Phân tích định tính: Dùng để giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng, cũng như đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng của sinh viên mà việc giải thích không sử dụng các số liệu thống kê và kết quả hồi quy.
Phân tích định lượng:
- Phương pháp thống kê mô tả và so sánh nhằm trình bày một cách tổng quát về thực trạng nhu cầu tín dụng của sinh viên hiện nay tại ĐHCT.
Số trung bình số học gia quyền (weighted mean) được sử dụng để tính toán các giá trị trung bình trong mẫu điều tra, áp dụng khi mỗi lượng biến được gặp nhiều lần trong tính toán.
Công thức: i i i f f x x Trong đó: x: Số trung bình
xifi : Tổng giá trị của mỗi lượng biến xi tương ứng với mỗi tần số fi fi: Tổng tần số
- Phương pháp hồi quy tương quan: sử dụng hồi qui với mô hình kinh tế lượng, mà cụ thể là mô hình Probit dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng và kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc đến nhu cầu tín dụng của sinh viên.
Mô hình hồi quy Probit biểu diễn mối quan hệ giữa các biến tác động đến nhu cầu tín dụng của sinh viên
YiD=0+iXi +ui Với
1 nếu sinh viên có nhu cầu tín dụng YiD =
0 nếu sinh viên không có nhu cầu tín dụng
Y : Chỉ tiêu phân tích (biến phụ thuộc hay biến được giải thích)
0: Phản ảnh mức độ ảnh hưởng của nhân tố khác đến chỉ tiêu phân tích,
i ( i = 1,k ) : Các hệ số hồi quy này phản ảnh mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Nếu > 0 : ảnh hưởng thuận; < 0 : ảnh hưởng nghịch. càng lớn thì sự ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích càng mạnh.
Xi Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích (các biến độc lập hay biến giải thích)
Hệ số xác định R2: (Multiple coefficient of determination) được định nghĩa như là tỷ lệ (hay phần trăm) biến động của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi các biến độc lập Xi.
Từ đó, đề tài sẽ tập trung phân tích cả về mặt định tính và định lượng thông qua việc sử dụng phần mềm thống kê Stata, để đưa ra những giải pháp phù hợp.
CHƯƠNG 3:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á