Bao gồm các nước LMI và Nhật Bản, Úc, Niu Di-lân, Hàn Quốc, ADB, EU và WB

Một phần của tài liệu Chính sách của Mỹ đối với quá trình hiện thực hóa cộng đồng ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 67 - 72)

53 TTXVN, VN tham dự các Hội nghị Bộ trưởng Hạ nguồn Mekong, http://www.vietnamplus.vn/vn-tham-du-cac-hoi-nghi-bo-truong-ha-nguon-mekong/209245.vnp, ngày 01/7/2013 cac-hoi-nghi-bo-truong-ha-nguon-mekong/209245.vnp, ngày 01/7/2013

68

năm 2005, Mỹ đã “bày tỏ lợi ích chung trong phát triển ASEAN với tư cách là một thể chế khu vực” và “chia sẻ mối quan tâm lớn về thành công của những nỗ lực của ASEAN trong việc theo đuổi sự hội nhập toàn diện hướng tới hiện thực hóa một cộng đồng ASEAN mở cửa, hướng ra bên ngoài năng động và tự cường vào năm 2020 và một Đông Nam Á được gắn bó với nhau trong quan hệ đối tác với tư cách là một cộng đông các xã hội đùm bọc lẫn nhau, như được đề ra trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II”54.

Những tác động trong chính sách của Mỹ đối với ASEAN thực tế không giúp đẩy nhanh rõ rệt việc thực hiện Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, nhưng đóng góp quan trọng tăng cường cho nỗ lực chung của ASEAN và quan hệ ASEAN-Mỹ nói riêng, là cơ sở để ASEAN củng cố các thành tố của mình trong xây dựng nền móng Cộng đồng vững chắc cho thời gian tới.

* Về chính trị-an ninh

Trong bối cảnh Mỹ tăng cường thúc đẩy quan hệ với khu vực, có thể nhận thấy tất cả các nước ASEAN chủ chốt đều tranh thủ cải thiện quan hệ với Mỹ ở các mức độ khác nhau. Các chính sách và khuôn khổ hợp tác giữa ASEAN và Mỹ cũng được triển khai hiệu quả, phần nào đóng góp cho các mục tiêu của Hiệp hội vì hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực. Như vậy, tác động đối với hợp tác ASEAN thể hiện trên một số khía cạnh tích cực như sau:

- Được sự hỗ trợ từ Mỹ, Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN sẽ được bổ sung một nguồn lực mới, và thêm động lực để thực hiện. Thông qua các khuôn khổ và chương trình hợp tác, Mỹ tích cực hỗ trợ ASEAN tổ chức các hoạt động liên quan, cung cấp nguồn lực và kỹ thuật giúp ASEAN và phối hợp với ASEAN trong triển khai các lĩnh vực ưu tiên đã xác định trong các Kế hoạch làm việc. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh mốc hình thành Cộng đồng đang ngày càng gần, Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng chính trị-an ninh ASEAN chỉ

54

ASEAN Secretariat, Joint Vision Statement on the ASEAN-US Enhanced Partnership,

http://www.asean.org/asean/external-relations/united-states/item/joint-vision-statement-on-the-asean-us- enhanced-partnership, 15 Nov 2005

69

mới thực hiện được hơn 80%, trong khi các hoạt động còn lại đang mang tính khó hoặc ASEAN thiếu hụt nguồn lực để thực hiện.

- Như đã nêu ở trên, các chính sách và cam kết của Mỹ đối với Cộng đồng ASEAN và các khuôn khổ luật lệ, giá trị, chuẩn mực ứng xử chung của khu vực như TAC, SEANWFZ… góp phần giúp ràng buộc và đưa các hoạt động hợp tác của Mỹ đi theo khuôn khổ chung đã được các nước ASEAN định hình sẵn, đề cao “luật chơi chung” đã được xác định của ASEAN, thúc đẩy duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực phù hợp với mục tiêu chung của ASEAN hướng tới Cộng đồng vào năm 2015.

- Quan hệ đối thoại của ASEAN được tăng cường hơn thông qua các khuôn khổ quan hệ đối tác ASEAN đã thiết lập, tạo động lực cho Mỹ dành nhiều nguồn lực hơn cho hợp tác với ASEAN. Quan hệ ASEAN-Mỹ sẽ mở ra nhiều triển vọng hợp tác mới, nhất là khi ASEAN và Mỹ nhất trí tổ chức Hội nghị Cấp cao thường niên giữa Lãnh đạo hai bên. Ngoài ra, sự tham gia của Mỹ vào cấu trúc khu vực sẽ tạo điều kiện cho việc thu hút, mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa các Đối tác khác thời gian tới.

