0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA UBND CẤP HUYỆN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 53 -58 )

- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính.

2.3. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn của UBND cấp huyện. Tuy nhiên, việc thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp huyện trên thực tế phụ thuộc vào điều kiện địa phương, đặc điểm đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.

2.3. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN CẤP HUYỆN

Trong điều kiện đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, cấu trúc, chức năng của các bộ, ngành ở trung ương đã có sự thay đổi nhưng theo qui định của pháp luật hiện nay, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện vẫn chưa có sự thay đổi tương ứng nên đã không tạo ra hệ thống quản lý ngành có tính độc lập. Tuy có những qui định pháp luật như vậy về các cơ quan chuyên môn, nhưng ở một số địa phương đến nay vẫn chưa thành lập được đủ (ví dụ: Phòng hạ tầng kinh tế). Đồng thời trên thực tế hoạt động, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện lại chịu sự chi phối rất nhiều của các bộ, ngành trung ương và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, chính vì vậy, việc điều hành hàng ngày trong quản lý nhà nước ở địa phương thường có sự chồng chéo với sự điều hành về chuyên môn từ các bộ, ngành trung ương.

Theo qui định của pháp luật, UBND các cấp nói chung và UBND cấp huyện nói riêng luôn nằm trong mối quan hệ song trùng trực thuộc, tức là UBND cấp huyện vừa trực thuộc HĐND cấp huyện, vừa trực thuộc UBND cấp tỉnh trong khi đó mối quan hệ giữa HĐND cấp huyện với UBND cấp tỉnh không được xác định cụ thể nên trên thực tế có thể nói HĐND và UBND cấp huyện cùng trực thuộc UBND cấp tỉnh, từ đó, có thể nói trong hoạt động hàng ngày với sự tự chủ nhất định, chính quyền cấp huyện trong hoạt động của mình đôi khi mang tính cục bộ địa phương, vượt ra ngoài sự kiểm soát của Trung ương.

Ở một góc độ khác, chính quyền địa phương được hiểu là hệ thống cơ quan thực hiện quản lý công việc hàng ngày ở địa phương nên chủ yếu hoạt động của UBND có vai trò chủ đạo. Vai trò đó không chỉ được thể hiện trong hệ thống các cơ quan thuộc chính quyền địa phương mà còn có vai trò quyết định trong việc chuyển tải những đường lối, pháp luật của HĐND, các cơ quan cấp trên và trực tiếp chỉ đạo, thi hành pháp luật, quản lý nhà nước trên địa bàn huyện. Trong quan hệ với HĐND, UBND cấp huyện là cơ quan chịu sự song trùng trực thuộc, vừa là cơ quan chấp hành của HĐND, vừa là cơ quan hành chính nhà nước nằm trong quan hệ quyền uy, phục tùng đối với UBND cấp tỉnh và Chính phủ. Pháp luật qui định HĐND cấp huyện có rất nhiều quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng hoạt động của HĐND cấp huyện chủ yếu là thông qua các kỳ họp và nội dung kỳ họp chủ yếu do UBND cấp huyện báo cáo, trình và sau đó lại do chính UBND cấp huyện cùng các cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện. Chính vì vậy, có thể nói trọng tâm hoạt động của chính quyền cấp huyện nằm ở UBND, hoạt động của HĐND cấp huyện bị mờ nhạt trước hoạt động của UBND. Bởi vì, thực tế cho thấy UBND cấp huyện bao giờ cũng có đại diện của mình trong HĐND, đại biểu HĐND phần nhiều công tác tại UBND cấp huyện và hai kỳ họp thường kỳ của HĐND cấp huyện diễn ra trong thời gian ngắn (2-3 ngày) nên hầu như mọi quyết định của HĐND đều dựa trên sự chuẩn bị của UBND và theo qui định hiện hành, Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện là cơ quan thuộc UBND cấp huyện, nên có thể nói HĐND không thực quyền. Bên cạnh đó, UBND cấp huyện lại chịu sự lãnh đạo của UBND cấp tỉnh nên UBND cấp huyện dễ có sự lựa chọn trong việc chấp hành và điều hành khi mà có sự xung đột giữa lợi ích của huyện và lợi ích quốc gia. Hay nói cách khác, việc đặt UBND cấp huyện trong quan hệ song trùng trực thuộc như vậy có thể nói là một nguyên nhân làm suy yếu hoạt động của UBND cấp huyện, giảm khả năng kiểm soát của trung ương, tỉnh đối với hoạt động của UBND cấp huyện.

