Đầu tư phát triển nâng cao dân trí, giáo dục hướng nghiệp

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang dến năm 2020.doc (Trang 71 - 74)

7. Bố cục

3.2.1.1 Đầu tư phát triển nâng cao dân trí, giáo dục hướng nghiệp

Chăm lo, phát huy, bồi dưỡng nguồn lực con người là bộ phận quan trọng nhất trong chiến lược con người, là nhiệm vụ trung tâm của sự nghiệp giáo dục nước ta trong những năm tới, nhằm tạo ra những điều kiện cơ bản để tiến hành cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh.

Giáo dục đào tạo là một khái niệm rộng phải làm sao cho nguồn nhân lực Việt Nam nĩi chung và nguồn nhân lực cho tỉnh Kiên Giang nĩi riêng kế thừa, phát huy và nâng cao những truyền thống tốt đẹp tiêu biểu cho sức sống, bản lĩnh, bản sắc dân tộc. Cải tạo, biến đổi hay xĩa bỏ những truyền thống tiêu cực, hạn chế, phản ánh tính lỗi thời, bảo thủ, trì trệ. Hình thành và phát triển những giá trị truyền thống theo yêu cầu cầu đổi mới, cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa, quốc tế hĩa, tồn cầu hĩa, tiếp cận và dung hịa những thành tựu văn hĩa, khoa học, cơng nghệ tiên tiến của thế giới.

Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nĩi chung thì học nghề được quy định trong Bộ Luật Lao động, học nghề gắn chặt với lao động và việc làm, hướng

vào thế giới lao động. Đặc biệt trong kinh tế thị trường, để đứng vững trong cạnh tranh, chất lượng là hàng đầu, kể cả chất lượng lao động, chất lượng nguồn nhân lực tạo ra của cải đĩ. Nhiều nước trên thế giới coi đào tạo nghề là một biện pháp chiến lược phát triển kinh tế quốc dân. “Các nước phát triển đều thiết lập rất sớm các trung tâm dạy nghề, thời gian học ngắn, thực hành là chính, nhằm vào những nghề mà thị trường đang cần” [30.77].

Phải đổi mới căn bản chất lượng giáo dục đào tạo. Trí tuệ là lực lượng vật chất quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế. Đổi mới cơng nghệ cĩ ý nghĩa then chốt, trong đĩ cĩ cả việc đổi mới cơng nghệ tư duy, tư duy trong hoạch định chính sách và cả trong tổ chức thực hiện chính sách. Cĩ người đã tổng kết rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thành cơng của người Nhật Bản chính là họ biết phải suy nghĩ gì? Họ biết phải làm gì và họ biết phải bắt đầu làm từ đâu? Rõ ràng là tư duy theo cơng nghệ Nhật Bản đã đem lại kết quả quan trọng. Sự cẩn trọng, tính kỹ luật, tính hợp tác và quyết tâm cao đã trở thành những nhân tố cấu thành về mặt chất quan trọng cho con người Nhật Bản. Các học giả phương Tây khi giải phẩu về nền kinh tế Nhật Bản họ đã cho rằng lý do cơ bản làm nên thành cơng của đất nước này là người Nhật Bản biết kết hợp tài tình tinh thần Nhật Bản với cơng nghệ Phương Tây.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước cần cĩ quy chế chung cho hoạt động dạy nghề và học nghề. Cho phép mọi cá nhân, doanh nghiệp, cơng ty thuộc các thành phần kinh tế khác nhau được mở các cơ sở đào tạo nghề. Gắn các trường lớp đào tạo với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm giới thiệu việc làm một cách cĩ hệ thống.

Cĩ quy định trả phí đào tạo đối với người sử dụng các lao động được đào tạo (trả cho trường lớp đào tạo nếu nhận từ trường, lớp, trả cho chủ sử dụng cũ nếu là chuyển nhượng lao động).

