Gợi ý một số đối sách của Việt Nam trong tăng cường quan hệ hợp tác với Mỹ từ khía cạnh hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN

Một phần của tài liệu Chính sách của Mỹ đối với quá trình hiện thực hóa cộng đồng ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 96 - 103)

78 Cách thức giải quyết xung đột (CR) là quá trình tham gia giải quyết một tranh chấp hoặc xung đột (khi đã diễn ra) thông qua việc tạo cơ hội cho các bên lắng nghe và đáp ứng các quan tâm và nhu cầu của nhau.

3.2.3 Gợi ý một số đối sách của Việt Nam trong tăng cường quan hệ hợp tác với Mỹ từ khía cạnh hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN

từ khía cạnh hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN

Với các điều kiện thuận lợi của bối cảnh quốc tế, khu vực và những điều kiện phát triển của Việt Nam, chúng ta cần thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ, coi đây là một trong những mối quan hệ quốc tế quan trọng nhất của Việt Nam thời gian tới để có chiến lược và chính sách phù hợp.

Như đã phân tích ở trên, ASEAN và Mỹ nhìn thấy những lợi ích chung của nhau và cần nhau để thực hiện các ưu tiên chiến lược của mình, hướng tới khẳng định vị trí lâu dài, vững chắc trong khu vực. Việt Nam cần chủ động thúc đẩy sự hợp tác toàn diện, mọi mặt cùng có lợi giữa ASEAN và Mỹ. Sự hợp tác này cần tập trung vào việc bổ trợ cho việc thực hiện Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, và tiếp tục tăng cường, củng cố Cộng đồng ASEAN vững mạnh sau khi đã thành lập. Mỹ hiện nay và nhiều năm nữa vẫn ở vị trí số một thế giới, đồng thời tiếp tục thực hiện chính sách tái cân bằng nhằm củng cố vị trí của mình trong khu vực. Việt Nam cần tranh thủ những mặt tích cực của chính sách của Mỹ, thúc đẩy quan hệ gắn kết, đan xen lợi ích, tận dụng các cam kết, điều kiện phát triển mà Mỹ mang lại đối với khu vực.

Trong đó, trước mặt, Việt Nam và ASEAN cần phối hợp chặt chẽ với Mỹ để triển khai hiệu quả và thực chất Kế hoạch hành động ASEAN-Mỹ giai đoạn 2011- 2015, triển khai đồng đều hợp tác trên các lĩnh vực khác nhau, lấy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư làm trọng tâm ưu tiên; xây dựng các dự án cụ thể trên cơ sở các chương trình với định hướng dài hạn; cần tiếp tục lôi kéo Mỹ gia tăng lợi ích kinh tế trong khu vực thông qua các khuôn khổ và sáng kiến mới. Việt Nam cần chủ động đề

97

nghị Mỹ tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng, triển khai kết nối; thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ, giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, an ninh năng lượng và lương thực; đẩy mạnh hợp tác Mê Công-Mỹ, quản lý bền vững nguồn nước, bảo tồn đa dạng sinh học; ứng phó với các thách thức toàn cầu như thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, thông qua trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, chúng ta đề nghị Mỹ phối hợp chặt chẽ và ủng hộviệc duy trìvà tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong các cơ chế, diễn đàn do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt, cũng như đưa ra các biện pháp phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ chế, diễn đàn này nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác.

Về Biển Đông, các chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong vấn đề này nhìn chung khá tích cực và được ASEAN đánh giá cao. Việt Nam cần tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ này của Mỹ, gia tăng tiếng nói và sự tham gia đóng góp có trách nhiệm của Mỹ tại các diễn đàn và cơ chế khu vực như ARF, EAS, ADMM+… nhằm xây dựng lòng tin, tăng cường đối thoại, thúc đẩy tiếng nói tích cực đóng góp giải quyết các mâu thuẫn vì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực.

