0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nhận xét, đánh giá chung về kết quả thu được

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP VỀ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 59 -59 )

Nhìn chung mức độ dự báo đúng của mô hình đạt 83% là tương đối cao tuy nhiên hệ số xác định R2 = 53% cho thấy các biến độc lập được đưa vào mô hình vẫn chưa đại diện hết tất cả các yếu tố tác động đến vấn đề nghiên cứu.

Trong 7 biến đưa vào mô hình có 5 biến có ý nghĩa về mặt thống kê, trong đó có 2 biến tác động ngược chiều với biến phụ thuộc là thu nhập của sinh

viên và thu nhập của gia đình sinh viên, 3 biến còn lại có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc là năm học, có việc làm thêm không và số người phụ thuộc trong gia đình.

Trong số 5 biến có ý nghĩa thì biến thu nhập của sinh viên có hệ số góc lớn nhất, trong khi biến thu nhập của gia đình và biến số người phụ thuộc trong gia đình tuy có ý nghĩa nhưng mức độ tác động của 2 biến này đến biến phụ thuộc tương đối thấp, nghĩa là tác động của gia đình đến nhu cầu tín dụng của sinh viên trong việc mua sắm các phương tiện hỗ trợ học tập là không đáng kể.

Có một vài khác biệt giữa kết quả khảo sát sinh viên ĐHCT với kết quả đều tra thực hiện tháng 11-2005 tại TP. HCM (do PGS.TS Lê Bảo Lâm làm chủ nhiệm đề tài), bởi nhu cầu tín dụng của sinh viên trong trường hợp này không chỉ đơn thuần xuất phát từ những khó khăn về mặt tài chính mà còn do nhu cầu sử dụng những sản phẩm như xe máy, laptop,..., quyết định.

Hai biến giới tính, nơi cư ngụ của gia đình không có ý nghĩa trong mô hình chứng tỏ nhu cầu tín dụng của sinh viên không chịu tác động bởi 2 chỉ tiêu này.

Qua việc mô tả chi tiết các biến có ý nghĩa thống kê, cùng dấu và mức độ tác động của từng biến đã cho ta có một cái nhìn tổng quát về các nhân tố ảnh hưởng, cũng như mức độ tác động của từng yếu tố đến nhu cầu tín dụng của sinh viên hiện nay trong việc mua sắm những phương tiện cần thiết cho việc học, làm cơ sở để từ đó có thể đưa ra giải pháp phù hợp nhằm đưa tín dụng ngân hàng đến với sinh viên.

CHƯƠNG 6:

GIẢI PHÁP NHẰM ĐƯA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐẾN VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ

6.1 Khó khăn, hạn chế trong việc đưa tín dụng của ngân hàng đến sinh viên

6.1.1 Khó khăn của sinh viên trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng 6.1.1.1 Một số khó khăn của sinh viên

Bên cạnh việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của sinh viên thì việc tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của sinh viên khi

Trang 61

đến giao dịch ở ngân hàng cũng là một việc làm cần thiết để rút ngắn khoảng cách giữa ngân hàng - sinh viên nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh viên khi đến giao dịch tại ngân hàng, và cũng để việc đưa tín dụng ngân hàng đến sinh viên được thực hiện dễ dàng hơn

Bảng 20: Phân phối tần suất về những khó khăn của sinh viên khi tiếp cận

tín dụng ngân hàng

Khó khăn của sinh viên SV (%)

- Không người bảo lãnh 21 21

- Không đủ uy tín để vay tín chấp 18 18

- Không có tài sản thế chấp 27 27

- Khác 34 34

Tổng 100 100

(Nguồn: Kết quả điều tra thực hiện tháng 04 năm 2009 )

Kết quả khảo sát cho thấy những vấn đề mà sinh viên cho là khó khăn khi tiếp cận tín dụng ngân hàng không phải là ít. Bên cạnh những khó khăn như không người bảo lãnh, không đủ uy tín vay, không có tài sản thế chấp, (đã được trình bày ở bảng 20) thì một số vấn đề khác cũng được nhiều bạn quan tâm như: lãi suất ở ngân hàng thương mại sẽ cao hơn lãi suất ở NHCSXH, không đủ khả năng hoàn tất hồ sơ vay theo yêu cầu của ngân hàng, một số bạn lại băng khoăn khi mình đã vay ở NHCSXH rồi thì có được vay ở ngân hàng khác hay không.