Tuy nhiên, ở một góc độ khác, trong hệ thống chính quyền địa phương, cấp tỉnh là cấp cao nhất, cấp huyện là một cấp trung gian, cầu nối giữa chính quyền cấp tỉnh và cấp xã, vì vậy, qua thực tế tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong lịch sử và hiện nay có thể có cơ sở đề xuất ý kiến về việc không nhất thiết phải tổ chức chính quyền cấp huyện phải giống như chính quyền cấp tỉnh và cấp xã. Hay nói cách khác, là có thể không tổ chức HĐND ở cấp huyện. Đồng thời, yêu cầu quản lý nhà nước đối với mỗi cấp chính quyền địa phương là khác nhau nên việc điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền địa phương trong một đạo luật chung như hiện nay có thể không còn phù hợp trước những đổi thay của quản lý nhà nước. Từ đó, cần thiết có thể ban hành các luật về từng cấp chính quyền địa phương, trong đó xác định rõ cả tổ chức và hoạt động của UBND, HĐND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, đồng thời có sự phân biệt UBND huyện và quận, thành phố trực thuộc tỉnh.

Theo các qui định của pháp luật, hiệu quả hoạt động của UBND được bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động của Chủ tịch UBND, tập thể UBND, các thành viên khác của UBND và của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, vì vậy, đánh giá tổ chức và hoạt động của UBND phải đánh giá tổ chức và hoạt động của tập thể UBND, các thành viên của UBND, các cơ quan chuyên môn của UBND và quan trọng hơn cả là đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức thuộc UBND và các cơ quan chuyên môn của UBND.

Với những qui định pháp luật về tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện như nêu trên cho thấy Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã đề cao vai trò của người đứng đầu UBND, coi trọng chế độ thủ trưởng trong hoạt động của UBND bên cạnh các hoạt động của tập thể UBND. Chủ tịch UBND là chức danh có quyền ra quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Về công việc, Chủ tịch trực tiếp chỉ đạo các công tác lớn, công tác trọng tâm. Một số lĩnh vực cụ thể, Chủ tịch UBND giao cho các Phó Chủ tịch

chỉ đạo điều hành hoặc giao nhiệm vụ, ủy nhiệm một số quyền cho các thành viên UBND chỉ đạo, theo dõi các phòng, ban, UBND các xã. Các thành viên UBND được giao nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm trước tập thể UBND và Chủ tịch UBND. Từ thực tế hoạt động của các thành viên UBND cho thấy các thành viên UBND ít được thực hiện vai trò chỉ đạo, điều hành đối với phạm vi công việc được giao, thực tế chỉ là theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động của phạm vi công việc được phân công phụ trách tới tập thể UBND hoặc Chủ tịch UBND hay có thể nói vai trò của các thành viên UBND rất mờ nhạt, trong thực tế, hoạt động của tập thể UBND chịu sự chi phối, điều hành chủ yếu của Chủ tịch UBND. Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng cần xác định lại cơ cấu, số lượng các thành viên UBND và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, chính quyền các xã là phù hợp với việc hướng về cơ sở, bám sát thực tiễn trong hoạt động quản lý nhà nước hiện nay.

