Về quan hệ đối ngoạ

Một phần của tài liệu Chính sách của Mỹ đối với quá trình hiện thực hóa cộng đồng ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 95 - 96)

78 Cách thức giải quyết xung đột (CR) là quá trình tham gia giải quyết một tranh chấp hoặc xung đột (khi đã diễn ra) thông qua việc tạo cơ hội cho các bên lắng nghe và đáp ứng các quan tâm và nhu cầu của nhau.

3.2.2.4 Về quan hệ đối ngoạ

- Ưu tiên thúc đẩy khuôn khổ hợp tác ASEAN+1 với 12 bên Đối thoại; tích cực thúc đẩy việc mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác nhiều mặt giữa ASEAN với các bên Đối thoại, nhất là về kinh tế-thương mại và giải quyết các vấn đề xuyên quốc gia. Với Trung Quốc, đẩy mạnh liên kết kinh tế và duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Với Mỹ, tranh thủ thu hút đầu tư, tiếp cận thị trường và công nghệ cao, tạo sự đan xen, gắn kết lợi ích của Mỹ với khu vực, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á. Với các đối tác khác,cần tranh thủ về kinh tế, hợp tác phát triển và xử lý các thách thức an ninh phi truyền thống.

- Thúc đẩy ASEAN duy trì quan hệ cân bằng với các nước lớn phù hợp với các lợi ích chung của ASEAN, giữ vai trò điều hòa lợi ích chính đáng của các nước lớn ở khu vực Đông Nam Á, tạo thế tập thể để hạn chế sức ép của các nước lớn trên một số vấn đề như dân chủ-nhân quyền và ở Biển Đông. Kiên trì giữ vững vai trò chủ đạo của

96

ASEAN trong các khuôn khổ hợp tác khu vực như ASEAN+3, EAS và ARF, nhằm bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.

- Riêng về Hợp tác Đông Á: tham gia tích cực theo phương châm: (i) Ưu tiên hình thành Cộng đồng ASEAN, làm cơ sở cho quá trình xây dựng Cộng đồng Đông Á trong tương lai xa; (ii) Bảo đảm vai trò trung tâm của ASEAN trong các cấu trúc khu vực; (iii) ASEAN tiếp tục là một tổ chức hợp tác mở.

Một phần của tài liệu Chính sách của Mỹ đối với quá trình hiện thực hóa cộng đồng ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)