BẢNG 2.11: THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU NĂM 1999-2000 Năm

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của Công ty May Thăng Long sang thị trường Hoa Kỳ.docx (Trang 44 - 47)

3. MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ CỦA CÔNGTY

BẢNG 2.11: THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU NĂM 1999-2000 Năm

qua, năm nào Công ty cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Điều đó được thể hiện rõ nét qua Bảng trên. Mặc dù trong một số năm Công ty đã không ngừng hoàn thành kế hoạch về sản lượng sản xuất và xuất khẩu. Nhưng năm 1997 tổng doanh thu của doanh nghiệp đã đạt 64,5 tỷ đồng tăng 19,6% so với năm 1996, lợi nhuận đạt 1,209 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 1996.

Bước sang năm 1998, có thể nói đây là một năm đầy thành công của Công ty May Thăng Long trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăm. Với tinh thần vượt qua khó khăn năm 1998 Công ty đã hoàn thành xuất sắc mọi chỉ tiêu kế hoạch đề ra với doanh thu xuất khẩu tăng 16,3% so với năm 1997. Đồng thời năm 1998, kim ngạch xuất khẩu đạt 27,7 tỷ đồng tăng 20,4% so với năm 1997. Doanh thu và lãi từ hoạt động xuất khẩu của Công ty luôn chiếm 80-90% tổng lãi của tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Và năm 1998 nộp ngân sách Nhà nước 16,44 tỷ đồng tăng so với năm 1997 là 52,9%. Điều này càng khẳng định xuất khẩu là hoạt động chiến lược của Công ty may Thăng Long và đặc biệt Công ty đã mở rộng thị trường xuất khâủ hấp dẫn như Hoa Kỳ, mặt hàng đã được người Mỹ ưa chuộng.

Với kết quả đạt được đó, Công ty đã đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập cho gần 2000 lao động. Thu nhập bình quân đầu người/tháng năm 1998 là 800.000đồng/người, tăng 8,8% so với năm 1997. Đây là nhờ sự nỗ lực tập thể lao động Công ty cùng ban lãnh đạo.

Tóm lại, về cơ bản, Công ty May Thăng Long đã thích nghi nhanh chóng với nền kinh tế thị trường, đã xây dựng được một mạng lưới thị trường dần vào thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc rộng lớn, sản phẩm xuất khẩu ngày càng đa dạng, phong phú. Và những năm 1999, 2000 doanh thu xuất khẩu liên tục tăng. Năm 1999, doanh thu xuất khẩu đạt 81,12 tỷ đồng và kế hoạch năm 2000 đạt 95 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 1999. Đồng thời Công ty đã đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ - một thị trường đầy tiềm năng nhưng thuế suất may mặc khá cao.

Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi những mặt tồn tại nhưng Công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu và giải quyết.

BẢNG 2.11: THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU NĂM 1999-2000Năm Năm Sản phẩm sản xuất (1000 c) Doanh thu xuất khẩu (tr.đ0 Kim ngạch xuất khẩu (tr.USD) Nộp ngân sách (tr. đ) Thu nhập bình quân TH 1999 5115 82123 31 2874 920 KH 2000 5200 92200 35 1154 1000

Qua việc phân tích môi trường nội bộ của công ty may Thăng Long ta có thể tóm tắt những mặt mạnh, mặt yếu của công ty như sau:

Những mặt mạnh của Công ty May Thăng Long

- Có quy mô sản xuất lớn, chủng loại sản phẩm đa dạng, có thể đáp ứng được mọi đơn đặt hàng của khách hàng.

Với khả năng sản xuất 5 triệu sản phẩm (quy về áo sơ mi) một năm, các xí nghiệp phù trợ và Công ty vệ tinh ở địa phương có thể cung cấp được mọt khối lượng hàng hóa lớn đảm bảo đúng thời hạn giao hàng theo hợp đồng. Điều này rất có lợi cho Công ty kinh doanh trên thị trường Hoa Kỳ, vì thông thường mõi đơn đặt hàng của Hoa Kỳ đều có số lượng lớn, khoảng 25.000 tá. Ngoài ra, Công ty có thể sản xuất được nhiều loại sản phẩm khác nhau có mẫu mã và chất lượng phù hợp.

* Có chi phí nhân công rẻ, sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Đây là yếu tố cơ bản mà Công ty phải tận dụng để cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ. Trường hợp của Trung quốc, các nước NICs là điển hình, mặc dù Mỹ đã áp dụng quy chế hạn chế, ràng buộc nhưng hàng hóa của các quốc gia này vẫn xâm nhập mạnh vào thị trường Hoa Kỳ chủ yếu là nhờ vào hàng hóa có giá cả thấp, chất lương sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

* Công ty có ưu thế trong sản xuất quần áo bò, áo jacket, áo sơ mi nam và kinh doanh FOB có hiệu quả

Đây cũng là lợi thế của Công ty vì nhu cầu của các loại sản phẩm này ở thị trường Mỹ là rất lớn và đối với các Công ty Hoa Kỳ họ thừơng chỉ đặt hàng theo phương thức FOB là chủ yếu.

* Công ty được cấp chứng chỉ ISO 9002

Chứng chỉ ISO 9002 là giấy thông hành để sản phẩm của Công ty đi vào thị trường thế giới. Đây là lợi thế của Công ty để cạnh tranh sản phẩm trên thị trường Hoa Kỳ.

