KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 83 - 84)

c. Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KT LUN

Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng Việt Nam nói riêng, song hội nhập cũng có những mặt trái của nó. Điều quan trọng là Ngân hàng Việt Nam phải biết phát huy những cơ hội có được và khắc phục những yếu kém của chính mình, đó cũng là những thách thức đặt ra trên con đường hội nhập. Hòa mình vào những cơ hội và thách thức đó MHB Sa Đéc cũng đang chuẩn bị cho con đường vươn tới một Ngân hàng hiện đại cạnh tranh cùng các NHTM trong nước và quốc tế trong khu vực hoạt động của mình. Qua việc phân tích hoạt động tín dụng trong 3 năm qua ta đã thấy được nổ lực của ban lãnh đạo cùng tập thể nhân viên trong việc mở

rộng quy mô hoạt động, cải thiện tình hình kinh doanh và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Tuy nhiên, hoạt động tín dụng là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Mặc dù Nhà nước có nhiều cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nền kinh tế, hệ thống các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách có liên quan đến hoạt động tín dụng ngày càng được hoàn chỉnh, tạo hành lang pháp lý trong hoạt động kinh doanh, gia tăng sự tín nhiệm của khách hàng với phòng giao dịch, nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trong 3 năm qua, tuy hiệu quả hoạt động của Ngân hàng không ngừng gia tăng, các thủ tục pháp lý ngày càng hoàn thiện, cán bộ nhân viên có kinh nghiệm nhiều hơn, nhưng nợ quá hạn vẫn phát sinh và gia tăng. Nguyên nhân một phần là do yếu tố chủ quan của cán bộ nhân viên trong Ngân hàng, một phần là do bản thân khách hàng và môi trường tác động. Vì vậy việc hạn chế rủi ro tín dụng là mục tiêu hàng đầu và xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng.

Nhìn chung, kết quả hoạt động tín dụng của phòng giao dịch qua 3 năm khả

quan và an toàn. Đạt được kết quả như trên là nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám Đốc, tinh thần đoàn kết nội bộ, phong cách phục vụ chu đáo, tận tình,

vui vẻ của toàn thể nhân viên MHB Sa Đéc, xứng đáng là phòng giao dịch tiên tiến của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL.

6.2. KIN NGH

Môi trường đầu tư nước ta thời gian qua đã có những bước cải thiện vượt bậc, những thành công trong cải cách pháp luật, quá trình cải thiện nhanh về cơ

hạ tầng, việc thực hiện cơ chế “một cửa”, cùng với quá trình hiện đại hóa ngành hải quan, làm giảm đáng kể chi phí cho doanh nghiệp, Ngân hàng và làm tăng tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh. Tuy nhiên trước việc gia nhập WTO, Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức lớn chúng ta còn nhiều việc phải làm, cần phải nhìn lại để xem xét và đánh giá những thuận lợi và khó khăn của mình để từng bước cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, giảm bớt chi phí, thủ tục cũng như tiết kiệm thời gian để làm tăng hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế.

Qua quá trình phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của MHB Sa Đéc tôi nhận thấy còn nhiều bất cập mà Ngân hàng cũng như chính quyền các cấp cần phải làm, cần khắc phục để cho công việc kinh doanh của các doanh nghiệp và Ngân hàng được thuận lợi và phát triển hơn. Do đó tôi xin đưa ra một số kiến nghịđối với các cấp như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 83 - 84)