BẢNG 2.6: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CƠ CẤU TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Năm

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của Công ty May Thăng Long sang thị trường Hoa Kỳ.docx (Trang 41)

3. MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ CỦA CÔNGTY

BẢNG 2.6: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CƠ CẤU TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Năm

Năm Nguyên giá TSCĐ Giá trị còn lại TSCĐ Công trình xây dựng Thiết bị Trị giá % Trị giá % 1996 41.011 25.062 7.602 30,3 17.460 69,67 1997 42.257 22.633 6.745 29,8 15.887 70,29 1998 55.706 32.962 9.558 29 23.404 72

Nguồn: Phòng kế hoạch -công ty may Thăng Long 3.4. Chủng loại sản phẩm của Công ty và mặt hàng xuất khẩu chủ yếu

Hiện nay Công ty đã sản xuất và xuất khẩu trên 20 mặt hàng với nhiều kiểu dáng mẫu mã, hình thức khác nhau như: các loại áo sơ mi nam nữ, jacket, váy áo dệt kim, quần áo bò, áo khoác...

Nếu căn cứ vào sự ổn định của mặt hàng, tỷ trọng và yếu tố công nghệ, có thể phân loại mặt hàng ưu thế và tiềm năng của Công ty như sau:

* Các mặt hàng có ưu thế:

a. Áo sơ mi: Đây là mặt hàng truyền thống của Công ty với hệ thống dây chuyền may hiện đại, luôn chiếm tỷ trọng cao và nó vừa là mặt hàng ổn định trong xuất khẩu, đồng thời mặt hàng có nhu cầu rất lớn và khả năng mở rộng sản xuất.

b. Áo jacket: Đây cũng là mặt hàng chủ lực truyền thống và xuất khẩu khá ổn định của Công ty. Hàng jacket luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu xuất khẩu hàng FOB của Công ty. Công ty có nhiều ưu thế trong việc sản xuất mặt hàng này do tay nghề công nhân khá, thị trường ổn định. Tuy nhiên sản phẩm này cũng chịu nhiều sức ép cạnh tranh.

c. Các mặt hàng bò: Đây là mặt hàng có ưu thế của Công ty và Công ty tập trung đẩy mạnh xuất khẩu. Với nguyên phụ liệu tận dụng trong nước, có thiết bị mài bò... vì thế mặt hàng này giá thành giảm, thu lợi nhuận cao. Hơn nữa, hiện nay ở trong nước rất ít doanh nghiệp có lợi thế về mặt hàng bò này cho nên tập trung mở rộng thị trường xuất khẩu như Mỹ, Nhật là hướng ưu tiên trong thời kỳ tới.

d. Áo dệt kim: Đây là mặt hàng kỹ thuật tương đối đơn giản nhưng đang được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là các bạn trẻ trong nước và nước ngoài. Hiện nay Công ty đang có một xưởng may dệt kim hợp tác với Hồng Kông. Và đặc biệt ngay sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam, Công ty đã xuất khẩu 300.000 áo dệt kim sang thị trường này.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của Công ty May Thăng Long sang thị trường Hoa Kỳ.docx (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w