Hiện trạng hệ thống cây trồng huyện Yên Lạc

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc (Trang 70)

- Mô hình 3: Thử nghiệm trồng giống Khoai tây trong hệ thống cây trồng: Lúa Xuân Lúa Mùa – Khoai tây Đông, trên đất 2 lúa 1 màu.

3 Đất chưa sử dụng 6,58 0,

3.2. Hiện trạng hệ thống cây trồng huyện Yên Lạc

3.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính qua các năm - Cây lương thực:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 + Cây lúa: Diện tích gieo trồng lúa toàn huyện năm 2013 đạt 9027,70 ha chiếm tới 55,40% diện tích gieo trồng cây hàng năm. Năng suất lúa tăng từ 57,1 tạ/ha năm 2004 lên 61,7 tạ/ha năm 2013. Năng suất lúa tăng lên là do thực hiện tốt công tác đầu tư, bố trí cơ cấu giống, thời vụ gieo trồng và áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật như đầu tư giống mới, bón phân, phòng trừ sâu bệnh... Riêng vụ Mùa năm 2012 và 2013 bị ảnh hưởng mưa bão gây úng ngập cuối vụ làm thiệt hại mất trắng, giảm năng suất, sản lượng lúa của huyện.

+ Cây ngô: Diện tích ngô qua các năm có nhiều biến động, đến năm 2013 vẫn duy trì được 2.988,5 ha. Năng suất ngô tăng nhanh từ 41,87 tạ/ha năm 2004 lên 48,49 tạ/ha năm 2013 do đưa dần giống ngô lai có tiềm năng năng suất cao vào sản xuất, diện tích ngô lai của huyện chiếm 98%.

+ Cây khoai lang: Diện tích khoai lang có xu hướng giảm, diện tích giảm từ 429,00 ha năm 2004 xuống còn 300 ha năm 2013.

Diễn biến về diện tích, năng suất và sản lượng của một số cây trồng chính trên địa bàn huyện Yên Lạc được thể hiện trong bảng 3.7.

Bảng 3.7. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính qua các năm huyện Yên Lạc

TT Cây trồng Chỉ tiêu 2004 2009 2010 2011 2012 2013 1 Lúa DT (ha) 9489,00 9121,00 8975,57 8912,00 9057,00 9027,70 NS (tạ/ha) 57,10 63,07 62,73 65,70 59,80 61,70 SL (tấn) 54183,14 57526,15 56303,75 58551,84 54160,86 55700,91 2 Ngô DT (ha) 3208,00 1645,00 3840,34 3616,00 2786,00 2988,50 NS (tạ/ha) 41,87 44,20 47,00 47,96 43,74 48,49 SL (tấn) 13431,25 7270,90 18049,60 17342,34 12185,96 14491,24 3 Khoai lang DT (ha) 429,00 18,00 347,80 308,00 222,40 300,00 NS (tạ/ha) 107,16 78,61 120,03 96,98 123,88 144,31

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61 SL (tấn) 4597,16 141,50 4174,64 2986,98 2755,09 4329,30 4 Lạc DT (ha) 459,00 499,00 367,26 470,00 414,50 368,20 NS (tạ/ha) 19,00 23,30 25,24 26,46 27,49 27,13 SL (tấn) 872,10 1162,67 926,96 1243,62 1139,46 998,93 5 Đậtươu ng DT (ha) 1491,00 645,00 2000,00 1622,00 952,80 1122,00 NS (tạ/ha) 15,49 16,31 18,68 21,90 18,27 18,68 SL (tấn) 2309,56 1052,00 3736,00 3552,18 1740,77 2095,90 6 Rau các loại DT (ha) 860,00 356,00 670,08 735,00 772,70 1030,60 NS (tạ/ha) 150,59 165,96 187,88 219,17 218,32 225,89 SL (tấn) 12950,74 5908,18 12589,46 16109,00 16869,59 23280,22 (Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Yên Lạc)

- Nhóm cây họ đậu:

+ Cây lạc: Năm 2004 diện tích trồng 459,00 ha, sản lượng đạt 872,10 tấn; năm 2013 diện tích trồng đạt 368,2 ha, sản lượng đạt 998,93 tấn. Năng suất lạc tăng nhanh qua các năm, từ 19,00 tạ/ha năm 2004 lên 27,13 tạ/ha năm 2013. Cây lạc là cây rất phù hợp với đồng đất không chủ động được nguồn nước của huyện Yên Lạc.

