Quản lý thiên ta

Một phần của tài liệu Chính sách của Mỹ đối với quá trình hiện thực hóa cộng đồng ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 61 - 62)

49 ASEAN Secretariat, Plan of Action to Implement the ASEAN-United States Enhanced Partnership 2011-2015, như đã dẫn

2.1.3.3Quản lý thiên ta

Trong nhiều năm trở lại đây, Mỹ luôn bày tỏ quan tâm và thúc đẩy hợp tác với ASEAN trong lĩnh vực quản lý thiên tai trong nhiều khuôn khổ khác nhau. Tại Hội nghị các Nhà Lãnh đạo ASEAN-Mỹ lần thứ nhất (Singapore, 11/2009), các Nhà lãnh đạo đã thống nhất hợp tác hơn nữa về quản lý thiên tai trên cơ sở các sáng kiến của hai bên. Trong các Hội nghị sau đó của các Nhà Lãnh đạo ASEAN – Mỹ, Mỹ luôn bày tỏ ủng hộ đối với các nỗ lực quản lý thiên tai và ứng phó khẩn cấp của ASEAN, thông qua ủng hộ triển khai Chương trình làm việc triển khai Hiệp định AADMER, hỗ trợ thành lập, vận hành và tăng cường năng lực cho Trung tâm AHA, cũng như đề xuất các sáng kiến cụ thể trong lĩnh vực này.

Cụ thể, một số kết quả đạt được như:Mỹ cử chuyên gia về quản lý thiên tai sang hỗ trợ công việc của BTK ASEAN, Ủy ban quản lý thiên tai ASEAN (ACDM), Trung tâm Điều phối và Hỗ trợ nhân đạo ASEAN (AHA).Thông qua ASEAN-US TAFF, Mỹ đã hỗ trợ rà soát Kế hoạch làm việc của ARF về giảm nhẹ thiên tai và cách thức phối hợp hoạt động liên quan giữa ACDM và ARF. Mỹ cũng đề xuất một số dự án như Hệ thống cung cấp hậu cần của Trung tâm AHA, dự án Đội Ứng phó, tìm kiếm và cứu nạn khẩn cấp chuyên trách ASEAN, hỗ trợ ASEAN xây dựng thành công Hệ thống Giám sát và Ứng phó thiên tai (DMRS), triển khai Hệ thống Chỉ huy tình huống (ICS) để hỗ trợ các nước trong xử lý các tình huống khẩn cấp khi thiên tai xảy đến ở nhiều quy mô khác nhau…Tại các phiên đối thoại mở giữa ACDM và các Đối tác đối thoại, Mỹ thường xuyên tham gia với tư cách là một trong những nước tham gia và hỗ trợ tích cực cho ASEAN. Ngoài ra, Mỹ cũng tích cực ủng hộ hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai trong các khuôn khổ khác như EAS, ARF, ADMM+.

Nhìn chung, Mỹ xem quản lý thiên tai là một trong những lĩnh vực ưu tiên hợp tác với ASEAN, và đã có nhiều ủng hộ và cam kết cụ thể. Mỹ đề xuất một số sáng kiến mới như Sáng kiến “Hiệp định Phản ứng nhanh” (RDR) hay “Các ưu tiên hỗ trợ nhân đạo/Cứu trợ thảm họa trong EAS”, tuy nhiên, do chứa đựng nhiều yếu tố nhạy

62

cảm, liên quan phối hợp và đưa các lực lượng quân sự vào các nước trong hỗ trợ nhân đạo, nên hiện chỉ được ASEAN ghi nhận.

Một phần của tài liệu Chính sách của Mỹ đối với quá trình hiện thực hóa cộng đồng ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 61 - 62)