Môi trường văn hóa

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của Công ty May Thăng Long sang thị trường Hoa Kỳ.docx (Trang 26 - 36)

Do có sự khác nhau về văn hoá đang tồn tại giữa các quốc gia. Cho nên các nhà kinh doanh muốn kinh doanh trên thị trường nước ngoài phải hiểu được đặc tính văn hoá ở thị trường đó. Từ môi trường văn hoá chúng ta có thể biết được thái độ, hành vi của khách hàng đối với sản phẩm của Công ty, từ môi

trường văn hoá khác nhau dẫn tới sự khác nhau trong mô hình quản lý. Hơn nữa, sản phẩm của Công ty là hàng may mặc, mà lối ăn mặc thể hiện đặc tính văn hoá riêng biệt của mỗi quốc gia. Do vậy, việc phân tích, đánh giá môi trường văn hoá Hoa Kỳ là hết sức cần thiết đối với Công ty. Sau đây là những đặc điểm văn hoá cơ bản của Hoa Kỳ tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của Công ty khi xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ.

- Hoa Kỳ là đất nước của những người nhập cư

Những chuyến đi khám phá châu Mỹ của Colong được Vương quốc Tây Ba Nha bảo trợ, và những người da trắng đầu tiên đến định cư ở đây đều là những người Tây Ba Nha đã tăng lên nhanh chóng.

Người Anh đến mỹ vào thời điểm muộn hơn người Tây Ba Nha, nhưng họ lại giữ vai trò nòng cốt của xã hội thuộc địa Mỹ. Trong tổng số dân da trắng là 3,2 triệu người trong cuộc điều tra dân số năm 1790, có tới 80% là người Anh. Mười ba thuộc địa đầu tiên là người Anh cai trị, pháp luật , cơ cấu tổ chức chính quyền, đời sống văn hoá, xã hội mang đặc điểm của Anh.

Từ năm 1860 đến nay, số dân Hoa Kỳ cũng có thay đổi đáng kể, một xu thế quan trọng là cộng đồng người di cư trong tổng số dân Mỹ tăng lên, những người nhập cư từ Châu Âu giảm dần và Châu á tăng dần, bắt đầu là người Trung Quốc, Nhật Bản, người mỹ gốc Việt Nam hiện nay có khoảng 2 triệu người. Tuy nhiên, văn hoá của Hoa Kỳ vẫn mang đặt tính Tây Âu, đặc biệt là Anh quốc.

Điều này rất có lợi cho Công ty vì Công ty đã có kinh nghiệm khi xâm nhập thị trường EU, Nhật Bản.

* Tôn giáo

Khoảng hơn 60% tổng số người dân Hoa Kỳ là thành viên của các hiệp hội tôn giáo, đông hơn nhiều so với các quốc gia Châu Âu và Canada. Tính đến năm 1989, có 145.384 triệu người Hoa Kỳ theo tôn giáo, trong đó có 77 triệu người theo đạo Tin Lành, 55 triệu người theo đạo Thiên chúa giáo, 6 triệu người theo đạo Do Thái,....

Tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong xã hội Hoa Kỳ. Những người di cư đến lập nghiệp ở Hoa Kỳ đều mang trong mình tâm niệm là làm theo ý chúa. Họ cọi tôn giáo là nền tảng kỷ cương trong xã hội. Đa số người Mỹ coi việc theo đuổi tín ngưỡng là việc riêng của mình, chẳng có liên quan đến bất kỳ ai. Điều này nảy sinh nhiều tín ngưỡng, tôn giáo.

Tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong các phong trào xã hội, giúp người dân Mỹ có ý thức đồng bào, tương trợ lẫn nhau giữa những người trong cùng một nước.

Khi Công ty xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ phải rất chú ý tới các yếu tố tôn giáo này. Đặc biệt những sản phẩm của Công ty, các hoạt động marketing phải tránh vi phạm đến quy định của tôn giáo, trái với ý chúa.

Trình độ giáo dục của Hoa Kỳ rất cao. Chính phủ Hoa Kỳ rất coi trọng vấn đề giáo dục và đào tạo. Hiện nay, thu nhập quốc dân dành cho giáo dục là 6,7% GDP, điều này thể hiện sự văn minh của Hoa Kỳ Chính vì vậy sự đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm trách nhiệm phục vụ của người tiêu dùng Mỹ mà Công ty phải cố gắng đáp ứng.