Một số khác thì cho rằng khó khăn lớn nhất của sinh viên là thiếu thông tin cần thiết vì nếu có đủ thông tin sinh viên sẽ dễ dàng hoàn tất hồ sơ vay, và có được kế hoạch trả nợ phù hợp.

Trên đây chỉ là một số ý kiến chủ quan của sinh viên mà tác giả đã thu thập được trong quá trình điều tra. Thực tế khi chương trình tín dụng cho sinh viên được áp dụng tại ngân hàng có lẽ những khó khăn mà sinh viên phải chịu sẽ không chỉ dừng lại ở đây.

6.1.1.2 Một số kiến của sinh viên để việc tiếp cận với tín dụng ngân

Theo ý kiến của một số sinh viên tham gia phỏng vấn để sinh viên có thể tiếp cận tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn thì vai trò của thông tin là rất quan trọng. Ngân hàng nên cung cấp đầy đủ thông tin về số tiền được vay, lãi suất vay, cùng những thủ tục cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên khi làm hồ sơ vay, hồ sơ vay càng đơn giản càng tốt, thời gian xét duyệt nhanh, nên áp dụng mức lãi suất ưu đãi khi cho sinh viên vay.

Bên cạnh đó một vấn đề cũng được các bạn sinh viên đặt ra là thái độ của nhân viên ngân hàng khi sinh viên đến vay, theo các bạn nhân viên ở ngân hàng cần phải tôn trọng sinh viên, đối xử bình đẳng với sinh viên như những khách hàng khác của ngân hàng.

Để sinh viên đến được với tín dụng ngân hàng thì vai trò của nhà trường cũng rất quan trọng, nhà trường nên làm cầu nối, liên kết sinh viên với ngân hàng.

6.1.2 Khó khăn của ngân hàng khi cho sinh viên vay

Do tín dụng cho sinh viên là một chương trình tương đối mới ở Việt Nam (chỉ mới bắt đầu phát triển mạnh sau Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg), và hiện nay chỉ có NHCSXH thực hiện chương trình này, nên các ngân hàng thương mại muốn tham gia vào việc cấp tín dụng cho sinh viên sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn như:

- Chưa được sự bảo hộ của pháp luật : Cho đến nay ngoài Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg Chính phủ vẫn chưa có một giải pháp hay quy định cụ thể nào để bảo đảm khả năng thu hồi nợ của ngân hàng khi cho sinh viên vay. Sinh viên đến vay tiền ngân hàng ngoài cam kết trả nợ thì không còn chụi bất kỳ sự ràng buộc nào, nghĩa là toàn bộ rủi ro ngân hàng phải tự gánh lấy.

- Khó khăn trong việc xác định chủ thể vay vốn: Về nguyên tắc người trực tiếp sử dụng vốn sẽ đứng ra vay, như vậy người vay sẽ có ý thức trách nhiệm cao hơn trong việc sử dụng vốn và sau này việc hoàn trả nợ sẽ thuận tiện hơn. Nhưng nhìn về tổng thể và nhất là về khía cạnh pháp lý thì sẽ có rất nhiều mặt bất cập vì học sinh, sinh viên tuy là người được thụ hưởng số tiền vay này để dùng vào mục đích học tập nhưng không phải là một chủ thể độc lập, mà còn lệ thuộc về mặt kinh tế với gia đình.

Trang 63

Nếu để học sinh, sinh viên đứng ra vay vốn, chính quyền nơi nào sẽ xác nhận việc vay vốn này trong khi đại bộ phận các trường đại học tập trung ở các thành phố lớn và thu hút người học từ khắp các nơi về đây. Chính quyền địa phương nơi có trường đại học rõ ràng không đủ những thông tin cần thiết để xác nhận cho một người từ nơi khác đến chỉ cư trú tạm thời trong một vài năm đứng ra vay vốn ngân hàng.

- Khó khăn trong vấn đề thu hồi nợ: xuất phát từ khó khăn trong việc xác định chủ thể vay vốn, việc để người vay đứng ra trả nợ rất có thể xảy ra tình trạng mất vốn nếu người đó bỏ học giữa chừng hoặc bị nhà trường đuổi học, cá biệt có cả những trường hợp do vi phạm pháp luật phải chấp hành án phạt tù, lúc đó ai sẽ là người đứng ra trả nợ trong khi người đó không còn thuộc quyền quản lý của nhà trường. Giả sử không xảy ra các trường hợp trên, nhưng sau khi ra trường người đó có thể chuyển đến bất kỳ nơi nào để kiếm việc làm và đương nhiên ngân hàng không thể có những địa chỉ để tiến hành thu nợ nếu người đó không tự giác mang tiền đến trả.