Trong bối cảnh ASEAN đã và đang nỗ lực hiện thực hóa Cộng đồng, tác động của các nước lớn đối với ASEAN vẫn rất lớn, trong đó có Mỹ, có thể gây ra sự mất tập trung, phân tán nguồn lực và ưu tiên của ASEAN. Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên ASEAN để đưa ASEAN đi đúng trên lộ trình đã được xác định, đưa quan hệ ASEAN-Mỹ đi vào khuôn khổ hợp tác, hóa giải các thách thức, mâu thuẫn. Ngay từ bây giờ, Việt Nam và các nước thành viên ASEAN cần sớm xây dựng Tầm nhìn của Cộng đồng ASEAN sau năm 2015 và khởi động chuẩn bị cho việc xây dựng Kế hoạch hành động ASEAN-Mỹ giai đoạn mới (2016-2020) với những định hướng hợp lý, các biện pháp cụ thể, khả thi nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa ASEAN và Mỹ trong bối cảnh mới.

Tiểu kết

ASEAN là một tổ chức khu vực năng động, có quan hệ rộng mở trên thế giới, và đã xác định được cho mình các khuôn khổ, nguyên tắc cần thiết trong quan hệ với

98

các Đối tác, trong đó có Mỹ. ASEAN đánh giá tích cực sự hiện diện của Mỹ ở khu vực, xem Mỹ là một trong những nhân tố quan trọng trong cấu trúc khu vực đang định hình hiện nay. ASEAN khẳng định coi trọng và đánh giá cao sự ủng hộ của Mỹ đối với Cộng đồng ASEAN cũng như ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong các cơ chế, tiến trình hợp tác do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt. Trên cơ sở quan hệ hợp tác ngày càng sâu rộng và chặt chẽ, ASEAN nói chung và các nước thành viên ASEAN nói riêng cần tranh thủ các điều kiện thuận lợi mà Mỹ đưa đến đối với khu vưc, hóa giải các thách thức thành cơ hội để góp phần xây dựng và củng cố Cộng đồng ASEAN trong thời gian tới.

Đối với Việt Nam, tham gia Cộng đồng ASEAN là một trong những ưu tiên cao thời gian tới. Việt Nam cần xây dựng cho mình các biện pháp hợp tác ngắn hạn và dài hạn trên trên cả ba trụ cột Cồng đồng, củng cố vị thế của ASEAN và tăng cường quan hệ đối ngoại với các cường quốc trên thế giới. Quan hệ với Mỹ tiếp tục là một trong những mối quan hệ quốc tế quan trọng nhất của Việt Nam thời gian tới. Trước mắt, điều quan trọng nhất là thúc đẩy sự tham gia và đóng góp có trách nhiệm của Mỹ đối với hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Về lâu dài, ta cần có chiến lược và chính sách phù hợp trong quan hệ hợp tác với Mỹ, góp phần hỗ trợ tích cực cho mục tiêu đối ngoại chung của đất nước về an ninh, vị thế và phát triển.

99

KẾT LUẬN

Là cường quốc số một thế giới, trong những năm thập niên đầu thế kỷ 21, Mỹ đẩy mạnh chiến lược “tái cân bằng ở châu Á”, thực hiện chính sách tăng cường hợp tác với ASEAN và tham gia sâu rộng vào các cơ chế, diễn đàn, khuôn khổ hợp tác do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt. Các chính sách của Mỹ nhìn chung là tích cực, thể hiện qua sự ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực của ASEAN trong hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN trên cả ba trụ cột: chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội, qua những hỗ trợ về nguồn lực, tài chính, kinh nghiệm và cam kết hợp tác trên tất cả các lĩnh vực của ASEAN.

