Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 36 - 39)

Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng thương mại, nó chiếm 2/3 tổng thu nhập của Ngân hàng, nhưng đó là thông lệ quốc tế

còn ở Việt Nam con số đó là khoảng 90% tổng thu nhập của Ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng, mục tiêu chủ yếu của Ngân hàng là kiếm được lợi nhuận, trên cơ sở phục vụ nhu cầu tín dụng của cộng đồng. Nhà quản trị Ngân hàng cũng phải quyết định phân chia nguồn vốn trong phạm vi các khoản mục cho vay, nghĩa là vốn phải được phân thành các khoản cho vay như: tín dụng sản xuất kinh doanh, tín dụng sản xuất nông nghiệp, tín dụng tiêu dùng, tín dụng khác…nếu muốn nguồn vốn được an toàn và hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả. Cũng tương tự như các Ngân hàng khác, hoạt động cho vay tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu của MHB Sa Đéc, trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thì cho vay ngắn hạn là chủ yếu, cho vay trung và dài hạn rất ít nên chiếm tỷ trọng trong tổng thu nhập thấp. Trước đây Ngân hàng cũng cho vay nhiều trong lĩnh vực trung và dài hạn nhưng những năm gần đây theo đà phát triển của đất nước, Ngân hàng đa dạng hoá thêm nhiều hính thức hoạt động: cho vay ngắn hạn đã tăng lên rất cao và từ từ chiếm lĩnh chủ yếu trong hoạt động của Ngân hàng. Để

hiểu rõ hơn qui mô tín dụng, chất lượng tín dụng và những nguyên nhân của nó

đã đề cập ở trên ta xem xét từng khoản mục tín dụng như sau:

Bng 5: DOANH S CHO VAY THEO THÀNH PHN KINH T

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 Ch

tiêu S

tin % tiSềốn % tiSềốn % Tuyđối t Tươđống i Tuyđối t Tươđống i

CTY

& DN 19.488 8,27 25.527 8,70 27.129 9,01 6.039 30,99 1.602 6,28 CÁ

Ghi chú: - CTY & DN: Công ty và doanh nghiệp

CTY&DN là thành phần kinh tế được chính quyền địa phương khuyến khích phát triển vì nó thể hiện một phần khả năng tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Tuy nhiên doanh số cho vay đối với thành phần này có tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay của Ngân hàng vì đây không phải là đối tượng hướng đến cho vay của Ngân hàng. Hoạt động kinh doanh, sản xuất của các thành phần kinh tế

này không nằm trong chuyên môn hoạt động của Ngân hàng nên gập nhiều khó khăn trong công tác thẩm định cho vay, có thể dẫn đến nhiều rủi ro cho Ngân hàng và vì còn có sự cạnh tranh gay gắt của Ngân hàng Công Thương chi nhánh Sa Đéc, đó mới chính là lĩnh vực hoạt động chính của họ. Ngân hàng chỉ cho vay

đểđa dạng hóa các hình thức đầu tư tín dụng.

Cùng với sự gia tăng của tổng doanh số cho vay, doanh số cho vay theo từng đối tượng cũng tăng trưởng theo, tuy nhiên tốc độ tăng ở mỗi thành phần kinh tế qua các năm có khác nhau.

Năm 2005 doanh số cho vay đối với Công ty và doanh nghiệp là 19.488 triệu đồng, chiếm khoảng 8,27% trong tổng doanh số cho vay năm 2005.

Sang năm 2006 con số này đạt 25.527 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2005 là 6,039 triệu đồng, tương đương 30,99%. Và đến năm 2007 chỉ số này tiếp tục tăng 6,28% là tốc độ tăng của năm 2007 so với năm 2006. Đạt được thành quả

trên là nhờ vào sự tích cực của đội ngũ cán bộ tín dụng trong việc tiềm kiếm thêm nhiều khách hàng mới, duy trì được khách hàng truyền thống của Ngân hàng. Với việc đơn giản hoá các thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian để kiệp thời gian cho các dự án sản xuất của khách hàng…

Ngoài ra Ngân hàng còn cho vay các đối tượng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ và cho vay khác đối với cá thể, hộ sản xuất,

đây là đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng. Do vậy trong quá trình hoạt

động của mình, Ngân hàng luôn chú trọng cho vay thành phần kinh tế này.

Những năm qua, doanh số cho vay của Ngân hàng đối với cá thể, hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu thành phần kinh tế, và doanh số cho vay luôn tăng qua các năm. Năm 2005 doanh số cho vay đối với thành phần này

là 216.212 triệu đồng, chiếm khoản 91,73% trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Năm 2006 thành phần này vay của Ngân hàng là 267.993 triệu đồng, tăng hơn năm 2005 là 51.781 triệu đồng, tương đương 23,95%. Năm vừa rồi con số này đạt được 273.966 triệu đồng tăng hơn so với năm 2006 khoản 5.973 triệu

đồng tương đương 2,23%. Đều này thể hiện nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng cao chứng tỏ người dân đã mở rộng sản xuất về quy mô và hình thức dần dần phát triển một nền nông nghiệp vững mạnh, vươn lên trở thành một ngành sản xuất lớn góp phần nâng cao đời sống người dân, ổn định kinh tế. Đồng thời cũng phản ánh Ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư cho vay vào các ngành sản xuất truyền thống của tỉnh, tạo được công ăn việc làm cho nhiều người, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân, nhằm cải thiện cuộc sống ngày càng tốt hơn.

Qua tỷ lệ cho vay đối với các thành phần kinh tế cho thấy MHB Sa Đéc còn hạn chế trong việc mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế là Công ty và doanh nghiệp. Năm vừa rồi tỷ trọng doanh số cho vay đối với Công ty và doanh nghiệp chiếm khoảng 9% trong tổng doanh số cho vay là một con số tương đối thấp đối với một đối tượng tiềm năng. Cụ thể hơn nửa sẽ được trình trong hình sau: 19488 25527 27129 216212 267993 273966 235700 293520 301095 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 2005 2006 2007 CT & DN CÁ THỂ TỔNG DOANH SỐ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 36 - 39)