Theo qui định của pháp luật, UBND huyện hoạt động theo chế độ tập thể, chế độ thủ trưởng quyết định - Chủ tịch UBND quyết định hoặc giao quyền quyết định cho Phó Chủ tịch được phân công theo lĩnh vực phụ trách. Về các kỳ họp, UBND huyện họp ít nhất mỗi tháng 1 kỳ để thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách địa phương, bàn các biện pháp thực hiện nghị quyết của HĐND. Ngoài ra, UBND cấp huyện có thể họp bất thường nhưng pháp luật không qui định cụ thể về số lượng tối đa các kỳ họp của UBND. Về sự phân công công việc của UBND cấp huyện, nói chung, Chủ tịch UBND cấp huyện phụ trách, chỉ đạo, quản lý chung các hoạt động của UBND, các thành viên UBND và Trưởng các phòng, ban, ngành. Trong lãnh đạo, điều hành, Chủ tịch UBND huyện chịu trách nhiệm cá nhân.

UBND cấp huyện là nơi giải quyết nhiều yêu cầu, kiến nghị của công dân. Hoạt động của UBND cấp huyện được thể hiện qua các cán bộ, công

chức của UBND huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND. Nói chung, đội ngũ cán bộ, công chức thuộc UBND cấp huyện là những người sát dân, hiểu rõ và nắm bắt được các yêu cầu, tình hình thực tế của nhân dân địa phương. Tuy nhiên, do tính chất công việc phức tạp, nhiều tuyến công việc, nhiều công việc của dân đều được giải quyết ở cấp huyện trong khi đó trình độ đội ngũ cán bộ, công chức UBND cấp huyện còn nhiều hạn chế nên dễ dẫn đến sự quan liêu, tham nhũng, vi phạm pháp luật (vì phải tuân theo nhiều qui định pháp luật có tính thủ tục hành chính), ví dụ như những vụ vi phạm pháp luật về quản lý đất đai xảy ra ở huyện Phú Quốc - Kiên Giang; huyện An Khánh - Hà Tây; thị xã Đồ Sơn - Hải Phòng; quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh... trong thời gian vừa qua.

Hoạt động của UBND huyện còn được thể hiện ở hoạt động của các cơ quan chuyên môn của UBND. Theo qui định của Nghị định số 172/2004/NĐ- CP ngày 29/9/2004, việc tổ chức cơ cấu các cơ quan chuyên môn không thể thống nhất cho mỗi địa phương cụ thể, mỗi địa phương, căn cứ vào điều kiện cụ thể mà tổ chức các cơ quan chuyên môn thích hợp, pháp luật chỉ qui định số lượng, các phòng chuyên môn thuộc UBND phải có và qui định những phòng chuyên môn được thành lập tùy theo điều kiện địa phương.

Về chức năng, các cơ quan chuyên môn là cơ quan giúp việc cho UBND trong việc thực hiện quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực công tác nhưng thực tế lại cho thấy, các cơ quan chuyên môn tồn tại và hoạt động gần như độc lập, một khâu trong quản lý trên địa bàn cấp huyện. Điều này thể hiện ở việc mỗi phòng, ban thuộc UBND cấp huyện đều có cơ cấu tổ chức, có nhân sự, con dấu và trong nhiều hoạt động công tác đều nhân danh phòng, ban trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác. Chính vì vậy, những năm gần đây, thực hiện chủ trương CCHC, vấn đề CCHC "một cửa" được coi là trọng tâm trong hoạt động quản lý nhà nước ở cấp huyện và một số tỉnh, thành phố đã và đang thực hiện. Theo yêu cầu của CCHC theo cơ chế "một

cửa", các phòng, ban được ủy quyền giải quyết công việc trong phạm vi được phân công, ký vào văn bản dưới danh nghĩa "thừa ủy quyền" UBND hoặc ký nháy vào các văn bản trước khi Chủ tịch, Phó Chủ tịch ký, đóng dấu văn bản.

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA UBND CẤP HUYỆN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 53 -58 )

×