Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tín dụng tại Ngân hàng thương mại (Trang 52 - 53)

Nhìn chung nhu cầu tín dụng trong việc mua sắm phương tiện hỗ trợ học tập hiện nay của sinh viên tại đại học Cần Thơ chỉ ở mức trung bình. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này xuất phát từ yếu tố tâm lý “sợ mắc nợ, sợ không trả được nợ” của các bạn sinh viên, có thể với đa số sinh viên việc vay vốn ở các ngân hàng thương mại là một điều còn quá mới mẻ và xa lạ, các bạn vẫn chưa nắm được phương thức cho vay, mức lãi suất, điều kiện cho vay của ngân hàng,..., nên chọn câu trả lời “không có nhu cầu” cũng là điều dể hiểu.

Khoảng cách giàu nghèo giữa gia đình của các sinh viên hiện nay tương đối cao, nhiều sinh viên hiện đang phải vay tiền ở NHCSXH, tiền để trang trãi cho những sinh hoạt ngày thường còn chưa đủ thì làm sao dám nghĩ đến những thứ “xa xỉ” như xe máy, laptop. Nhất là ở những gia đình “nhà quê”, họ thà rằng chắt bóp mỗi tháng vài trăm nghìn còn thấy yên tâm chứ bảo đi vay ngân hàng mấy triệu đồng một lúc thì cả năm ăn không ngon ngủ không yên vì sợ không có tiền trả khoản nợ ấy.

Thế nhưng, với chương trình học theo tín chỉ hiện nay tại ĐHCT thì những thứ đó lại có ý nghĩa rất quan trọng trong học tập của các sinh viên, dù nhà trường đã trang bị rất nhiều máy vi tính để hỗ trợ cho sinh viên nhưng sự quan tâm đó của nhà trường cũng chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu của sinh viên mà thôi, bằng chứng là máy vi tính trong trung tâm học liệu của trường luôn trong tình trạng hết chỗ. Do đó những sinh viên có khả năng đều tự trang bị cho mình những phương tiện cần thiết để hỗ trợ cho việc học như đã đề cập ở trên, tuy nhiên tỷ lệ này là rất thấp (chiếm 19%/mẫu điều tra).

Từ đó có thể thấy, nếu như ngân hàng có những chính sách phù hợp tạo được niềm tin, giúp các bạn sinh viên vượt qua những yếu tố về tâm lý thì nhu cầu thực trong việc vay vốn ở ngân hàng sẽ là rất lớn.

Qua những phân tích trên còn cho ta thấy được vấn đề quan trọng cần phải giải quyết nếu muốn đưa tín dụng của ngân hàng đến với sinh viên đó là người bảo lãnh.

Trang 53

Như đã phân tích cho dù là nhà trường hay gia đình đứng ra bảo lãnh cho sinh viên thì cũng đều có những hạn chế nhất định. Không tìm được người bảo lãnh thích hợp không chỉ là khó khăn của sinh viên mà còn của cả ngân hàng, cho dù có người bảo lãnh thì người đó sẽ lấy gì để làm đảm bảo, uy tín hay tài sản cũng là một vấn đề cần giải quyết.

Chính vì hiện nay các ngân hàng còn lúng túng trong việc đưa ra giải pháp để giải quyết những vấn đề trên nên có rất ít ngân hàng thương mại dám cấp tín dụng cho sinh viên dù đây là một thị trường mới đầy tiềm năng.

CHƯƠNG 5:

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU TÍN

DỤNG CỦA SINH VIÊN

5.1 Mô hình hồi quy và các biến đưa vào mô hình 5.1.1 Mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tín dụng tại Ngân hàng thương mại (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)