Hợp tác giữa Mỹ và ASEAN nằm trong khuôn khổ quan hệ đối thoại chung mà ASEAN thúc đẩy với các Đối tác trên thế giới và nằm trong chủ trương chung của ASEAN là mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối thoại của ASEAN vì hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực. Do đó, các chính sách mà Mỹ công bố, cam kết và thực hiện đối với ASEAN đã phần nào giúp ASEAN cụ thể hóa được chủ trương chung nói trên. Tuy nhiên, trong khuôn khổ đó, những chính sách của Mỹ cũng tạo ra những tác động, cả thuận lợi và không thuận lợi, đối với tiến trình hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN. Những tác động đó phần nào cũng thể hiện các ưu tiên hiện nay của Mỹ trong hợp tác ASEAN.

Mặt thuận lợi lớn nhất có thể thấy được là Mỹ tiếp tục coi trọng vai trò của ASEAN trong khu vực, nhấn mạnh mong muốn hợp tác chặt chẽ trên tất cả các trụ cột của ASEAN, đóng góp thiết thực cho nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN. Về chính trị-an ninh, các chính sách của Mỹ giúp ASEAN có thêm động lực để hiện thực hóa Cộng đồng Chính trị-an ninh nhằm duy trì và tăng cường an ninh, hòa bình và ổn định, tăng khả năng của ASEAN tự bảo đảm an ninh khu vực, nhất là trong việc đề cao các giá trị, chuẩn mực chung và tuân thủ luật pháp quốc tế của khu vực, giải quyết các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đang nổi lên, xử lý vấn đề Biển Đông và duy trì vai trò trung tâm, dẫn dắt của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình. Về kinh tế, Mỹ tập trung ưu tiên lớn nhất vào việc hiện thực hóa Cộng đồng

100

Kinh tế ASEAN. Với những tiềm năng to lớn của mình về kinh tế, Mỹ tích cực đưa ra các sáng kiến hợp tác quan trọng, giúp thúc đẩy liên kết kinh tế, tăng cường thương mại, đầu tư, kết nối với ASEAN. Tất nhiên các chính sách này của Mỹ một mặt sẽ giúp Mỹ củng cố vai trò kinh tế của mình trong khu vực, ngăn chặnsự trỗi dậy đang lên của Trung Quốc, mặt khác sẽ tạo điều kiện để Cộng đồng Kinh tế ASEAN trở thành một thể chế kinh tế năng động, mạnh mẽ của khu vực. Về văn hóa-xã hội, tác động chính sách của Mỹ không rõ nét so với hai trụ cột còn lại, song góp phần hỗ trợ cần thiết, là chất keo kết dính các chính sách tham gia hợp tác, gắn kết chặt chẽ giữa ASEAN và Mỹ. Trong đó, Mỹ tập trung hỗ trợ và giúp nâng cao năng lực ASEAN trong xử lý các vấn đề xuyên biên giới, ứng phó với các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, quản lý thiên tai, là một trong những hạn chế của ASEAN; đồng thời tích cực thúc đẩy giáo dục, giao lưu nhân dân nhằm tăng cường sự hiểu biết giữa hai bên, tạo điều kiện cho việc quảng bá hình ảnh, giá trị của Mỹ trong khu vực. Các chính sách của Mỹ trong lĩnh vực này về cơ bản giúp ASEAN giải quyết vấn đề nguồn lực triển khai các hoạt động, vốn khá dàn trải và rộng của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội.

Tuy nhiên, trong quá trình thực thi chính sách trên, Mỹ cũng gây nên những tác động không thuận đối với quá trình ASEAN xây dựng Cộng đồng. Sự hiện diện của Mỹ trong khu vực rõ ràng cũng gây nên mối quan ngại chung của các nước lớn trong toàn khu vực Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc. Vấn đề Biển Đông nhận được sự ủng hộ lớn của Mỹ, tuy nhiên đây cũng là nơi diễn ra va chạm sâu sắc giữa Trung Quốc và Mỹ, khiến cho tình hình có thể trở nên phức tạp hơn, khó dự báo, và khó có thể kéo Trung Quốc vào việc đàm phán thực chất COC. Việc xử lý không khéo quan hệ giữa các nước lớn, ASEAN sẽ bị đẩy vào tình huống phải lựa chọn quan hệ nước lớn, nghĩa là trái lại với mong muốn trở thành một lực lượng lực lượng cân bằng và hài hòa lợi ích giữa các nước lớn. ASEAN cũng có nguy cơ bị mất vai trò trong các cơ chế, diễn đàn hợp tác do chính mình dẫn dắt, nhất là các chương trình nghị sự lớn bàn về các vấn đề chiến lược của khu vực, như trong cơ chế EAS, ARF, ADMM+ trong bối cảnh Mỹ ngày càng chủ động tham gia vào các cơ chế này, trong khi các nước thành viên

