Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện ở nước ta hiện nay (Trang 75 - 76)

- Đánh giá kết quả thực hiện cải cách hành chính ở UBND cấp huyện:

3.2.1.Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện nhân dân cấp huyện

Việc hoàn thiện pháp luật phải căn cứ vào tính đa dạng của UBND cấp huyện trong phạm vi cả nước, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức các cấp. Như vậy, chúng tôi cho rằng, cần xây dựng các luật về chính quyền địa phương các cấp. Ví dụ như hiện nay chúng ta đã có Pháp lệnh về thủ đô Hà Nội, nên tiến tới có thể ban hành Luật về chính quyền cấp tỉnh, Luật về chính quyền cấp huyện, Luật về chính quyền cấp xã. Trong Luật về chính quyền cấp huyện qui định rõ về cơ cấu tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp huyện, các mối quan hệ trong hệ thống chính trị và những nhiệm vụ, quyền hạn tương ứng. Việc qui định như vậy

cho phép nâng cao giá trị pháp lý của các văn bản điều chỉnh tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện như hiện nay, nâng cao tính tự chủ, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm đối với địa phương trên địa bàn cấp huyện.

Xây dựng chế độ công vụ, Luật thanh tra công vụ nhằm có cơ chế tiếp nhận và xử lý những đề nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân đối với những vấn đề bất cập trong quản lý nhà nước; xác định rõ chế độ công vụ đối với từng loại công chức theo nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể. Bởi vì, như đã phân tích ở trên, một trong những nguyên nhân hạn chế hiệu lực, hiệu quả hoạt động của UBND cấp huyện là những qui định pháp luật liên quan đến hoạt động của chính quyền địa phương chưa đồng bộ, chưa thực sự đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, vì vậy, Luật thanh tra công vụ sẽ tạo thêm khuôn khổ pháp lý hữu hiệu cho việc nâng cao ý thức trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức; tiếp tục chấn chỉnh và tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động của UBND cấp huyện và các cơ quan chuyên môn, đặc biệt là có kế hoạch thanh tra, kiểm tra công vụ theo phạm vi lĩnh vực và đối tượng được phân công theo dõi, trong đó tập trung vào các lĩnh vực bức xúc trong nhân dân như: đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, đăng ký kinh doanh; công chứng, chứng thực... Việc thanh tra, kiểm tra công vụ phải làm rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức và của người lãnh đạo khi có tiêu cực, tham nhũng xảy ra trong đơn vị, phát hiện những bất cập, chồng chéo để có biện pháp khắc phục bằng những thể chế, qui định có liên quan.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện ở nước ta hiện nay (Trang 75 - 76)