Đưa trường lớp dạy nghề về gắn khu dân cư. Phấn đấu mỗi huyện cĩ một trung tâm dạy nghề. Đây là một hoạt động thiết thực khơng chỉ nâng cao trình độ nghề nghiệp mà cịn giải quyết tốt nguồn lao động tại chỗ.

Giáo dục ý thức và tâm lý coi trọng nghề trong thanh thiếu niên các trường phổ thơng cơ sở và phổ thơng trung học nhất là đối với vùng sâu vùng xa. Tỉnh cần cĩ biện pháp định hướng, phân luồng cho học sinh ngay khi cịn ở bậc phổ thơng.

Khai thác khả năng về chuyên gia, kỹ thuật gia và cơ sở vật chất hiện cĩ của các trường đào tạo nghề, các trung tâm liên kết của Tỉnh đối với các trường đại học lâu nay đang đào tạo. Gắn kết việc đào tạo một cách thiết thực tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa, gắn với xu thế quốc tế hĩa, tồn cầu hĩa, hội nhập kinh tế quốc tế.

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề là một giải pháp quan trọng theo xu thế phát triển của khoa học cơng nghệ trên thế giới. Để làm được việc này ngân sách dành cho đào tạo cần tập trung ưu tiên cho trường nghề để thực hiện đào tạo dài hạn là chủ yếu những lao động cĩ tay nghề cao đáp ứng được các kỹ thuật mới với cơng nghệ hiện đại.

Quy định rõ trình độ và tay nghề của các giáo viên dạy nghề - tương ứng với các nghề và cấp nghề đào tạo. Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy định này ở các trường, trung tâm dạy nghề cơng lập và các cơ sở tư nhân. Đổi mới trang thiết bị dạy nghề, phương pháp truyền nghề, dạy nghề học nghề của các nước khu vực và quốc tế.

Vấn đề tạo động lực để kích thích mọi người chăm học, chăm làm, động viên tính tích cực xã hội của người lao động làm cho họ năng động, thiện chí, cầu tiến, từ đĩ đi đến sáng tạo…. là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong tổ chức quản lý vĩ mơ, cũng như vi mơ nguồn lực con người, lực lượng lao động.

Ở nước ta, xã hội hĩa giáo dục trong thời gian qua đã mang lại kết quả tốt. Giải pháp xã hội hĩa giáo dục khi nguồn ngân sách quốc gia cĩ hạn, mâu thuẫn với yêu cầu phát triển thì càng cĩ ý nghĩa quan trọng hơn. Do vậy, xã hội hố cần thực hiện một cách tồn diện, thể hiện ở một số nội dung sau:

- Xã hội hĩa trong việc tạo điều kiện để phát triển trường lớp như: ưu tiên về địa điểm, mặt bằng cho việc xây dựng trường, hiến đất xây dựng trường, đơn giản hĩa các thủ tục xây dựng trường, vay vốn lãi suất ưu đãi, miễn giảm thuế…

- Xã hội hĩa nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho việc dạy và học bằng các hình thức:

+ Đĩng gĩp bắt buộc đối với các học sinh đang học, coi đây là trách nhiệm của gia đình vì sự nghiệp giáo dục, bên cạnh đĩ cĩ xem xét miễn, giảm cho đối tượng con hộ nghèo, gia đình chính sách, con em đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Huy động các nguồn vốn thơng qua nhiều kênh để huy động các nguồn lực trong dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và ngồi nước, các tổ chức phi Chính phủ quốc tế tham gia trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh.

- Xã hội hĩa cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hĩa đội ngũ giáo viên thơng qua việc cân đối nhu cầu để thơng báo nhu cầu giáo viên hàng năm và 5 năm với số lượng và bộ mơn cụ thể cho tồn dân biết để định hướng nhân dân tự đào tạo.

- Xã hội hĩa trách nhiệm huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường, trách nhiệm cá nhân và gia đình trong việc thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ, phổ cập trung học cơ sở. Gắn trách nhiệm của nhà trường với trách nhiệm của phụ huynh trong quá trình học tập.

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang dến năm 2020.doc (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w