Mặt khác, với đối tượng này người vay thường chỉ có thể trả nợ sau khi tốt nghiệp ra trường có việc làm và thu nhập. Cái khó là không phải bất kỳ ai ra trường đều có việc làm và dù có việc làm với thu nhập ổn định đủ để trang trải chi phí sinh hoạt và trả nợ ngân hàng.

Bên cạnh những yếu tố khách quan còn phải kể đến một số yếu tố chủ quan xuất phát từ nhiều phía chẳng hạn như:

- Sinh viên không cung cấp đủ giấy tờ cần thiết để hoàn tất hồ sơ vay theo yêu cầu ngân hàng

- Nhà trường không mấy “mặn mà” khi ngân hàng liên hệ để cho sinh viên vay, có thể do sợ phiền hà, sợ mất uy tín của trường nếu sinh viên không trả nợ đúng hạn.

- Ngân hàng không đủ vốn để cung cấp cho nhiều sinh viên vay dài hạn, mạng lưới chi nhánh chưa đủ rộng để có thể cho sinh viên vay tại nơi mình cư trú

6.2 Phân tích một số giải pháp được đề xuất bởi các chuyên gia trong việc đưa tín dụng của ngân hàng đến với sinh viên

 Theo Ts. Nguyễn Ngọc Điện (3) người cho vay không cần xem xét thành phần xuất thân, gia cảnh của sinh viên, mà chỉ quan tâm đến động lực vay, tính nghiêm túc của dự án học tập và khả năng hoàn trả bằng thu nhập của họ sau khi tốt nghiệp.

Thời hạn hoàn trả nợ bắt đầu khi sinh viên hoàn thành kế hoạch học tập theo dự kiến và kéo dài trong một khoảng thời gian hợp lý, để áp lực trả nợ không ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống bình thường của người vay. Việc giải ngân không được thực hiện một lần mà được phân thành nhiều kỳ, tương ứng với các giai đoạn học tập.

Tín dụng cho sinh viên được nhà nước khuyến khích phát triển bằng những biện pháp động viên thiết thực đối với người cho vay chuyên nghiệp (tức là các ngân hàng thương mại), để người này cảm thấy mình cũng có lợi ích từ đó. Cho sinh viên vay không được coi là hoạt động kinh doanh và không bị đánh thuế.

 Nhận xét - Ưu điểm

Đối tượng cho vay không bị giới hạn, chỉ quan tâm đến động lực vay, tính nghiêm túc của dự án học tập và khả năng hoàn trả bằng thu nhập của họ sau khi tốt nghiệp.

Lãi suất thấp thời hạn trả nợ dài.

Việc thu hồi nợ được pháp luật đảm bảo bằng những quy định cụ thể.

(3)

Kinh nghiệm từ các nước phát triển; Báo Sài Gòn Tiếp Thị số ra ngày 27-09-2007

Chính sách ưu đãi, động viên của nhà nước tạo hứng thú để các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính tham gia vào việc phát triển tín dụng cho sinh viên một cách tự nguyện, giãm gánh nặng cho ngân sách, việc cho vay được tiến hành theo đúng thủ tục, tránh được những tác hại của cơ chế “xin- cho”

Đặc biệt, do không chịu áp lực thuế má, người cho vay có điều kiện sử dụng việc cho vay như một biện pháp kích thích nỗ lực học tập của sinh viên.

Trang 65

Để thực hiện chính sách này đòi hỏi ngân sách nhà nước hằng năm phải chi ra một khoản tiền rất lớn.

Không chỉ có vậy, để hoàn thiện được chương trình tín dụng cho sinh viên, nhà nước còn phải hoàn thiện một loạt thủ tục hành chính, trong đó có vấn đề quản lí hộ khẩu, địa chỉ, tài sản, thu nhập cá nhân và hộ gia đình...

Đối với một nước còn đang trong giai đoạn “đang phát triển” như Việt Nam thì có thể nói chính sách này nằm ngoài khả năng của nhà nước dù biết rằng đầu tư cho sinh viên cũng như những chính sách hỗ trợ khác là trách nhiệm của nhà nước để giữ gìn sự ổn định và phát triển của xã hội.

