Đề tài này sẽ ứng dụng mô hình Probit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của sinh viên.
- Biến phụ thuộc của mô hình hồi quy này (YiD) là việc sinh viên có nhu cầu vay hay không, việc này được giải thích như sau:
nhucau = 1 nếu sinh viên có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng
= 0 nếu sinh viên không có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng
5.1.2 Biến độc lập được đưa vào mô hình và lý do chọn biến
Do tính dụng trong trường hợp này là để mua sắm phương tiện học tập do đó nhu cầu tín dụng sẽ bị chi phối bởi 2 nhóm yếu tố. Thứ nhất là các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng những sản phẩm trên như: thu nhập, thị hiếu, độ tuổi, giới tính, những đặc điểm về phong tục, tập quán, môi trường văn hóa - xã hội, thói quen tiêu dùng,..., của người tiêu dùng. Thứ hai là các nhân tố có liên quan đến những khó khăn về tài chính của sinh viên như: thu nhập của gia đình, khu vực sống của gia đình, số người phụ thuộc trong gia đình, năm đang học, và sinh viên có đi làm thêm hay không (theo kết quả điều tra từ đề tài “xây dựng quỹ tín dụng học tập cho sinh viên” do PGS.TS Lê Bảo Lâm làm chủ nhiệm). Mỗi yếu tố sẽ có những tác động khác nhau đến nhu cầu tín dụng của sinh viên trong việc mua sắm phương tiện học tập.
Đối tượng nghiên cứu là nhu cầu tín dụng của sinh viên hệ chính quy của đại học Cần Thơ, hầu hết các bạn đều đến từ các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long nên những yếu tố về tuổi tác, phong tục, tập quán, môi trường văn hóa - xã hội, là gần như nhau.
Do đó các biến độc lập được đưa vào mô hình bao gồm: thu nhập hàng tháng của sinh viên, năm đang học, giới tính, việc làm thêm, khu vực sống của gia đình, thu nhập hàng năm của gia đình, số người phụ thuộc trong gia đình.
Bảng 18: Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng xem xét trong mô hình Probit
Biến Loại biến Đơn vị tính Dấu kỳ
vọng Nguồn
Thu nhập của gia
đình Định lượng Triệu đồng +/-
PGS.TS Lê Bảo Lâm (2005)
Trang 55 thuộc trong gia
đình
Bảo Lâm (2005)
Nơi cư ngụ của
gia đình Biến giả
=1:sống tại Tp Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang =0: Nơi khác + PGS.TS Lê Bảo Lâm (2005) Thu nhập của
sinh viên Định lượng Triệu đồng -
Lý thuyết cầu đối với hàng hóa-dịch vụ
Năm đang học Biến giả
= 1:SV năm 3,4 = 0: SV năm 1,2 +/- PGS.TS Lê Bảo Lâm (2005)
Việc làm thêm Biến giả
=1:có làm thêm = 0 không có làm thêm +/- PGS.TS Lê Bảo Lâm (2005)
Giới tính Biến giả = 1: nam
=0: nữ +/-
Lý thuyết cầu đối với hàng hóa-dịch vụ
5.1.3 Kết quả hồi quy mô hình Probit
Bảng 19: Kết quả hồi quy mô hình Probit về các nhân tố ảnh hưởng đến
nhu cầu tín dụng của sinh viên sau khi đã xử lý bằng phần mềm Stata
Biến Hệ số góc Giá trị P
Năm đang học*** 1,32 0,003
Nhận xét về mức độ phù hợp của mô hình
Giả thiết H0: Mô hình không bỏ sót biến. H1: Mô hình bỏ sót biến
Giá trị kiểm định Pearson chi bình phương kiểm tra sự phù hợp của mô hình Probit với giá trị P tương ứng là 0,8395 > 0,1 tức chúng ta không thể bác bỏ giả thuyết H0 rằng mô hình không có bỏ sót biến.
* Có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 10%; ** Có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%. *** Có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1%
Mức độ dự báo đúng của mô hình đạt 83% được trình bày trong phần phụ lục. Mô hình hồi quy ước lượng các nhân tố tác động đến nhu cầu tín dụng của sinh viên ĐHCT trong việc mua sắm những phương tiện hỗ trợ cho việc học phù hợp ở mức cao. Giá trị ước lượng YiD sẽ sát với giá trị thực tế ứng với các mẫu cho trước trong mô hình là 83%.