Thông qua việc phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh của Hoa Kỳ và khả năng của Công ty May Thăng Long ở phần trên, ta có thể tổng hợp về đặc điểm thị trường Mỹ qua một số chỉ tiêu sau đây :

- Dân số Hoa Kỳ: hơn 250 triệu người đứng thứ tư trên thế giới, tốc độ tăng dân số 1%/năm.

- GDP: khoảng 7500 tỷ USD, cao nhất thế giới.

- Tốc độ tăng GDP: trung bình 2,5%/năm trong những năm gần đây và dự báo trong vài năm tới vẫn duy trì được tốc đột tăng trưởng cao. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong những nước phát triển.

- GDP bình quân đầu người một năm 28.200 USD/năm 1995.

- Giá trị sản lượng dệt may nhập khẩu hàng năm chiếm 39,5 tỷ USD, chiếm 24% của thế giới.

- Giá trị sản lượng hàng dệt may nhập khẩu bình quân đầu người 160USD/năm.

- Tốc độ tăng nhập khẩu hàng dệt may: 0,2%/năm.

- Thuế: thuế của Hoa Kỳ áp dụng cho hàng dệt may ở mức thấp, mức thuế trung bình áp dụng cho quần áo may sẵn là 10-15%.

- Sự can thiệp của Chính Phủ: ở mức tối thiểu, có thể dự đoán được.

- Sự ổn định tiền tệ: ở mức tương đối ổn định, lạm phát 2% năm, có thể dự đoán được.

- Nghiên cứu thị trường, quảng cáo: dễ dàng thu thập số liệu, có nhiều phương tiện, ít hạn chế.

- Giao thông vận tải, thông tin liên lạc: là một trong những nước đứng đầu thế giới.

- Ổn định chính trị: ổn định.

- Khả năng chấp nhận thị trường đối với sản phẩm của Công ty May Thăng Long: đã được thị trường chấp nhận.

- Khả năng thanh toán: khả năng thanh toán an toàn, sòng phẳng. - Mức độ rủi ro: thấp.

- Hiệu quả kinh tế: có khả năng tiêu thụ với sản lượng lớn, giá cả cao. Các chỉ tiêu trên cũng là một trong những cơ hội để công ty may Thăng Long thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Bên cạnh đócòn có những cơ hội sau:

+Hoa Kỳ là đất nước của những người nhập cư _văn hoá của họ mang đặcctính Tây Âu,đặc biệt là Anh quốc. Đây là cơ hội cho công ty vì công ty đã có kinh nghiệm khi thâm nhập vào thị trường EU,Nhật Bản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên cũng có nhiều thách thức khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ

+Ton giáo của Hoa Kỳ rất phức tạp +Pháp luật của Hoa Kỳ rất chặt chẽ

Công ty cần phải cố gắng tận dụng những lợi thế của mình để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng người Mỹ. Mặt khác, nếu mặt hàng may mặc của Công ty xuất sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện khó khăn (mức thuế suất cao) thì trong tương lai khi điều kiện thuận lợi (được hưởng quy chế tối huệ quốc) sản phẩm xuất khẩu của Công ty sẽ mạnh hơn nữa.

Công ty cần phải cố gắng tận dụng những lợi thế của mình để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng người Mỹ. Mặt khác, nếu mặt hàng may mặc của Công ty xuất sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện khó khăn (mức thuế suất cao) thì trong tương lai khi điều kiện thuận lợi (được hưởng quy chế tối huệ quốc) sản phẩm xuất khẩu của Công ty sẽ mạnh hơn nữa.

CHƯƠNG III

- 2.5 Môi trường cạnh tranh

MÔ HÌNH 5 LỰC LƯỢNG CỦA MICHAL.E.POTER3

Mô hình 5 lực lượng của Michael Poter là công cụ sắc để phân tích một cách thiết thực về: Khách hàng ,đối thủ cạnh tranh ,các đối thủ tiềm ẩn mới,nhà cung cấp

và các sản phẩm thay thế

* Các đối thủ tiềm ẩn mới

Đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của công ty, mặc dù không phải bao giờ công ty cũng gặp ơphải đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới, song nguy cơ bị đối thủ mới thâm nhập vào ngành cũng ảnh hưởng đến chiến lược của công ty.