 Theo TS. Nguyễn Minh Kiều (4) việc nhà trường giữ bằng tốt nghiệp đối với sinh viên vay quĩ tín dụng cũng là cách hay. Nhà trường chỉ cấp chứng nhận tốt nghiệp để sinh viên xin việc. Khi công ty nhận hồ sơ không thấy bằng thì biết sinh viên này còn nợ ngân hàng. Cần có luật, chế tài cả những người có liên quan. Công ty nhận sinh viên này về sẽ có trách nhiệm trừ lương tháng để trả nợ ngân hàng.

Đối với ngân hàng, cần xem sinh viên cũng là một đối tượng khách hàng chứ không phải được vay là một ân huệ của sinh viên.

Mức ưu đãi cần tạo sự cân bằng, chẳng hạn thị trường đang là 1% thì lãi suất ưu đãi khoảng 0,8 - 0,9%. Không nên hạ lãi suất, điều này dẫn đến số người vay quá lớn, người không có nhu cầu thật sự cũng vay.

(4)

Nên xem tín dụng là một sản phẩm; Báo Tuổi Trẻ số ra ngày 30-10-2005

 Nhận xét - Ưu điểm

Áp dụng lãi suất thị trường nên sẽ hạn chế nhiều tiêu cực

Xem sinh viên cũng là một đối tượng khách hàng, tạo được sự thoải mái cho sinh viên khi đến ngân hàng, đây cũng là mong muốn của nhiều sinh viên

Giữ bằng tốt nghiệp của sinh viên để đảm bảo khả năng thu hồi nở của ngân hàng là việc có thể chấp nhận. Nhưng nếu để trách nhiệm trả nợ thuộc về các công ty nhận sinh viên đã vay vốn sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng xin việc của sinh viên.

 Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân (5) Quĩ tín dụng đào tạo nếu xác định cho vay thì cứ áp dụng lãi suất thị trường, mở rộng tín dụng học tập phục vụ tất cả sinh viên, không phân biệt giàu - nghèo

Hồ sơ chỉ cần ba xác nhận trên lá đơn xin vay (do sinh viên tự viết): xác nhận thể nhân của địa phương, xác nhận là sinh viên của nhà trường, bảo lãnh của người thân. Trong hợp đồng vay cần có điều khoản: nếu sinh viên không trả đúng hạn sẽ phát tán uy tín bằng cách đăng tên, địa chỉ, mã số sinh viên, trường học, ngành học lên báo. Sinh viên không thể đánh đổi mấy triệu đồng bằng uy tín của mình, nhất là khi họ đang trên đường tìm việc.

 Nhận xét - Ưu điểm

Áp dụng lãi suất thị trường nên sẽ hạn chế nhiều tiêu cực

Đối tượng vay được mở rộng, nhiều sinh viên được tiếp cận với tín dụng ngân hàng. Hồ sơ đơn giản, giãm bớt gánh nặng cho sinh viên

- Nhược điểm

Biện pháp thu hồi nợ này là không khả thi. Trước hết là danh sách sinh viên thiếu nợ sẽ được công bố ở đâu, trong bao lâu nếu ở các tờ báo lớn như báo Tuổi Trẻ chẳng hạn thì chi phí cho việc này là không phải nhỏ. Vả lại, thực sự có bao nhiêu người, bao nhiêu công ty quan tâm đến danh sách đó.

(5)

Phát tán uy tín; Báo Tuổi Trẻ số ra ngày 30-10-2005

6.3 Giải pháp nhằm đưa tín dụng của ngân hàng đến với sinh viên

Dù mỗi giải pháp vừa nêu ở trên đều có những hạn chế nhất định tuy nhiên những ý kiến trên đã có đóng góp rất quan trọng trong việc hình thành giải pháp đưa tín dụng ngân hàng đến với sinh viên

Qua việc phân tích trên cho thấy một xu hướng chung trong các giải pháp trên là việc mở rộng đối tượng cho vay, tất cả các sinh viên có nhu cầu đều có thể vay. Đồng thời, ngân hàng cho vay cũng không nhất thiết phải là

Trang 67

NHCSXH, nên áp dụng lãi suất thị trường khi cho sinh viên vay, để đảm bảo khả năng thu hồi nợ của ngân hàng thì việc giữ bằng tốt nghiệp cũng là điều tất yếu.

Theo kết quả khảo sát thì số tiền mà một sinh viên của ĐHCT muốn vay để mua sắm phương tiện hỗ trợ cho học tập của mình là tương đối thấp (chỉ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP VỀ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 59 -59 )

×