Viễn thông Việt nam được khẳng định trong các quyết định phê duyệt về Chiến lược phát triển Bưu chính, Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt nam đến năm 2010 đều ưu tiên phát triển dịch vụ viễn thông nhanh, đa dạng hoá, khai thác có hiệu quả các loại hình dịch vụ trên nền cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia và theo hướng hội tụ công nghệ. Bưu chính, Viễn thông phải là một ngành mũi nhọn, phát triển mạnh hơn, cập nhật thường xuyên công nghệ và kỹ thuật hiện đại. Phát huy mọi nguồn lực của đất nước, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển bưu chính, viễn thông và tin học.
Thách thức:
Nhà nước chủ trương mở rộng cấp phép khai thác dịch vụ bưu chính, viễn thông cho các nhà khai thác trong nước, đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước cung cấp dịch vụ viễn thông. Các nhà đầu tư nước ngoài
được tham gia kinh doanh theo hình thức liên doanh đối với các loại dịch vụ viễn thông cơ bản với phần góp vốn hạn chế, tiến đến không hạn chế cấp phép kinh doanh trong nước cho các dịch vụ đường dài trong nước và quốc tế, mở cửa hoàn toàn việc khai thác và cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng.
Đánh giá những thay đổi và tác động của các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông:
Về thị trường, Hiệp định Thương mại Việt - Hoa kỳ có hiệu lực từ năm 2001 đã cho phép Mỹ tham gia thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam nhưng trên thực tế chủ yếu vẫn chỉ có cạnh tranh trong nước, nhưng đã đưa ra lộ trình cho phép các nhà đầu tư Mỹ tham gia thị trường dịch vụ Viễn thông theo hình thức liên doanh, mức cam kết mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông này tương đương mức cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc. Các nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia thị trường dịch vụ viễn thông với trên 2 tỷ USD dưới hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC từ rất sớm. Hiệp định tiếp cận thị trường Việt Nam-EU có hiệu lực từ đầu năm 2005 cũng đã cho phép các nhà đầu tư EU tham gia thị trường dịch vụ viễn thông như các nhà đầu tư Mỹ. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có hồ sơ xin thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ viễn thông nào.
Nhưng vào thời điểm Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO ngày 7/11/2006 vừa qua, thị trường viễn thông Việt Nam đã là một thị trường có tính cạnh tranh cao trong hầu hết tất cả các loại hình dịch vụ viễn thông.
Trong đàm phán gia nhập WTO, dịch vụ viễn thông đã chịu sức ép mở cửa rất lớn, đặc biệt từ phía các thành viên chủ chốt của WTO như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Dựa trên triển vọng kết quả vòng đàm phán Doha và mức cam kết quá cởi mở của các nước mới gia nhập WTO như Căm-pu-chia, Jordani, ả -rập Xê-út, các nước đã yêu cầu Việt Nam cam kết lộ trình xoá bỏ mọi hạn chế về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông. Mức cam kết của Việt Nam trong Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được các nước coi chỉ là mức khởi điểm để đàm phán.
Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Hiện trạng cam kết quốc tế trước đây: Hiệp định thương mại Việt-Mỹ (BTA VN- HK) hiện chỉ cho phép hợp đồng hợp tác kinh doanh (viết tắt BCC; nước ngoài
góp vốn, chia lời, không tham gia điều hành) và liên doanh (JV) 49% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản; BCC và JV 50% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng. BTA VN-HK chưa cho phép nước ngoài nắm đa số vốn và thành lập công ty 100%. Những hạn chế này cho phép Việt Nam nắm đa số vốn và quyền kiểm soát, qua đó đảm bảo chủ quyền kinh tế, đảm bảo lợi ích an ninh và quốc phòng. Những hạn chế này cũng phù hợp với chủ trương mở cửa từng bước và thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ cho phía Việt Nam. - Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam: Cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng: Trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông cơ bản, bên nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã được cấp phép, vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh.
Cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng: trong 03 năm đầu sau khi gia nhập WTO, bên nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã được cấp phép, vốn góp tối đa là 51% vốn pháp định của liên doanh, 03 năm sau khi gia nhập bên nước ngoài mới được phép tự do lựa chọn đối tác khi thành lập liên doanh và được phép nâng mức vốn
góp lên mức 65%.
Riêng đối với dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) mà Mỹ có mối quan tâm đặc biệt, được thiết lập trên hạ tầng mạng do Việt Nam kiểm soát, phía nước ngoài được phép tham gia vốn tối đa ở mức 70% vốn pháp định.
Chọn lựa đối tác liên doanh: