Hậu quả của việc vi phạm, nguyên nhân, bài học

Một phần của tài liệu Bản quyền sản phẩm và nhãn hiệu hàng hoá - vấn đề cần quan tâm khi xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài.doc (Trang 61 - 63)

3.1.Hậu quả.

Hiện nay trên thế giới việc buôn bán hàng giả vi phạm những quy định về bản quyền sản phẩm chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong thơng mại quốc tế, hiện tợng này diễn ra trên 80 nớc, nó xảy ra không chỉ ở một ngành kinh tế, một loại hoạt động thơng mại mà nó có ở tất cả các ngành kinh tế, từ nông nghiệp đến công nghiệp, từ sản xuất hàng hoá tiêu dùng đến sản xuất hàng hoá công nghệ cao. Hiện tợng này gây tổn hại cho toàn nền kinh tế thế giới, không chỉ cho doanh nghiệp, ngời sản xuất, chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá mà còn gây tổn hại tới cả ngời tiêu dùng, nhà nớc và xã hội.

3.1.1. Đôí với doanh nghiệp

Doanh nghiệp bị vi phạm phải gánh chịu hậu quả trực tiếp, trớc hết là thiệt hại về kinh tế. Việc sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng vi phạm nhãn hiệu chiếm tới 7% thơng mại quốc tế, điều này có nghĩa là hàng năm thơng mại quốc tế bị thiệt hại khoảng hơn 7% doanh thu (vì giá hàng giả rẻ hơn). Ngoài ra, vì chất lợng của hàng giả thờng thấp kém làm ảnh hởng đến uy tín của doanh nghiệp. Không chỉ nh vậy, doanh nghiệp còn bị tổn thất vì mất cơ hội kinh doanh, thời cơ kinh doanh. Doanh nghiệp không thể tiến hành đầu t vào sản phẩm này trên thị trờng đã mất nữa. Chẳng hạn, trờng hợp của công ty Trung Nguyên đã phải dừng các cuộc thơng thuyết với đối tác Mỹ. Bởi vì lúc đã bị mất thơng hiệu thì sản phẩm của chính công ty lại bị coi là hàng giả, vi phạm nhãn hiệu hàng hoá của bên đã đăng ký nhãn hiệu trớc. Hơn nữa, việc đăng ký nh vậy theo công ớc Paris và thoả ớc Madrid là không có gì sai nếu không xét tới mục đích, vì nhãn hiệu, kiểu dáng này cha đợc đăng ký tại nớc đó. Trong các trờng

hợp của các công ty Việt Nam nh thuốc lá Vinataba, cà phê Trung Nguyên, mì ăn liền Vifon…là đã không tự bảo vệ nhãn hiệu của mình, họ đã không kịp thời đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu hàng hoá trớc khi tiến hành xuất khẩu hàng hoá. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không muốn tiến hành nghiên cứu, phát triển sản phẩm vì nếu hễ cứ có sản phẩm mới của họ trên thị trờng là lập tức bị ăn cắp kiểu dáng, mẫu mã, bị làm hàng giả, hàng nhái.

Đối với các doanh nghiệp, nạn làm hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không những làm ảnh hởng đến doanh thu và lợi nhuận, mà còn ảnh hởng tới uy tín của doanh nghiệp mà ảnh hởng đến uy tín của doanh nghiệp là rất lớn. Giả sử thị trờng Hà Nội một ngày tiêu thụ 1000 chiếc bút bi nhãn “Thiên Long”, trong đó có 30% là nhãn hiệu giả. Nh vậy nếu loại trừ các nỗ lực quảng cáo… thì cứ một ngày Công ty Thiên Long mất đi 300 khách hàng do họ dùng hàng không có chất lợng mang nhãn hiệu này. Tình trạng này kéo dài thì Công ty sẽ dẫn đến phá sản.