Ngành may mặc là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, đầu tư vốn ít, trung bình chỉ cần từ 700-800 USD cho một người lao động, thời gian thu hồi vốn nhanh (khoảng từ 3-4 năm) đào tạo lao động chiếm mất 2-3 tháng. Chính vì vậy, điều kiện này rất phù hợp với các nước đang phát triển, thường có mức thất nghiệp cao mà lại thiếu vốn. Hơn nữa thị trường Hoa Kỳ là một thị trường hấp dẫn, nhiều công ty muốn vào thị trường này. Tương lai Hoa Kỳ sẽ cho nhiều nước đang phát triển được hưởng quy chế tối huệ quốc, tạo điều kiện cho các công ty ở những nước này xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Hoa Kỳ.

Ngoài ra, Việt Nam cũng có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc mà chưa có hạn ngạch, họ luôn luôn tìm mọi cách để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và các doanh nghiệp này có hạn ngạch sẽ là một sức ép lớn cho công ty may Thăng Long.

Tất cả những vấn đề trên mà công ty phải tính đến khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ do các đối thủ tiềm ẩn mới gây ra.

* Nhà cung cấp

Hiện nay, hầu hết nguyên phụ liệu dùng cho sản xuất sản phẩm và máy móc thiết bị của công ty đều phải nhập khẩu, do trong nước chưa đáp ứng được. Vì vậy, chi phí nguyên phụ liệu là cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài do chi phí vận tải. Hơn nữa, nhà cun cấp nước ngoài có khả năng ép giá đối với công ty càng làm tăng nguy cơ tăng chi phí đối với sản xuất.

Vấn đề vay vốn công ty cũng gặp khó khăn do thủ tục hành chính phức tạp, nạn tham nhũng và thời gian quay vốn quá ngắn không đủ quay vòng.

Vấn đề tiền công lao động cũng gây sức ép đối với công ty do phải tăng chi phí lao động. Về lâu dài công ty phải tính đến vấn đề này.

* Khách hàng

Sản phẩm của công ty xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, thông qua các nhà phân phối Hoa Kỳ. Các nhà phân phối Hoa Kỳ có điều kiện thuận lợi để ép giá công ty, do:

-Có rất nhiều công ty may khác muốn bán hàng cho các nhà phân phối Mỹ và các công ty may cạnh tranh ác liệt để giành lấy các đơn đặt hàng của Mỹ. Cho nên chi phí chuyển mối là rất thấp hoặc không mất chi phí chuyển mối.

-Các chính sách vĩ mô của Hoa Kỳ cũng tạo ra nhiều lợi thế cho các công ty Hoa Kỳ kinh doanh trên thị trường quốc tế.

* Sản phẩm thay thế

Sức ép do có sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao bị khống chế . Nhìn chung mặt hàng của công ty ít phải chịu sứ ép cạnh tranh của các mặt hàng thay thế.

* Các đối thủ cạnh tranh trong ngành - Các đối thủ cạnh tranh nước ngoài

Sản phẩm của công ty may Thăng Long xuất khẩu ra thị trường nước ngoài là những sản phẩm cấp thấp và trung bình, sản phẩm may mặc cao cấp hiện nay trên thị trường quốc tế được chiếm lĩnh bởi các công ty của các quốc gia như Anh, Nhật Bản, các nước NICs, Trung Quốc có một phần. Vì vậy đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty trên thị trường Hoa Kỳ là các công ty của Trung Quốc, các nước ASEAN và các nước bang phát triển khác

BẢNG 2.4: CÁC NƯỚC XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CHỦ YẾU Ở THỊ TRƯỜNG HOA KỲ NĂM 1997

Tên nước Trị giá (tỷ USD)

Trung Quốc 7,2 ASEAN 6,1 Hông Kông 4,7 Đài Loan 2,7 Hàn Quốc 3 Việt Nam 0,02 Nguồn: Bộ Thương Mai

Qua bảng trên ta thấy các quốc gia châu Á là những nước xuất khẩu hàng dệt may nhiều nhất sang thị trường Hoa Kỳ. Trong đó Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Mỹ 7,2 tỷ $, các nước ASEAN xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ 6,1 tỷ $. Sở dĩ là các nước này đã tận dụng triệt để các lợi thế sau đây để hạ giá thành sản phẩm và tăng tính năng cạnh tranh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Giá nhân công rẻ, tay nghề khéo léo và cần cù của người lao động +Lợi dụng nguồn nguyên phụ liệu được sản xuất ngay ở trong nước

+ Được hưởng quy chế tối huệ quốc và chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Hoa Kỳ

+Khả năng huy động vốn dễ dàng công nghệ tiên tiến

+ Do cuộc khung hoảng kinh tế ở các quốc gia đó làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm

Mặc dù các nước trên có lợi thế như vậy, nhưng họ cũng có những bất lợi hơn các doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể:

-Đối với các nước ASEAN, giá lao động của các nước này cao hơn ở Việt Nam và không bị khống chế bởi hạn ngạch.