101

ASEAN còn hạn chế về nguồn lực, tiềm lực còn yếu và chưa mạnh dạn đề các sáng kiến.

Nhìn chung, những thuận lợi và khó khăn vẫn luôn tồn tại, đan xen nhau trong quá trình ASEAN và Mỹ cùng thực thi các chính sách hợp tác trong khu vực. Điều này tạo nên những cơ hội và thách thức nhất định. Nắm bắt được thời cơ, ASEAN có thể biến thách thức thành cơ hội, gia tăng các cơ hội khác để tối đa hóa lợi ích đạt được, phục vụ cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.

ASEAN hiện nay vẫn nỗ lực để hoàn thành hầu hết các mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào ngày 31/12/2015 thông qua việc thực hiện Lộ trình xây dựng Cộng đồng và triển khai Hiến chương ASEAN. ASEAN sẽ tiếp tục thực thi chính sách chung tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa ASEAN và các Đối tác đối thoại, nhất là các Đối tác lớn.Chính sách chung đó của ASEAN về quan hệ với các Đối tác đối thoại được quy định cụ thể trong Hiến chương ASEAN, tạo cơ sở và khuôn khổ pháp lý mở rộng quan hệ với các Đối tác trên toàn thế giới và nâng cao vị thế của ASEAN. Đối với Mỹ, ASEAN sẽ thực hiện chính sách hợp tác rộng mở, hoan nghênh Mỹ tham gia hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, đóng góp vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực. Trên cơ sở sự tham gia ngày càng sâu rộng của Mỹ, ASEAN đang thúc đẩy việc nâng cấp quan hệ ASEAN-Mỹ, từ Đối tác tăng cường lên Đối tác Chiến lược trong năm 2015. ASEAN cũng tranh thủ tiếng nói của Mỹ về vấn đề Biển Đông để xây dựng đối sách phù hợp, góp phần tích cực thúc đẩy hiệu quả hơn tiến trình xử lý vấn đề Biển Đông.

Việt Nam cần chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, triển khai đông bộ các biện pháp trên cả ba trụ cột Cộng đồng, tiếp tục tăng cường quan hệ với các đối tác, duy trì và củng cố vai trò quan trọng của ASEAN trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo đó, Việt Nam và ASEAN cần thúc đẩy quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ trong các khuôn khổ hợp tác giữa Mỹ và ASEAN, triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động ASEAN-Mỹ, tranh thủ các điều kiện, cam kết, hỗ trợ của Mỹ mang lại đối với Cộng đồng ASEAN. Chính sách của Mỹ đối với ASEAN, nằm trong chiến lược của Mỹ “tái

102

cân bằng sang châu Á”, hiện chỉ mới ở giai đoạn đầu. Trong tương lai, sự hiện diện và tham gia của Mỹ tại khu vực sẽ ngày càng rõ nét hơn. Do đó, Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung cần có những tính toán chiến lược trong trung hạn và dài hạn trong việc tranh thủ hiệu quả chính sách, chiến lược của Mỹ đối với khu vực, phục vụ cho các mục tiêu ưu tiên công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam và xây dựng, củng cố Cộng đồng ASEAN ngày càng vững mạnh.

103

Một phần của tài liệu Chính sách của Mỹ đối với quá trình hiện thực hóa cộng đồng ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)