- Sự tham gia của Mỹ trong khu vực sẽ góp phần cân bằng ảnh hưởng của các nước lớn, đặc biệt trong đối trọng với sự trỗi dậy và gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Trong những năm qua, nhờ vào sự hiện diện quân sự của Mỹ mà hầu hết các khu vực của châu Á phần nào giữ được thế cân bằng và ổn định. Những cam kết rõ ràng của Mỹ đối với các đồng minh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng sẽ đóng góp vào việc giảm nguy cơ xảy ra chạy đua vũ trang giữa Trung Quốc với các láng giềng, bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam...

- Các vấn đề nội bộ trong ASEAN, tuy vẫn còn tồn tại, song sẽ dịu bớt trong thời gian tới, khi các nước ASEAN đều chú trọng “hướng ngoại” và tranh thủ thời cơ thuận lợi thúc đẩy quan hệ với các đối tác bên ngoài nói chung, và Mỹ nói riêng. Một số vấn đề thường gây trở ngại quan hệ giữa ASEAN với bên ngoài như vấn đề Myanmar sắp tới có thể “chìm” đi, do Myanmar đã thực hiện tổng tuyển cử tốt đẹp và bước đầu thực hiện những cải cách cần thiết. Mỹ và phương Tây cũng không muốn để vấn đề này trở thành rào cản trong quan hệ của mình với ASEAN.

70

- Liên kết ở khu vực Đông Á sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ, đặc biệt từ khi ASEAN công bố mời Mỹ tham gia EAS vào năm 2010. Mỹ cũng tích cực tham gia và coi trọng cơ chế hợp tác này, xem đây là diễn đàn của các nhà Lãnh đạo của các nước lớn bàn về các vấn đề an ninh chiến lược và phát triển của khu vực. ASEAN sẽ được hưởng lợi từ hợp tác với Mỹ và nhận sự hỗ trợ của Mỹ trong bảo đảm vai trò của khuôn khổ hợp tác này, phá vỡ ý đồ của Trung Quốc muốn biến EAS thành khuôn khổ hợp tác chuyên ngành (tương tự cơ chế ASEAN+3) và giảm vai trò chiến lược của EAS.

- Các vấn đề an ninh khu vực, đặc biệt là an ninh truyền thống và phi truyền thống sẽ ngày càng được quốc tế hóa và thảo luận ở nhiều diễn đàn đa phương khác nhau. Điều này góp phần tăng cường môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực. Rõ ràng, thông qua các cơ chế hợp tác này, và với những kinh nghiệm, nguồn lực hỗ trợ dồi dào từ Mỹ, ASEAN sẽ được tăng cường thêm khả năng thảo luận, ứng phó, giải quyết các vấn đề liên quan đến duy trì an ninh hạt nhân và chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, tôi phạm công nghệ cao, tăng cường an ninh an ninh hàng hải và hàng không trên biển…

- Vấn đề biển Đông sẽ tiếp tục được duy trì, thảo luận trên các diễn đàn của ASEAN. Mỹ tiếp tục thể hiện tiếng nói tích cực và mạnh mẽ trong vấn đề này, một phần cũng do Mỹ muốn thông qua thảo luận vấn đề biển Đông để tăng cường kiềm chế vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực, buộc Trung Quốc phải thực hiện nghiệm túc DOC, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc là một bên tham gia. Điều này có tác dụng tích cực đối với hòa bình, ổn định, và an ninh ở biển Đông nói chung và giúp ASEAN kéo Trung Quốc sớm tiến tới thảo luận Bộ quy tắc ứng xử COC có tính ràng buộc.

- Mỹ ủng hộ mô hình cấu trúc khu vực mà ASEAN đang thúc đẩy sẽ dựa trên các khuôn khổ, tiến trình hiện có; trong số này, hầu hết là các khuôn khổ, tiến trình do ASEAN đang đóng vai trò dẫn dắt (ASEAN+1, ASEAN+3, ARF, EAS…). Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản để ASEAN tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo của mình trong tổng thể cấu trúc khu vực ở Đông Á, phát huy thế mạnh ở bản chất hòa bình, không

71

phải là mối đe dọa quân sự với bất kỳ ai, luôn giữ thế trung lập và vai trò điều phối, hòa giải, tiếp tục thu hút sự quan tâm chú ý của thế giới, và nhiều nước lớn ngoài khu vực, qua đó nâng cao vị thế quốc tế, và hỗ trợ các nước thành viên tranh thủ thúc đẩy lợi ích và quan hệ song phương.

* Về kinh tế:

Mặc dù giữa các nước thành viên của ASEAN có sự khác biệt về quy mô, dân số, tổng sản phẩm quốc dân (GNP)… nhưng Hiệp hội đã trở thành lực lượng kinh tế quan trọng trong khu vực. Với việc GNP không ngừng tăng lên, ASEAN đã trở thành nền kinh tế lớn thứ bachâu Á, chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản. ASEAN là đối tác thương mại quan trọng của Mỹ.