Hệ số xác định R2 = 53% cho biết phần biến thiên của nhu cầu tín dụng của sinh viên (YiD) được giải thích bởi 53% của các yếu tố có ý nghĩa đưa vào
Nơi cư ngụ của gia đình 0,167 0,677
Việc làm thêm*** 1,29 0,002
Thu nhập của sinh viên*** - 3,12 0,000
Số người phu thuộc trong gia đình** 0,38 0,026
Thu nhập của gia đình* - 0,12 0,089
Tổng số quan sát 100
Số quan sát dương 57
Hệ số xác định R2 53%
Phần trăm dự báo đúng của mô hình 83%
Giá trị log của hàm gần đúng -32,11
Giá trị kiểm định chi bình phương 72,44
Trang 57
mô hình, 47% còn lại được giải thích bởi các yếu tố khác không được nghiên cứu trong mô hình.
Kiểm định từng tham số i đưa vào mô hình
Giả thiết H0 : i= 0 Biến đưa vào mô hình không ảnh hưởng nhu cầu tín dụng của sinh viên trong việc mua sắm phương tiện hỗ trợ học tập.
H1: i 0 Biến đưa vào mô hình ảnh ảnh hưởng nhu cầu tín dụng của sinh viên trong việc mua sắm phương tiện hỗ trợ học tập.
Trong kết quả hồi quy của hàm Probit, do là hàm hồi quy của biến giả nên các hệ số trong hàm hồi quy sẽ không trực tiếp biểu diễn mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc mà dùng hệ số góc để giải thích sự thay đổi của biến độc lập lên biến phụ thuộc là nhu cầu tín dụng của sinh viên hiện nay.
Theo kết quả của mô hình hồi quy trong tổng số 7 biến đưa vào mô hình thì cả 7 biến đều có hệ số ước lượng khác không, 6 biến có hệ số góc khác không.
Tuy nhiên chỉ có 5 biến có ý nghĩa trong trong mô hình với các mức ý nghĩa khác nhau bao gồm các biến sau: năm đang học, thu nhập của sinh viên, sinh viên có đi làm thêm không, có ý nghĩa ở mức 1%, số người phụ thuộc trong gia đình có ý nghĩa ở mức 5% và thu nhập của gia đình có ý nghĩa ở mức 10%.
Hai biến còn lại là giới tính và nơi cư ngụ của gia đình không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.
Giải thích tác động của những biến có ý nghĩa
Thu nhập hàng tháng của sinh viên : đây là biến định lượng, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số góc của biến này có dấu cùng với dấu kì vọng đặt ra khi tiến hành nghiên cứu tác động của biến này. Biến này mang hệ số góc là - 3,12 < 0 nên biến phụ thuộc là nhu cầu tín dụng và biến thu nhập của sinh viên có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau.
Đây là biến có hệ số góc lớn nhất (về mặt giá trị) trong tất cả các biến được xem xét trong mô hình, nghĩa là nhu cầu tín dụng chịu tác động mạnh của thu nhập cá nhân sinh viên. Tác động của biến này được giải thích về mặt ý nghĩa kinh tế như sau: Khi các yếu tố khác trong mô hình không đổi 1% tăng lên của thu nhập thì nhu cầu tính dụng của sinh viên giãm 3,12%.
Điều này là đương nhiên bởi những bạn có thu nhập cao thường là người sống trong những gia đình khá giả, được cha mẹ, người thân quan tâm, hoặc có được công việc làm thêm ổn định, chắc chắn có đủ khả năng để trang bị những thứ cần thiết không cần phải vay ngân hàng.
Năm đang học: đây là biến giả, biến này nhận giá trị 1 với những sinh viên đang học năm thứ 3, thứ 4; có giá trị 0 nếu sinh viên đang học năm thứ 1, thứ 2. Biến này có ý nghĩa ở mức 1%. Hệ số góc của biến này ở mức tương đối cao là 1,32 >0, nghĩa là biến này có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc cụ thể là nhu cầu tín dụng của những sinh viên năm đầu thấp hơn những sinh viên năm cuối là 1,32% khi các yếu tố khác không đổi.