Đối với trờng hợp bị ăn cắp nhãn hiệu sẽ xảy ra một tình trạn trớ trêu là hàng thật lại bị coi là giả và bị cấm nhập nếu không đợc sự đồng ý của ‘chủ sở hữu” của nhãn hiệu đó. Mất nhãn hiệu đồng nghĩa với mất thị trờng, mất đi cơ hội kinh doanh. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn phải chịu tốn kém và mất thời gian vào việc kiện tụng nhằm giành lại quyền sở hữu hợp pháp của mình. Mà chi phí thuê luật s nớc ngoài thờng rất cao, từ 250-300 USD/giờ, hơn nữa việc giành lại nhãn hiệu là khó khăn và lâu dài. Cũng có thể là nhờ nhãn hiệu tranh chấp mà trở nên nổi tiếng hơn, nhng trong khoảng thời gian đó, doanh nghiệp không thể tiến hành kinh doanh tại thị trờng bị mất nhãn hiệu đợc, nh vậy dự án kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị xáo trộn. Nếu không giành lại đợc quyền sở hữu nhãn hiệu thì coi nh việc nhập khẩu hàng hoá vào thị trờng nớc ngoài sẽ bị phụ thuộc vào ngời đăng ký trớc.

Các công ty nớc ngoài đăng ký nhãn hiệu đều nhằm mục đích trục lợi. Bởi chi phí mà công ty nớc ngoài bỏ ra để đăng ký nhãn hiệu thờng không cao (khoảng 1200-1500 USD), nhng đến khi chủ sở hữu thực sự đề nghị mua lại nhãn

hiệu thì giá lên tới từ 50.000 USD đến tới vài trăm ngàn USD tuỳ thuộc vào th- ơng lợng giữa hai bên15. Còn nếu công ty bị mất nhãn hiệu lại khắc phục bằng cách đổi một tên mới thì mất đi lợi thế ngời tiêu dùng đã quen với tên cũ và uy tín của nhãn hiệu cũ. Đa ra một nhãn hiệu mới nghĩa là phải làm lại từ đầu, từ việc làm quen với ngời tiêu dùng cho đến việc khẳng định chất lợng, tạo lòng tin của ngời tiêu dùng. Công việc này càng đòi hỏi chi phí cao và mất nhiều thời gian.

3.1.2.Đối với nhà nớc và xã hội

Việc buôn bán hàng giả vi phạm nhãn hiệu hàng hoá làm thu hẹp sản xuất của doanh nghiệp, do đó một bộ phận công nhân bị mất việc làm, hay nói cách khác, tỉ lệ thất nghiệp trong dân c tăng lên. Tuy nhiên, tình trạng này lại càng thúc đẩy việc làm trong khu vực làm hàng giả. Nghĩa là có một bộ phận ngời lao động tham gia vào việc sản xuất và làm hàng giả.Tất nhiên là giá trị lao động ở hai bộ phận lao động này là không giống nhau. Sản xuất hàng giả trên một phơng diện nào đó có thể coi là làm mất đi những công việc ổn định hơn để lấy những công việc mang tính tạm thời, bấp bênh hơn. Vì những cơ sở sản xuất hàng giả chủ yếu là làm ăn lén lút, điều kiện làm việc rất không tốt và công việc này luôn bị de doạ mất việc bất cứ lúc nào.

Ngoài ra, ta có thể thấy ngay một hệ quả là nhà nớc sẽ mất đi một khoản thu từ việc buôn bán trốn lậu thuế này. Thất thu từ khoản thuế mà đáng lẽ ra doanh nghiệp chủ sở hữu hợp pháp về sản phẩm đó nộp cho nhà nớc nếu không bị mất đị thị phần thị trờng của mình và vì việc làm hàng giả luôn phải lẩn tránh các cơ qua pháp luật để tồn tại chứ nói gì đến nộp thuế cho nhà nớc. Bên cạnh đó tình trạng làm hàng giả nhiều cho thấy rằng hệ thống pháp luật cha nghiêm minh, cha thật sự có hiệu quả hoặc vẫn còn nhiều thiếu sót, cha đầy đủ, hoàn thiện. Nh vậy, các nhà đầu t nớc ngoài khi nghiên cứu thị trờng để đầu t sẽ cảm thấy e ngại. Điều này sẽ gây thiệt hại rất nhiều cho sự phát triển của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Bản quyền sản phẩm và nhãn hiệu hàng hoá - vấn đề cần quan tâm khi xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài.doc (Trang 61 - 63)