Tiềm năng lợi thế cạnh tranh có thể đến với người bán hàng nào đang quản lý tốt nhất quan hệ trong chuỗi cung cấp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện giai đoạn 2006-2010.docx (Trang 28 - 31)

lý tốt nhất quan hệ trong chuỗi cung cấp.

Lực lượng 5: Cạnh tranh giữa những người mua hiện tại

Áp lực cạnh tranh bắt nguồn từ thế lực đàm phán của người mua và sự hợp tác của người mua.

Thế lực thương lượng của người mua mạnh lên khi: Chi phí chuyển đổi của người mua sang thương hiệu hay sản phẩm thay thế khác thấp; Người mua lớn, có thể yêu cầu sự nhượng bộ khi mua với khối lượng lớn; Khối lượng mua lớn của người mua rất quan trọng đối với người bán; Yêu cầu thị trường là yếu hay giảm sút; Chỉ có một số lượng ít người mua, mỗi người có vai trò quan trọng đối với người bán; Người mua tạo uy tín cho người bán; Số lượng và chất lượng thông tin cho người mua tăng lên; Người mua có khả năng trì hoãn mua nếu không muốn các đề nghị hiện tại của người bán; Một số người mua là mối đe doạ khi mở rộng ngược lên ngành kinh doanh của người bán và trở thành đối thủ cạnh tranh đáng kể.

Thế lực thương lượng của người mua giảm sút khí: Người mua mua các vật phẩm không thường xuyên hoặc với khối lượng nhỏ; Chi phí chuyển đổi sang dùng các thương hiệu khác của người mua là cao; Có một làn sóng nhu cầu người mua tạo ra thị trường cho người bán; Thương hiệu của người bán có vai trò quan trọng tới người mua; Sản phẩm riêng biệt của người bán tạo ra chất lượng hoặc giá trị sử dụng rất quan trọng với người mua và không thể có được ở các thương hiệu khác; Phối hợp hoặc đối tác của người mua với một số người bán tạo ra cơ hội “cùng có lợi” hấp dẫn.

Câu hỏi 3: Những yếu tố nào quyết định thay đổi của ngành và ảnh hưởng của chúng ?

Các ngành kinh doanh thay đổi vì các động lực đang hướng những người tham gia trong ngành thay đổi hành động của họ.

Những động lực cơ bản nhất đó có thể là: Tăng cường sử dụng Internet và các ứng dụng công nghệ Internet. Hệ thống thông tin và truyền thông; Toàn cầu hoá của ngành; Thay đổi về tỷ lệ tăng trưởng dài hạn của ngành; Xâm nhập hay rời bỏ thị trường của các doanh nghiệp lớn; Thay đổi ai mua sản phẩm và sử dụng nó ra sao; Sở thích của người mua cho các sản phẩm được khác biệt hoá thay vì các sản phẩm tiêu dùng tiêu chuẩn hoá (hoặc cho các sản phẩm được tiêu chuẩn hoá thay vì các sản phẩm được khác biệt hoá); Đổi mới sản phẩm; Thay đổi công nghệ và đổi mới quá trình sản xuất; Khuyếch tán của bí quyết công nghệ trong các công ty và các nước; Đổi mới marketing; Thay đổi về chi phí và hiệu quả.

Những động lực này là nguyên nhân chính của những thay đổi ngành và điều kiện cạnh tranh.

Câu hỏi 4: Vị thế nào trên thị trường các đối thủ đang chiếm giữ ?

Một kỹ thuật để mô tả vị thế cạnh tranh khác nhau của các đối thủ trong ngành là lập bản đồ nhóm chiến lược. Một nhóm chiến lược là một tập hợp các công ty trong ngành có hướng tiếp cận cạnh tranh và vị thế thị trường giống nhau.

Các doanh nghiệp trong cùng nhóm chiến lược có cùng hai hay nhiều đặc điểm cạnh tranh như: Có chuỗi sản phẩm tương đương nhau; Sử dụng cùng đặc tính sản phẩm để hấp dẫn cùng loại khách hàng; Bán cùng một khoảng chất lượng/giá cả; Hoạt động cùng khu vực địa lý; Tập trung cùng vào các kênh phân phối; Cung cấp cho khách hàng dịch vụ giống nhau; Sử dụng hướng tiếp cận công nghệ giống nhau.

Câu hỏi 5: Động thái chiến lược nào các đối thủ có thể thực hiện ?

Các động thái tốt nhất của một doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi: Chiến lược hiện tại của đối thủ cạnh tranh; Hành động tương lai của đối thủ cạnh tranh;

Mô tả các đối thủ chính bao gồm các thông tin cạnh tranh: Chiến lược hiện tại; Hoạt động và thông cáo báo chí gần đây nhất; Điểm mạnh và điểm yếu về nguồn lực; Các nỗ lực được áp dụng để củng cố vị thế; Kiểu tư duy và lãnh đạo của đội ngũ lãnh đạo cao nhất.