+ Cây đậu tương: Đậu tương chủ yếu được trồng trong vụ Đông, được mở rộng diện tích trên đất chuyên lúa, không cạnh tranh về đất với các cây trồng khác, vừa mang lại hiệu quả kinh tế lại vừa có khả năng cải tạo đất. Năm 2004 diện tích đậu tương đạt 1.491,00 ha; sản lượng 2309,56 tấn. Đến năm 2013 diện tích đậu tương giảm xuống còn 1.122,00 ha, sản lượng đạt 2.095,90 tấn.

- Nhóm cây rau:

Diện tích rau có xu hướng tăng dần qua các năm vì đây là nhóm cây cho hiệu quả kinh tế cao, năm 2004 diện tích 860,00 ha, đến năm 2013 diện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 tích đạt 1.030,6 ha. Sản lượng rau các loại năm 2004 đạt 12.950,74 tấn, năm 2013 đạt 23.280,22 tấn. Năng suất rau các loại tăng lên theo các năm, từ 150,59 tạ/ha năm 2004 lên 225,89 tạ/ha 2013. Cây rau được trồng tập trung ở một số xã như Đại Tự, Trung Nguyên, Hồng Phương, thị trấn Yên Lạc...

Hiện huyện Yên Lạc đã quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn với tổng diện tích 337 ha thuộc địa bàn của 10 xã, thị trấn: Đồng Văn, Trung Nguyên, Đồng Cương, Bình Định, thị trấn Yên Lạc, Tam Hồng, Đại Tự, Hồng Châu, Hồng Phương, Văn Tiến.

Nhìn chung, trong cơ cấu cây trồng hàng năm của huyện Yên Lạc thì cây lúa, ngô vẫn chiếm diện tích chủ lực. Năm 2013 diện tích cây lúa chiếm 59,15% tổng diện tích gieo trồng, diện tích cây ngô chiếm 19,58%. Cây rau là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao nhưng diện tích vẫn ít, năm 2013 diện tích gieo trồng cây rau là 1.030,60 ha, chỉ chiếm 6,75% tổng diện tích gieo trồng cả năm. Năng suất các loại cây trồng trong huyện tương đối ổn định và cao nhất nhì tỉnh Vĩnh Phúc, năng suất lúa luôn dẫn đầu toàn tỉnh.

3.2.2. Cơ cấu cây trồng vụ Xuân năm 2013

Vụ Xuân năm 2013 huyện Yên Lạc, tổng diện tích gieo trồng 6394.04 ha, đạt 104,1 % kế hoạch, tăng 1,16 % so cùng kỳ (73,6 ha). Cơ cấu cây trồng đã có xu hướng chuyển dịch tích cực theo hướng tăng năng suất và giá trị trên đơn vị diện tích.

Cơ cấu cây trồng chính vụ Xuân 2013 trên địa bàn huyện Yên Lạc được thể hiện trong bảng 3.8. Bảng 3.8. Cơ cấu cây trồng vụ Xuân năm 2013 TT Cây trồng Diệ(ha) n tích C(%) ơ cấu Năng suất (tạ/ha) Giống chủ lực 1 Lúa Xuân 4.689,96 73,35 67,87 KD18, Q5, TBR-1, HT1, GS9, nếp, Xi23, X21

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63

2 Ngô 796,36 12,45 49,45 LVN4, NK4300, NK6654 3 Đậu tương 22,00 0,34 18,67 DT84, DT96, ĐT26 4 Lạc 287,70 4,50 28,29 Sen lai, L14, TB25

5 Rau các loại 355,91 5,57 211,00 Su hào, bắp cải, suplơ, khoai tây, bí xanh, bí đỏ, cải ăn lá, hành, tỏi, rau gia vị...

6 Cỏ voi 34,50 0,54

7 Cây khác 207,61 3,25

Tổng 6.394,04 100,00

Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Yên Lạc

Lúa Xuân; 73,35 Lạc; 4,50 Cỏ voi; 0,54 Ngô; 12,45 Đậu tương; 0,34 Cây khác; 3,25 Rau các loại; 5,57 Hình 3.2. Cơ cấu cây trồng vụ Xuân năm 2013

