- Đánh giá kết quả thực hiện cải cách hành chính ở UBND cấp huyện:
3.2.3. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân cấp huyện
chức Ủy ban nhân dân cấp huyện
Đội ngũ cán bộ, công chức của UBND cấp huyện là những người thực thi nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước hàng ngày trên địa bàn huyện, tiếp nhận, xử lý và đề xuất những vấn đề phát sinh trong quản lý nhà nước. Chính vì vậy, việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức pháp luật và ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức UBND cấp huyện có tính
quyết định tới việc đổi mới tổ chức, hoạt động, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Chúng tôi cho rằng đây là giải pháp cơ bản nhất trong điều kiện hiện nay, bởi vì, cán bộ, công chức là một mắt khâu quan trọng không thể thiếu đối với bất cứ nền hành chính nào, có vai trò thực thi pháp luật trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Để khẳng định được vai trò quản lý của mình, đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức UBND huyện nói riêng trước hết phải tự xác định được nhiệm vụ, nâng cao trình độ để đảm nhận nhiệm vụ trong quản lý nhà nước. Lê nin cũng từng nói: "Muốn quản lý được thì cần phải am hiểu công việc và phải là một cán bộ quản lý giỏi" và "không thể quản lý được nếu không có kiến thức đầy đủ, nếu không tinh thông khoa học quản lý" [36, tr. 257]. Hiệu quả hoạt động của bộ máy phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn cán bộ, nhân viên, Lê nin nhấn mạnh: "....không có sự tận tụy nào, không có uy tín nào của Đảng có thể thay thế được điều cơ bản trong trường hợp này, đó là sự hiểu biết công việc" [37, tr. 509].
Như vậy, theo quan điểm của Lênin để thực hiện được vai trò của mình, mỗi cán bộ, công chức phải đấu tranh chống biểu hiện thờ ơ, coi thường những đòi hỏi, yêu cầu chính đáng của nhân dân, chống phương pháp làm việc bàn giấy, hình thức hoàn toàn không phù hợp với bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Từ đó, đội ngũ cán bộ, chức thuộc UBND cấp huyện với số lượng đông đảo của mình phải thể hiện vai trò thông qua làm việc một cách cụ thể, chu đáo, trung thực và giải quyết nhiệm vụ chuyên môn một cách nhanh chóng, không để tình trạng giải quyết công việc tắc trách, vô tổ chức, phải chủ động hoàn thành tốt công việc được giao, chống lại sự đùn đẩy trách nhiệm, quan liêu. Để đảm bảo cán bộ, công chức thực hiện tốt công việc, vấn đề có tính tiên quyết là phải tổ chức tốt công tác kiểm tra, đặc biệt là sự kiểm tra của cán bộ, công chức lãnh đạo. Việc xác định đúng và thực hiện tốt vai
trò, chức năng kiểm tra sẽ góp phần khắc phục có hiệu quả việc bao biện, làm thay.
Về vai trò quyết định của đội ngũ cán bộ, công chức đối với quản lý nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn khẳng định: "cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém". Vì vậy, vai trò của cán bộ, công chức UBND cấp huyện phải được khẳng định qua hiệu quả phục vụ nhân dân, hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và để thực hiện được vai trò của mình, cán bộ, công chức phải có đức, có tài. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ, công chức phải biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, học hỏi nhân dân, lời nói phải đi đôi với làm, trung thực, ngay thẳng, phải có tinh thần "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ" thì mới giữ được lòng tin của nhân dân; không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân, không làm được như vậy thì dù đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước có tốt, có hay bao nhiêu mà nhân dân không nhiệt tình ủng hộ thì đường lối, chủ trương đó không bao giờ trở thành hiện thực. Thực hiện theo những quan điểm của Lê nin và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta cũng khẳng định vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức trong hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc biệt là những cán bộ, công chức hành chính - những người hàng ngày lo giải quyết những yêu cầu, đề nghị liên quan đến đời sống của nhân dân. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã khẳng định: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là then chốt trong công tác xây dựng đảng" [20. tr. 66].
Từ vai trò và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức UBND cấp huyện như vậy, trong thời gian tới cần phải có những qui định về chế độ công vụ, đào tạo, tuyển dụng, quản lý cán bộ, công chức một cách rõ ràng, nghiêm túc và có hiệu lực thiết thực hơn. Cụ thể là:
+ Cần có chính sách cho người kém tài, bởi vì, trong thực tế quản lý
hành chính nhà nước hiện nay, tình trạng "Người làm không biết, người biết lại không được làm" đã nói lên việc cán bộ, công chức còn thiếu hụt những kiến thức và kỹ năng tối thiểu để hoàn thành nhiệm vụ đang diễn ra ở mọi cấp. Từ tầm quan trọng của công tác cán bộ như vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là phải có biện pháp thích hợp để có thể tuyển dụng, thu hút những người có trình độ, được đào tạo cơ bản về công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện một cách hiệu quả. Đồng thời cần có chính sách giảm biên chế mạnh mẽ nhưng nhân đạo, đối với những người không đủ khả năng, trình độ, ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ. Ví dụ có ý kiến cho rằng cần cho về hưu sớm với đầy đủ chế độ, cho nghỉ việc với một số tiền đền bù để ra ngoài làm ăn và đặc biệt là quan tâm đến mặt tâm lý, bởi không dễ chấp nhận rằng mình là người bất tài hay chịu mất quyền lực. Thiết nghĩ số tiền bỏ dù có lớn cũng là tiết kiệm so với chi phí nuôi bộ máy nặng nề và bất lực năm này qua năm kia. Số ít cán bộ còn lại dù được tăng lương cũng đem lại hiệu quả lớn tính về mặt xã hội lẫn kinh tế. Công việc gạn lọc này rất khó và phải áp dụng cho mọi cấp nhưng đây là nhiệm vụ của dự án.
+ Phải khách quan trong đánh giá cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức cấp huyện, bởi vì, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, nhận định về tư cách, tố chất của một người là việc làm không đơn giản, phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của những người lãnh đạo. Do vậy, khi đánh giá cán bộ, công chức, người lãnh đạo phải thực sự khách quan, công tâm, phải vì việc chọn người chứ không phải người chọn việc như thực tế ở một số địa phương đã và đang thực hiện. Sự khách quan, công tâm trong đánh giá cán bộ sẽ là điều kiện cho cán bộ, công chức phát huy được sự dân chủ, cộng tác, hợp tác trong thực thi công vụ, phát huy dân chủ, góp phần nâng cao khả năng lãnh đạo, điều hành trong quản lý nhà nước, bởi vì, chỉ khi đó mọi cán bộ, công chức mới tự do thể hiện ý kiến của mình về hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, có những sáng kiến, giải pháp mới trong thực thi công vụ.