. Mô hình đối chứng là giống Diamat vụ Đông 2013 được nông dân trồng phổ biến trên địa bàn huyện.
Kết quả thử nghiệm mô hình được thể hiện qua bảng 3.21.
Bảng 3.21. Chỉ tiêu sinh trưởng, yếu tố cấu thành năng suất các giống khoai tây
TT Chỉ tiêu Atlantic Giống Giống Diamat (
Đ/C)
1 Thời gian sinh trưởng (ngày) 91 89
2 Chiều cao cây cuối cùng (cm) 53,6 50,9
3 Số thân trung bình/khóm (thân) 3,7 3,2
4 Số củ/khóm (củ) 6,7 7,2
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87
6 Tỷ lệ khoai thương phẩm 88,7 82,4
7 Năng suất lý thuyết (tạ/ha) 175,27 168,48
8 Năng suất thực thu (tạ/ha) 143,6 136,2
Qua bảng trên cho thấy:
+ Thời gian sinh trưởng của 2 giống không sai khác nhau nhiều, do vậy giống tham gia thử nghiệm có thể trồng ở vụ Đông mà không ảnh hưởng lớn đến việc bố trí thời vụ tiếp theo.
+Chiều cao cây: Chiều cao cây 2 giống dao động từ 50,9 cm – 53,6cm, giống Atlantic có chiều cao cao hơn giống Diamat 2,7 cm.
+ Số thân trung bình/khóm: Số thân chính/khóm là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, giống có số thân chính/khóm cao thì khả năng cho năng suất cũng cao. Giống Atlantic có số than chính trung bình/khóm đạt 3,7 thân/khóm, cao hơn giống Diamat 3,2 thân/khóm
+ Số củ/khóm, khối lượng trung bình củ: Hai giống tham gia thử nghiệm có số củ dao động từ 6,7 – 7,2 củ/khóm, giống Atlantic đạt 6,7 củ, thấp hơn giống Diamat 7,2 củ. Tuy nhiên giống Atlantic lại có khối lượng củ, tỷ lệ khoai thương phẩm lớn hơn giống Diamat.
+ Năng suất: Giống Atlantic có năng suất lý thuyết đạt 175,27 tạ/ha, cao hơn giống Diamat 168,48 tạ/ha. Thu hoạch thực tế cho thấy, giống Atlantic cho năng suất cao hơn giống Diamat 7,4 tạ/ha.
Phân tích hiệu quả kinh tế giữa 2 giống khoai tây trên theo các chỉ tiêu: Tổng thu nhập, chi phí vật chất, thu nhập thuần, hiệu quả 1 đồng vốn. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.22. Bảng 3.22. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả một đồng vốn của các giống khoai tây. TT Giống Tổng thu nhập (GR) (tr.đ/ha) Tổng chi (TVC) (tr.đ/ha) Lãi (RAVC) (tr.đ/ha) Hiđồệng vu quốản 1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88
1 Diamat (Đ/C) 108,96 78,79 30,18 2,94
2 Atlantic 114,88 79,89 35,00 3,01
Qua bảng trên cho thấy:
- Tổng thu nhập, tổng chi của giống khoai tây Atlantic cao hơn so với giống đối chứng Diamat. Giống Atlantic cho lãi cao hơn 4,82 triệu đồng/ha, hiệu quả một đồng vốn cũng cao hơn đối chứng Diamat.
Nhận xét: Từ những phân tích ở trên cho thấy, giống khoai tây Atlantic đưa vào mô hình thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao hơn giống Diamat trong cùng một điều kiện canh tác. Như vậy, có thể từng bước phát triển và mở rộng diện tích sản xuất giống khoai tây Atlantic trên địa bàn huyện Yên Lạc.
3.3.4. So sánh hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng cũ và mới trong mô hình thử nghiệm.
3.3.4.1. So sánh hiệu quả kinh tế khi sử dụng giống cây trồng mới trong hệ thống cây trồng: Lúa Xuân – Lúa Mùa – Đậu tương Đông
Từ kết quả thử nghiệm các giống cây trồng mới trong vụ Đông năm 2013, chúng tôi tiến hành so sánh hệ thống cây trồng cũ và mới trên phương pháp tính tỷ trọng chênh lệch thu nhập và chênh lệch chi phí (MBCR)
Bảng 3.23. So sánh hiệu quả kinh tế giữa hệ thống cây trồng cũ và mới trong hệ thống cây trồng: Lúa Xuân – Lúa Mùa – Đậu tương Đông
TT Hệ thống cây trồng Tổng thu nhập (GR) (tr.đ/ha) Tổng chi (TVC) (tr.đ/ha) Lãi (RAVC) (tr.đ/ha) Hiệu quả 1 đồng vốn MB CR 1
Lúa Xuân - Lúa Mùa – Đậu
tương DT84 Đông (Đ/C) 133,73 106,74 26,99 3,34
2
Lúa Xuân - Lúa Mùa – Đậu
tương ĐT26 Đông 138,32 106,99 31,34 3,43 18,81
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 89 - Ở công thức luân canh số 1 có tổng thu là 133,73 triệu đồng/ha, tổng chi phí là 106,74 triệu đồng/ha. Sau khi trừ hết chi phí nông dân thu lãi 26,99 triệu đồng/ha, hiệu quả một đồng chi phí đạt 3,34 lần. Đây là công thức dùng để so sánh với công thức đưa giống đậu tương ĐT26 vào sản xuất trồng thử nghiệm.