Qua bảng 3.8. cho thấy:

- Về cây lúa: Tổng diện tích lúa vụ xuân gieo cấy đạt 4.689,96 ha. Diện tích lúa xuân muộn chiếm 90,1% diện tích lúa cả vụ. Điều này chứng tỏ diện tích lúa xuân muộn ngày được mở rộng, vì đây là trà cho năng suất cao nhất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 Trà lúa xuân sớm và xuân chính vụ chỉ tập trung ở vùng đất trũng, ven hồ, đầm. Theo báo cáo của phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, diện tích lúa thuần chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu giống (các giống KD18, Q5, TBR-1, Nếp 352, HT1) nhưng chủ yếu là giống lúa KD18 (chiếm 51,41%). Diện tích lúa chất lượng cao đạt 457,6 ha (chiếm 9,6%). Diện tích lúa lai chỉ chiếm 3,70% gồm các giống lúa lai Syn6, GS9. Năng suất lúa bình quân đạt 67,87 tạ/ha.

- Cây ngô: Được bố trí chủ yếu ở các chân đất cao, vùng bãi không chủ động nước ở các xã Đại Tự, Liên Châu, Hồng Châu, Hồng Phương, Trung Hà, Trung Kiên, Nguyệt Đức dọc theo triền sông Hồng. Diện tích gieo trồng ngô đạt 796,36 ha. Năng suất ngô trung bình đạt 49,45 tạ/ha. Giống chủ yếu LVN4, NK4300, NK6654.

- Cây đậu tương: Trồng ở chân đất cao khó nước, diện tích 22,00 ha, năng suất trung bình 18,67 tạ/ha.

- Đối với cây lạc: Bố trí chủ yếu ở đất màu thuộc các xã phía Bắc huyện gồm: Đồng Văn, Trung Nguyên, Đồng Cương, Bình Định, Tam Hồng…. Diện tích gieo trồng đạt 287,7 ha. Năng suất bình quân đạt 28,29 tạ/ha.

- Cây rau các loại: Diện tích rau đạt 355,91 ha. Năng suất bình quân 211,00 tạ/ha. Chủng loại rau rất đa dạng như: Cải ăn lá các loại, su hào, cải bắp, suplơ, bí đỏ, dưa chuột, hành tỏi…Chủ yếu được bố trí ở vùng đất màu chuyên canh chủ động tưới tiêu.

Cây rau đang trở thành thế mạnh trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhu cầu tiêu thụ rau an toàn ngày càng lớn, ngoài cung cấp cho thị trường tại chỗ, còn cung cấp cho các huyện, tỉnh lân cận như Hà Nội, Bắc Ninh. Tuy nhiên việc phát triển sản xuất rau chưa tương xứng với tiềm năng.

- Một số cây trồng khác như khoai lang, cây thức ăn gia súc, cỏ voi...diện tích đều tăng so với cùng kỳ. Cây cỏ voi chủ yếu được trồng tập trung ở xã Trung Nguyên, Đồng Văn, Đại Tự, Liên Châu, Hồng Châu, Trung Hà phục vụ cho chăn nuôi bò thịt và bò sữa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65 3.2.3. Cơ cấu cây trồng vụ Mùa năm 2013

- Do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết có nhiều diễn biến bất thường: Ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 5, số 6 và đợt mưa lớn (ngày 3 - 8/9/2013) gây mưa to trên diện rộng làm úng ngập mất trắng 330,15ha lúa, 90,25ha rau màu vụ Mùa, thời điểm lúa Mùa trỗ bông vào hạt gặp thời tiết mưa nhiều làm giảm năng suất, sản lượng lúa. Kết quả gieo trồng vụ Mùa được thể hiện qua bảng 3.9.

