18 Nguyễn Bá Hùng-Nguyễn Hồng Quang (2010), Chiều hướng chính sách đối ngoại của Mỹ đến 2020, Cục diện thế giới đến năm 2020, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.320. thế giới đến năm 2020, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.320.
32
làm sâu sắc hơn can dự của Mỹ. Mỹ sẽ phải coi trọng và tăng cường hơn nữa quan hệ với ASEAN nếu không muốn mất vai trò của mình trong các cơ chế hợp tác đa phương của khu vực. Mỹ có cam kết lâu dài đối với châu Á-Thái Bình Dương, và chính quyền Obama đã tăng cường sự tham gia của Mỹ trong toàn châu Á, xem đây là ưu tiên chiến lược trong chính sách đối ngoại của mình, và trụ cột trung tâm của chiến lược đó là hợp tác chặt chẽ với ASEAN, làm sâu sắc hơn sự gắn kết về kinh tế, chiến lược và giao lưu nhân dân giữa ASEAN và Mỹ19.
* Khung thời gian
Về bản chất, Mỹ chưa bao giờ bỏ rơi khu vực Đông Nam Á và ASEAN. Vì những ưu tiên chiến lược của mình, Mỹ dành nguồn lực của mình cho một số ưu tiên trước mắt ở một số khu vực khác trên thế giới và đôi lúc không chú ý đến tầm quan trọng của khu vực và một số nhân tố của khu vực đang nổi lên. Chỉ đến khi xuất hiện nguy cơ hiện hữu như nêu trên, sự chuyển dịch trọng tâm của nền chính trị và kinh tế quốc tế từ Tây sang Đông, thì Mỹ mới nhận ra điều cần làm tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và với ASEAN. Như vậy, chính sách của Mỹ đối với ASEAN là một bộ phận không tách rời trong chiến lược của Mỹ xoay trục sang châu Á.
Khung thời gian để triển khai chính sách này không được thể hiện chính xác trong văn kiện nào của Mỹ, tuy nhiên thông qua những Phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Clinton tại Honolulu, có thể hiểu khung thời gian này rõ ràng sẽ là toàn bộ thế kỷ 21, trong đó điểm khởi đầu là cuối thập niên thứ đầu tiên của thế kỷ 21, từ ngày đầu tiên khi Obama trở thành Tổng thống Mỹ20, trùng với thời điểm ASEAN chính thức bắt đầu xây dựng Cộng đồng ASEAN trên cơ sở pháp lý của Hiến chương ASEAN năm 2009.
* Mỹ và ASEAN phối hợp xây dựng Kế hoạch hành động triển khai quan hệ Đối tác Tăng cường ASEAN-Mỹ.