Khác với kết quả điều tra thực hiện tháng 11-2005 tại TP. HCM (do PGS.TS Lê Bảo Lâm làm chủ nhiệm đề tài) nhu cầu tín dụng của sinh viên năm cuối ở ĐHCT lại cao hơn của những sinh viên năm đầu. Nguyên nhân là do nhu cầu tín dụng trong trường hợp này không chỉ chịu tác động bởi những khó khăn về tài chính của sinh viên mà còn ở chỗ sinh viên có nhu cầu sử dụng những sản phẩm trên không. Những sinh viên năm đầu còn nhiều bở ngở với việc học và tìm kiếm thông tin trên máy vi tính cũng có một số người chưa có bằng lái xe nên nhu cầu về sử dụng sản phẩm này chưa cao, dẫn đến nhu cầu tín dụng để mua những sản phẩm này cũng không có.
Việc làm thêm: đây là biến giả, biến này nhận giá trị 1 với những sinh viên đang đi làm thêm; có giá trị 0 nếu sinh viên không có làm thêm. Biến này có ý nghĩa ở mức 1%. Hệ số góc của biến này ở mức tương đối cao là 1,29 >0, nghĩa là biến này có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc cụ thể là nhu cầu tín dụng của những sinh viên có đi làm thêm sẽ cao hơn những sinh viên không đi làm thêm 1,29%
Có thể việc làm thêm đã giúp cho sinh viên được giao tiếp rộng hơn bên ngoài xã hội, điều này giúp cho họ có được thêm sự tự tin, mạnh mẽ, trong cuộc sống họ muốn được độc lập không muốn lệ thuộc quá nhiều vào gia đình nhất là khi những bạn đi làm thêm đa số đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Cũng có thể nhu cầu sử dụng xe máy, laptop, đối với những người đi làm cao hơn những người không có đi làm. Bởi những bạn đi làm thêm thì nhu cầu sử dụng phương tiện đi lại cao hơn, vả lại họ cũng không có nhiều thời gian
Trang 59
rãnh để đến trung tâm học liệu, hay các phòng máy vi tính khác của trường, (họ thường học vào ban đêm khi mà các phòng máy đã đóng cửa), do đó việc mong muốn sở hữu một chiếc xe máy, hay một laptop, là một nhu cầu chính đáng, và cần thiết.
Số người phụ thuộc trong gia đình: đây là biến định lượng, theo kết quả từ mô hình hồi quy biến này có mức ý nghĩa là 5%. Hệ số góc của biến này là 0,38>0 nghĩa là biến này có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc, tuy nhiên hệ số góc của biến này tương đối thấp cụ thể là nhu cầu tín dụng của sinh viên sẽ tăng 0,38% khi số người phụ thuộc trong gia đình tăng 1.
Vấn đề này có thể giải thích như sau, những gia đình có nhiều người phụ thuộc thường là những gia đình ở nông thôn, có nhiều con, do đó họ ít có sự quan tâm tới con cái. Mức độ ảnh hưởng của biến này thấp là do số người phụ thuộc trong gia đình (theo mẫu điều tra) là tương đối thấp, mức độ chênh lệch giữa các gia đình cũng không nhiều.
Thu nhập hàng năm của gia đình: đây là biến định lượng, biến này có mức ý nghĩa thống kê là 10%. Hệ số góc là - 0,12 <0 nghĩa là biến này tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc cụ thể là khi thu nhập của gia đình tăng 1% thì nhu cầu tín dụng của sinh viên sẽ giãm 0,12%, bởi những gia đình có thu nhập cao sẽ có khả năng trang bị cho con mình những thứ cần thiết mà không cần phải vay ở ngân hàng.
Tuy nhiên trong các biến giải thích có ý nghĩa thì đây là biến có hệ số góc thấp nhất, nghĩa là tác động của thu nhập gia đình đến nhu cầu tín dụng của sinh viên tương đối thấp. Điều này cũng dễ hiểu bởi mức độ phụ thuộc của sinh viên ngày một giãm dần do nhiều sinh viên có thể tự đi làm thêm, hay nhận được sự hỗ trợ từ chương trình “tín dụng cho sinh viên” của NHCSXH để trang trãi phần nào chi phí sinh hoạt của mình.