Bảng 3.9. Cơ cấu cây trồng vụ Mùa năm 2013 TT Cây trồng Diệ(ha) n tích C(%) ơ cấu Nsuăấng t (tạ/ha) Giống chủ lực 1 Lúa Mùa 4.337,80 83,56 55,03 KD18, Q5, TBR-1, HT1, nếp 2 Ngô 335,1 6,45 47 LVN4, NK4300, LVN99 3 Đậu tương 92,8 1,79 18,2 DT84, DT96, DT90 4 Lạc 47,16 0,91 22,84 Sen lai, L14 5 Rau các loại 184 3,54 239,47 Muống, cải ăn lá, hành, tỏi, dưa hấu, bầu, bí, mướp... 6 Cỏ voi 34 0,65 8 Cây khác 160,64 3,09 Tổng 5.191,50 100,00

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 Lúa Mùa; 83,56 Cỏ voi; 0,65Cây khác; 3,09 Lạc; 0,91 Rau các loại; 3,54 Đậu tương; 1,79 Ngô; 6,45 Hình 3.3. Cơ cấu cây trồng vụ Mùa năm 2013

Qua bảng 3.9 cho thấy: Tổng diện tích gieo trồng đạt 5.191,50 ha. Trong đó :

- Cây lúa: Diện tích đạt 4.337,80 ha, chiếm 83,56%, tập trung chủ yếu vào trà Mùa sớm (chiếm 97,20% diện tích lúa) tạo điều kiện tốt về mùa vụ để gieo trồng cây vụ Đông. Năng suất trung bình đạt 55,03 tạ/ha.

Về cơ cấu giống: Một số giống lúa được gieo trồng chủ yếu là: KD18, Q5, HT1, VS1, TBR-45… trong đó KD18: diện tích 2.565 ha (chiếm 59,1%), năng suất 55,2 tạ/ha; Q5: diện tích 904 ha (chiếm 20,8%), năng suất 55,9 tạ/ha; HT1: diện tích 217 ha (chiếm 5%), năng suất 54,2 tạ/ha; VS1: diện tích 130 ha (chiếm 3%), năng suất 54,6 tạ/ha; TBR-1: diện tích 135 ha (chiếm 3,1%), năng suất 59 tạ/ha; các giống khác như TBR-45, nếp, VD3, lúa lai…diện tích 386,8 ha (chiếm 8,9%).

- Cây ngô: Được trồng ở đất chuyên màu, diện tích đạt 335,1 ha, chiếm 6,45%. Năng suất trung bình đạt 47,00 tạ/ha, giống chủ yếu LVN4, NK4300, LVN99.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 - Cây đậu tương: Diện tích đạt 92,8 ha, chiếm 1,79%, năng suất đạt 18,20 tạ/ha, giống chủ yếu là DT84, DT96, DT90.

- Rau các loại (Muống, cải ăn lá, hành, tỏi, dưa hấu, bầu, bí, mướp...) diện tích đạt 184 ha, chiếm 3,54%. Năng suất đạt 239,47 tạ/ha.

Ngoài ra còn một số cây trồng khác như: Lạc, cỏ voi, khoai lang, ... nhưng diện tích không đáng kể, khoai lang được trồng để làm giống cho vụ Đông. 3.2.4. Cơ cấu cây trồng vụ Đông năm 2013

Diện tích trồng cây vụ Đông những năm gần đây có xu hướng ngày càng giảm do sản xuất nông nghiệp chịu tác động của thời tiết không thuận lợi, giá đầu vào liên tục tăng trong khi giá sản phẩm đầu ra không tăng, thậm trí có thời điểm giảm, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp nên người dân không muốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp mà chuyển sang các ngành nghề khác có thu nhập cao hơn. Kết quả sản xuất vụ đông năm 2013 toàn huyện được thể hiện trong bảng 3.10.

Bảng 3.10. Cơ cấu cây trồng vụĐông năm 2013 TT Cây trồng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Năng suất (tạ/ha) Giống chủ lực 1 Ngô 1.857,00 50,51 48,28 LVN4, NK4300, NK6654, LVN99, HN45, ngô nếp 2 Khoai lang 289,00 7,86 141,06 Hoàng long, K51

3 Đậu tương 1.007,20 27,39 18,73 DT84, DT96 4 Lạc 33,30 0,91 23,16 Sen lai, L14 5 Rau các loại 490,10 13,33 234,05 Su hào, bắp cải, suplơ, cà chua, khoai tây, bí xanh, bí

đỏ, cải ăn lá, hành, tỏi, rau gia vị...