Thứ nhất, Mỹ tập trung ưu tiên lớn nhất vào việc thúc đẩy hiện thực hóa Cộng đồng Kinh tế ASEAN so với 2 trụ cột còn lại, điều này góp phần nâng tầm quan hệ kinh tế giữa Mỹ và ASEAN và thúc đẩy trình hiện thực hóa Cộng đồng Kinh tế ASEAN trở thành một thể chế kinh tế năng động của khu vực. Nhiều năm qua, thông qua việc đàm phán và thực thi Hiệp định thương mại tự do, các nước ASEAN đã tìm được chính sách và lập trường thúc đẩy lợi ích chung. Thông qua thu hút FDI của Mỹ và các nước khác, biện pháp nhất thể hóa của ASEAN sẽ làm tăng sức cạnh tranh của mình, đó là việc rất cần thiết giúp ASEAN ứng phó được với thị trường quốc tế đang ngày càng quyết liệt, và có được quyền phát ngôn trong cơ chế kinh tế quốc tế. Việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ thúc đẩy Mỹ và ASEAN phát triển hơn nữa quan hệ thương mại. Các doanh nghiệp Mỹ có thể căn cứ vào lợi thế so sánh của các nước ASEAN khác nhau để tiến hành đầu tư, sản xuất, giảm mạnh giá thành sản xuất. Các nước ASEAN duy trì đoàn kết chặt chẽ có thể thúc đẩy Mỹ và ASEAN sử dụng chiến lược tổng hợp khi đàm phán, kết hợp với việc mở rộng đàm phán TPP.

Thứ hai, lợi ích kinh tế của ASEAN với Mỹ sẽ tiếp tục được duy trì và thúc đẩy, trong khi vai trò kinh tế của Mỹ tại khu vực được củng cố. ASEAN có tổng dân số hơn 600 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2013 đạt 2.400 tỷ USD, tổng kim ngạch thương mại đạt 2.400 tỷ USD, đã trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của mạng lưới sản xuất quốc tế. Mỹ là nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, GDP

72

đạt 15.600 tỷ USD, là quốc gia thương mại lớn nhất trên thế giới, tổng kim ngạch thương mại năm 2013 đạt 4.900 tỷ USD. Mỹ và ASEAN là đối tác thương mại chủ yếu của nhau. Thương mại hai chiều lên tới 206,9 tỷ đô la, xuất khẩu của Mỹ sang khu vực lên tới gần 92,3 tỷ đô la trong năm 2013 và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới, khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN được hình thành sau năm 2015.

Thứ ba, chính sách của Mỹ tăng cường hợp tác với ASEAN giúp Mỹ duy trì vị trí của mình trong số 3 nhà đầu tư hàng đầu tại ASEAN. FDI của Mỹ vào ASEAN giai đoạn 2011-2013 đạt 23,96 tỷ USD55

, vẫn lớn hơn Trung Quốc (21,8 tỷ USD), và chỉ đứng sau Nhật Bản và EU.Những lợi thế của Mỹ trong các lĩnh vực công nghệ cao như chế tạo máy, sản phẩm linh kiện máy vi tính, điện tử, ô tô…. được phát huy tại thị trường các nước ASEAN. Mỹ là quốc gia được ASEAN kỳ vọng về vốn và khả năng quản lý. Hơn 100 công ty đa quốc gia như Boeing, Ford, Intel, Microsoft, Dell… đã có chi nhánh tại đây. Các sản phẩm do các công ty này sản xuất một phần được tiêu thụ tại thị trường ASEAN và một phần được tái xuất khẩu sang thị trường Mỹ và các nước khác.

Thứ tư, Mỹ xem Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một trong những cách thức để Mỹ tăng cường ảnh hưởng trong lĩnh vực kinh tế, bảo đảm lợi ích kinh tế của Mỹ được duy trì tại khu vực, thậm chí là dùng để cân bằng ảnh hướng Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện (RCEP) do Trung Quốc đi đầu dẫn dắt.Tất nhiên, Hiê ̣p đi ̣nh TPP theo mô hình ưu tiên chất lượng, tiêu chuẩn cao về luật lao động, bảo vệ môi trường và quyền sở hữu trí tuệ, với mục tiêu là thiết lập một Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) khu vực, theo đó đẩy mạnh tự do hóa thương mại hơn nữa tại châu Á - Thái Bình Dương và có thể dẫn tới sự hội nhập kinh tế khu vực lớn hơn. Cùng với các sáng kiến lớn khác như Sáng kiến Kinh doanh ASEAN, Sáng kiến 3E, Sáng kiến hợp tác kết nối ASEAN-Mỹ…, Cộng đồng Kinh tế ASEAN chắc chắn sẽ được thụ hưởng nhiều lợi ích từ các sáng kiến mang tính bổ trợ này như Mỹ.

* Về văn hóa-xã hội

Một phần của tài liệu Chính sách của Mỹ đối với quá trình hiện thực hóa cộng đồng ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)