Bao gồm đánh giá môi trường cạnh tranh và ngành hấp dẫn hay không để kiếm lợi nhuận.

c. Đánh giá môi trường nội bộ của doanh nghiệp viễn thông

Mục tiêu là nhằm phát hiện ra những điểm mạnh (S) và điểm yếu (W) trong nội bộ doanh nghiệp để từ đó có hành vi cần thiết trên cơ sở đánh giá những lĩnh vực cơ bản cần quan tâm như:

c.1. Đánh giá lĩnh vực marketing: (1) Đánh giá về sản phẩm/dịch vụ: Thị trường, thị phần, mức độ tăng trưởng của thị trường, sự thâm nhập thị trường, chất thị phần, mức độ tăng trưởng của thị trường, sự thâm nhập thị trường, chất lượng; (2) Giá cả: Vị thế tương đối (người tiên phong hay đi sau); (3) Phân phối: mạng lưới phân phối, các phương pháp phân phối, các đơn đặt hàng không hoàn thành, chi phí; (4) Xúc tiến hồn hợp; (5) Phát triển sản phẩm mới.

c.2. Đánh giá lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực: Các nhân tố phân tích công việc như: Tất cả công việc cần thiết có được thực hiện? Đủ người với kỹ năng cần như: Tất cả công việc cần thiết có được thực hiện? Đủ người với kỹ năng cần thiết?, lựa chọn, bố trí con người thích hợp, tính thời vụ; kết quả đào tạo và phát triển...

c.3. Đánh giá lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu và phát triển (R&D):

Tập trung chủ yếu vào các vấn đề như: năng lực và chất lượng sản xuất, chi phí và thời hạn sản xuất, địa chỉ sản xuất, tác động của kinh nghiệm và của quy mô. Các vấn đề nghiên cứu và phát triển tập trung vào: phát triển sản phẩm, khả năng phát triển sản phẩm mới, tiềm năng nghiên cứu, sáng chế...

c.4. Đánh giá cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực:

Đánh giá cơ cấu tổ chức quản lý thường chú trọng hai vấn đề chính: (1) Thực trạmg của cơ cấu tổ chức quản lý hiện tại của doanh nghiệp trên hai mặt: Hệ thống tổ chức và quy chế hoạt động. (2) Khả năng thích ứng của tổ chức trước các biến động của môi trường và điều kiện kinh doanh.

c.5. Đánh giá lĩnh vực tài chính:

Nội dung đánh giá tập trung vào: (1) Thực trạng nhu cầu vốn và thực trạng cơ cấu các nguồn vốn trong doanh nghiệp (2) Thực trạng phân bổ vốn (cơ cấu vốn thực tế trong doanh nghiệp) (3) Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn sản xuất- kinh doanh (4) Thực trạng các chỉ tiêu tài chính tổng hợp đánh giá vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và dự đoán các báo cáo tài chính trong tương lai. d. Ma trận tổng hợp SWOT

d.1. Mô hình lượng giá các yếu tố về môi trường bên ngoài

Thường sử dụng phương pháp ma trận trên cơ sở xây dựng các nhân tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường ngành có vai trò quyết định đối với sự thành công của chiến lược mà chủ yếu tập trung vào các cơ hội và đe doạ đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Cột 1: Liệt kê các yếu tố môi trường quan trọng nhất theo quan điểm của doanh nghiệp qua đánh giá. Cột 2 và cột 3 xác định mức độ quan trọng của từng yếu tố môi trường đối với ngành và với doanh nghiệp. Cùng một nhân tố song nó có vai trò với các ngành và với doanh nghiệp khác nhau. Cột 4 Xác định tính chất tác động của nhân tố: Tác động tích cực thì (+), ngược lại tác động tiêu cực, kìm hãm, gây khó khăn thì mang (-). Cột 5 Xác định điểm tổng hợp của từng yếu tố. Lấy điểm tác động của yếu tố đối với ngành nhân (x) với điểm tác động đối với doanh nghiệp và lấy dấu ở cột 4. Đánh giá từng yếu tố chính, sử dụng thang điểm 1 đến 3 (1= rất yếu; 2 = trung bình; và 3 = rất mạnh)

Bảng 1.2 - Bảng lượng giá các yếu tố của môi trường bên ngoài

Các yếu tố môi trường bên ngoài

Mức độ quan trọng của yếu tố đối với ngành Mức độ tác động đối với doanh nghiệp Tính chất tác động Điểm quan trọng (1) (2) (3) (4) (5)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện giai đoạn 2006-2010.docx (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w