Tổng 3.676,60 100,00

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 Ngô; 50,51 Lạc; 0,91 Khoai lang; 7,86 Đậu tương; 27,39 Rau các loại; 13,33 Hình 3.4. Cơ cấu cây trồng vụĐông 2013

Qua bảng 3.10 cho thấy: Tổng diện tích gieo trồng đạt 3.676,60 ha. Trong đó có các cây trồng chính sau:

- Cây ngô: Diện tích gieo trồng đạt 1.857,00 ha chiếm 50,51% diện tích cây vụ đông. Đây vẫn là cây chủ lực của vụ Đông, năng suất trung bình đạt 48,28 tạ/ha.

Các giống ngô NK4300, NK6654 phù hợp với đất chuyên màu vùng bãi, cho năng suất cao. Giống LVN4 được đưa vào sản xuất ở huyện Yên Lạc đã được nhiều năm, phù hợp trên nhiều chân đất, khả năng chống chịu khá với điều kiện bất thuận, năng suất ổn định, được trồng chủ yếu trên đất 2 lúa vùng trong đồng.

- Cây khoai lang: Diện tích gieo trồng 289,00 ha, tăng 35,7 % so cùng kỳ. Năng suất đạt 141,06 tạ/ha, giống chủ yếu là giống Hoàng Long, K51.

- Cây đậu tương: Diện tích gieo trồng đạt 1.007,20 ha, chiếm 27,39% diện tích cây vụ Đông. Năng suất trung bình 18,73 tạ/ha, giống chủ yếu là DT84, DT96.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69 - Cây lạc: Diện tích gieo trồng đạt 33,3 ha, chiếm 0,91% diện tích cả vụ, năng suất trung bình 23,16 tạ/ha, giống chủ yếu là Sen lai, L14. Cây lạc chủ yếu trồng để làm giống cho vụ Xuân năm sau nên diện tích thấp.

- Rau các loại: Diện tích gieo trồng đạt 490,10 ha, chiếm 13,33% diện tích cả vụ, năng suất trung bình 234,05 tạ/ha. Các loại rau chủ yếu là: Su hào, bắp cải, suplơ, cà chua, khoai tây, bí xanh, bí đỏ, cải ăn lá, hành, tỏi, rau gia vị... Hiện nay diện tích rau vụ Đông ngày càng được mở rộng do một số hộ dân mạnh dạn thuê, mượn ruộng bỏ trống của các hộ không trồng rau màu vụ Đông để sản xuất tập trung vào các cây có giá trị hàng hóa như bí đỏ, ớt, dưa… giúp tăng thu nhập.

3.2.5. Hiện trạng sử dụng giống cây trồng tại huyện Yên Lạc

Giống là yếu tố rất quan trọng quyết định trực tiếp đến năng suất của cây trồng, chất lượng nông sản và hiệu quả kinh tế của cả hệ thống cây trồng. Thời gian sinh trưởng và đặc điểm sinh vật học của mỗi loại giống liên quan chặt chẽ đến tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh: khí hậu, thời tiết, diễn biến tình hình dịch hại trên đồng ruộng… cũng như điều kiện sản xuất của nông hộ, nhu cầu của thị trường, liên quan đến việc bố trí công thức luân canh cây trồng, hiệu quả sản xuất. Bởi vậy chúng tôi tiến hành hiện trạng sử dụng giống cây trồng huyện Yên Lạc, kết quả như sau:

* Cơ cấu giống lúa: Cơ cấu giống lúa hiện đang sản xuất ở huyện Yên Lạc rất đa dạng về chủng loại, phong phú nguồn gốc, xuất xứ. Cụ thể:

- Các giống lúa Khang dân 18, Q5 vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu diện tích của huyện là 55,12% và 20,38%. Đây là hai giống đã được nông dân đưa vào sản xuất khá lâu trên địa bàn huyện, là giống thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, tập quán canh tác và cho năng suất ổn định qua nhiều năm. Tuy nhiên các giống này lại không mang tính hàng hóa, ít được thị trường chấp nhận, chủ yếu nông dân trồng để ăn hoặc dùng cho chăn nuôi. Do vậy về lâu dài, cần giảm bớt hoặc thay thế giống này bằng các giống lúa chất lượng cao để tiến tới sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho nông dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)