-Đối với Trung Quốc: Hiện nay với sự phát triển ồ ạt của các doanh nghiệp may trong nước dẫn đến sản phẩm tiêu thị, hạn ngạch mà phía Hoa Kỳ cung cấp cho Trung Quốc luôn thiếu, xung đột thương mại giữa Mỹ-Trung Quốc diễn ra gay gắt. Cho nên các công ty Trung Quốc để có hạn ngạch xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Hoa Kỳ phải mất thêm chi phí đáng kể cho hạn ngạch, trung bình làm tăng chi phi từ

1,5-2,5$/1sản phẩm.

-Đối với một số nước đang phát triển khác Chính phủ thực hiện bán hạn ngạch. Ví dụ ở Bănglađet, một áo sơ mi sợi bông nam, thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ là 20,9%, thông qua Chính phủ bán hạn ngạch làm tăng chi phí ngang bằng với Việt Nam chưa được hưởng ưu thế tối huệ quốc của Hoa Kỳ phải chịu mức thuế 45%.

Năm 1997, Công ty May Thăng Long cũng đã xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ khối lượng sản phẩm trị giá 558.022 USD. Công ty xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu để làm quen vì những hạn chế sau:

-Việt Nam chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc, chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Hoa Kỳ nên giá sản phẩm của công ty cao hơn các công ty nước ngoài khác nên khó cạnh tranh.

-Nguồn nguyên phụ liệu chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài, phải mất thêm chi phí vận tải.

-Trình độ kinh doanh, kinh nghiệm của công ty còn hạn chế.

Tuy vậy, công ty May Thăng Long cũng có nhiều lợi thế so với các công ty nước ngoài khác, đặc biệt khi Việt Nam cũng được hưởng quy chế tối huệ quốc của Hoa Kỳ:

-Giá lao động rẻ và sự khéo léo, cần cù của người lao động Việt Nam -Chính sách khuyến khích mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu của Chính phủ. -Sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Mỹ

Bảng 2.4 : GIÁ NHÂN CÔNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Tên nước Giá nhân công (USD/giờ)

Nhật 22,65 Mỹ 11,61 Đài loan 6,76 Hồng Kông 3,85 Inđônêsia 1,04 Việt Nam 0,37 Trung quốc 0,36

Nguồn: Bộ thương mại Theo một số tài liệu nghiên cứu của Mỹ thì hiện nay mặc dù Việt Nam chưa có quy chế tối huệ quốc của Hoa Kỳ, Nếu hàng áo sơ mi sợi bông của Việt Nam giá gia công đạt 10$/1 tá thì sẽ hấp dẫn nhà buôn Mỹ. Trên thực tế, một công ty Hồng Kông thuê công ty May Thăng Long thì khách hàng chỉ phải trả giá gia công 8$/1 tá áo sơ mi và vải sợi bông. Điều này chứng tỏ sản phẩm của công ty có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, nếu công ty Thăng Long tận dụng tốt điều này.

Với kim ngạch xuất khẩu trị giá 558.022 USD vào thị trường Hoa Kỳ năm 1997 chiếm 2,8% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện nay các đối thủ cạnh tranh ác liệt nhất của công ty ở trong nước như May 10, May Thành Công, May Việt Tiến ...Một số công ty như công ty May Việt Tiến và Thành Công-họ sản xuất theo dây chuyền nhỏ nên cung ứng ra thị trường với tốc độ nhanh do khối lượng nhỏ, khó tồn đọng, dễ thích ứng với thị trường. Mặt khác, chất lượng vải, kỹ thuật đóng gói sản phẩm cũng như bao bì sản phẩm trội hơn công ty may Thăng Long. Đây là một điều cần chú ý của công ty may Thăng Long cần khắc phục những gì chưa đạt chất lượng tốt để sản phẩm có uy tín với khách hàng.

Qua việc phân tích môi trường ngành ở trên ta có thể tóm tắt cơ hội và thách thức của công ty may Thăng Long như sau:

• Những cơ hội của Công ty May Thăng Long

* Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN, APEC, trong tương gian tới sẽ gia nhập tổ chức WTO và sẽ được hưởng quy chế tối huệ quốc của Hoa Kỳ.

Dự định trong thời gian tới Việt Nam sẽ là thành viên chính thức của tổ

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của Công ty May Thăng Long sang thị trường Hoa Kỳ.docx (Trang 26 - 36)