2.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập thông tin thứ cấp về khí hậu, hiện trạng sử dụng đất, dân số, lao động, các số liệu kinh tế - xã hội khác, diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng... từ các cơ quan, đơn vị liên quan ở tỉnh, huyện như: UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh, UBND huyện Yên Lạc, phòng Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Thống kê, phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng Tài chính - kế hoạch huyện…
2.3.2. Phương pháp chọn điểm
Căn cứ vào quy hoạch phát triển nông nghiệp, huyện Yên Lạc được chia làm 3 vùng, các xã trong vùng có điều kiện về đất đai, hệ thống cơ sở hạ tầng, tập quán canh tác của nông dân tương đối giống nhau gồm:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 - Vùng phía Bắc huyện đất có độ phì trung bình, thuộc địa bàn các xã Đồng Văn, Tề Lỗ, Trung Nguyên, Bình Định, Đồng Cương, một phần thị trấn Yên Lạc.
- Vùng đất Giữa, đất tốt chủ động tưới tiêu, thuộc địa bàn các xã: Yên Đồng, Tam Hồng, Yên Phương, Liên Châu, Nguyệt Đức, Văn Tiến và 1 phần thị trấn Yên Lạc.
- Vùng đất bãi, diện tích ngoài đê Bối chưa có công trình tưới phục vụ sản xuất, khó khăn về thuỷ lợi, nguồn nước tưới chủ yếu dựa vào nước mưa, diện tích trong đê Bối đã có hệ thống thủy lợi tương đối hoàn thiện, đất đai phì nhiêu, thuộc địa bàn các xã: Đại Tự, Liên Châu, Hồng Châu, Trung Kiên, Trung Hà.
2.3.3. Phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia của người dân.
- Thu thập thông tin bằng phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn nhanh ở ba xã được chọn Trung Nguyên, Tam Hồng và Đại Tự.
- Mỗi xã tiến hành điều tra 30 hộ nông dân.
- Nội dung điều tra: Điều kiện kinh tế hộ, diện tích, năng suất, hệ thống cây trồng hiện trạng, công thức luân canh, giống, đầu tư cho các cây trồng chính của hộ, các biện pháp kỹ thuật áp dụng.
2.3.4. Các mô hình thử nghiệm