Qua việc phân tích môi trường nội bộ ở trên ta có thể đánh giá được những mặt mạnh, mặt yếu của công ty may Thăng Long:

Những mặt yếu của Công ty May Thăng Long

* Trình độ Marketing còn yếu, công nghệ thiếu đồng bộ, lạc hậu so với thế giới.

Tuy đã có nhiều cố gắng đầu tư cho lĩnh vực marketing và đầu tư cho công nghệ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế làm cản trở khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường quốc tế.

Do thiếu vốn, mà vấn đề đầu tư cho quảng cáo, giới thiệu sản phẩm còn yếu, nghiên cứu thiết kế mẫu sơ sài, tìm kiếm khách hàng còn mang tính bị động, chủ yếu là khách hàng tự tìm đến Công ty và mẫu mã do khách hàng yêu cầu. Hệ

về giá cả, cung cầu trên thị trường... điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho Công ty trong quá trình đàm phán và xây dựng giá cả.

Còn máy móc thiết bị của Công ty hầu hết nhập về từ những năm 1989- 1990, chủ yếu để bổ sung thay thế những máy móc đã quá cũ không thể sử dụng được, cho nên máy móc thiết bị thiếu đồng bộ.

Ngoài ra chưa có đội ngũ chuyên gia thiết kế mẫu bởi thế mẫu mã sản phẩm của Công ty thiết kế còn chưa hợp thị hiếu người tiêu dùng, chưa đảm bảo yếu tố thời trang trong thiết kế sản phẩm.

* Thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh

Năm 1997, tổng nguồn vốn của Công ty là 48,533 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu chỉ có 17,01 tỷ đồng, còn lại là vốn vay và vốn chiếm dụng. Nếu thực hiện theo phương thức gia công thì vốn lưu động cần sử dụng trong sản xuất kinh doanh là rất ít vì nguyên phụ lịêu là do khách hàng gửi sang. Nếu thực hiện theo phương thức FOB thì lượng vốn lưu động cần rất lớn do Công ty phải lo liệu hết từ khâu đầu vào đến đầu ra. Nhiều đơn đặt hàng theo phương thức mua đứt bán đoạn do phải trả lãi ngân hàng cho nên lợi nhuận đạt được mức thấp, thậm chí có khó khăn do thanh toán từ phía khách hàng hoặc thời hạn vay không hợp lý làm tăng thêm áp lực trả lãi cho ngân hàng mà Công ty phải đương đầu. Ngoài ra, nhu cầu về vốn để đổi mới công nghệ, marketing đầu ra tất cả điều đó dẫn tới tình trạng thiếu vốn.

* Trình độ kinh doanh quốc tế còn yếu kém

Mặc dù Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc tuyển chọn, đào tạo phát triển, sa thải và các biện pháp tạo động lực, song so với các đối tác nước ngoài Công ty vẫn còn thua kém họ rất nhiều.

* Yếu về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật, xuất xứ hàng hóa và khả năng thay đổi mẫu mốt

Nhìn chung, chất lượng sản phẩm của Công ty ở mức thấp và mức trung bình, các quy định, quản lý về tiêu chuẩn kỹ thuật, xuất xứ hàng hóa thiếu chặt chẽ, khả năng của Công ty trong việc nghiên cứu thay đổi mẫu mã là yếu. Vấn đề này khi vào thị trường Hoa Kỳ phải rất chú ý vì quy định của Hoa Kỳ rất chặt chẽ

• Những mặt mạnh của công ty may Thăng Long.

* Có quy mô sản xuất lớn, chủng loại sản phẩm đa dạng, có thể đáp ứng mọi đơn đặt hàng của khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với khả năng sản xuất 5 triệu sản phẩm (quy về áo sơ mi) một năm, các xí nghiệp phù trợ và Công ty vệ tinh ở địa phương có thể cung cấp được mọt khối lượng hàng hóa lớn đảm bảo đúng thời hạn giao hàng theo hợp đồng. Điều này rất có lợi cho Công ty kinh doanh trên thị trường Hoa Kỳ, vì thông thường mõi đơn đặt hàng của Hoa Kỳ đều có số lượng lớn, khoảng 25.000 tá. Ngoài ra, Công ty có thể sản xuất được nhiều loại sản phẩm khác nhau có mẫu mã và chất lượng phù hợp.

* Có chi phí nhân công rẻ, sẩn phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đây là yếu tố cơ bản mà Công ty phải tận dụng để cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ. Trường hợp của Trung quốc, các nước NICs là điển hình, mặc dù Mỹ đã áp dụng quy chế hạn chế, ràng buộc nhưng hàng hóa của các quốc gia này vẫn xâm nhập mạnh vào thị trường Hoa Kỳ chủ yếu là nhờ vào hàng hóa có giá cả thấp, chất lương sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

* Có ưu thế trong sản xuất quần áo bò, áo jacket, áo sơ mi nam và kinh doanh FOB có hiệu quả.

Đây cũng là lợi thế của Công ty vì nhu cầu của các loại sản phẩm này ở thị trường Mỹ là rất lớn và đối với các Công ty Hoa Kỳ họ thừơng chỉ đặt hàng theo phương thức FOB là chủ yếu.

* Công ty được cấp chứng chỉ ISO 9002

Chứng chỉ ISO 9002 là giấy thông hành để sản phẩm của Công ty đi vào thị trường thế giới. Đây là lợi thế của Công ty để cạnh tranh sản phẩm trên thị trường Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của Công ty May Thăng Long sang thị trường Hoa Kỳ.docx (Trang 44 - 47)