IV. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH.
4. Tiến bộ khoa học và công nghệ.
Xã hội loài người đang trong tiến trình chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang thời đại thông tin. Quá trình đổi mới ở Việt Nam đang tạo điều kiện cho nền kinh tế có những bước chuyển đổi mới, từ dựa vào các nguồn lực tự nhiên sang quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, cùng với nó là sự phát triển liên tục của khoa học công nghệ trong những năm qua. Tuy nhiên ở nước ta trình độ sản xuất của nhiều ngành sản xuất vẫn còn thấp và công nghệ còn lạc hậu so với các nước khác trong khu vực, đã dẫn đến sự cạnh tranh kém hiệu quả làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước. Do vậy để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh hiện nay chúng ta phải đổi mới công nghệ và ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. Thực tế đã cho thấy rằng chúng ta đã có những cải cách to lớn về công nghệ trong các lĩnh vực điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, sản xuất xi măng,…nâng cao hiệu quả cạnh tranh cho các ngành này. Riêng về lĩnh vực sản xuất thép hiện nay những ứng dụng của thành tựu kỹ thuật đã đem lại cho các doanh nghiệp cơ hội hiện đại hóa hệ thống sản xuất kinh doanh của mình. Đây lại là lĩnh vực xây dựng cơ bản có sức tăng trưởng mạnh nên các nhà đầu tư nước ngoài đã không ngừng xây dựng nhà máy, đem công nghệ mới vào Việt Nam để sản xuất chi phối mạnh mẽ đến ngành sản xuất thép trong nước. Khi đó một công nghệ mới ra đời ưu việt hơn bao giờ cũng đánh đổ công nghệ cũ. Do đó, các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ có cơ hội để mang đến cho khách hàng các loại hàng hóa đa dạng và chất lượng hơn.
Bên cạnh đó sự phát triển khoa học công nghệ trong quản lý cũng có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ứng dụng khoa học trong quản lý đồng nghĩa với việc thay dần các hình thức quản lý ghi chép thủ công bằng việc sử dụng các phần mềm quản lý tiên tiến. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp nhỏ thì việc trang bị phần mềm quản lý doanh nghiệp là hầu như chưa thực hiện được.
Đa số các đối thủ cạnh tranh của Minh Châu đều là những doanh nghiệp cũng đã tồn tại nhiều năm trên thị trường Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ, có thế mạnh riêng và phương thức kinh doanh riêng. Tuy nhiên, để cạnh tranh và có thể tồn tại trên thị trường thì chủ yếu vẫn dựa trên uy tín của doanh nghiệp trên các tiêu chí như: bán hàng và phục vụ khách hàng, giá cả, chất lượng và hàng hóa đa dạng. Trên địa bàn Quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ có nhiều đối thủ cạnh tranh đáng quan tâm là các đơn vị sau:
Motylen: là đối thủ “nặng ký” nhất của doanh nghiệp vì cùng nằm trong quận Ninh Kiều, lại là công ty nhà nước do đó nó được đầu tư mạnh về vốn và kỹ thuật. Hơn nữa doanh nghiệp này có mặt bằng kho bãi và kinh doanh rộng lớn, thuận lợi về giao thông cả đường thuỷ và đường bộ đi các tỉnh.
Thanh Sơn: là công ty trách nhiệm hữu hạn có thế mạnh về vốn và mặt bằng. Nhưng theo nhận nhận xét của số đông khách hàng thì Minh Châu có uy tín về chất lượng hàng hóa và giá bán cũng hợp lý hơn so với Thanh Sơn. Tuy nhiên mặt hàng chủ lực của nó cũng giống với Minh Châu là tole lợp và xà gồ thép, nhưng không chuyên sâu về sắt thép như Minh Châu. Vì vậy Minh Châu vẫn có thế mạnh trong việc phân phối các sản phẩm thép hơn.
Ngọc Bích, Bích Thủy, Hai Hồng: đây là những doanh nghiệp có kinh doanh mặt hàng tole nhưng mặt hàng chủ lực của họ là gỗ và những doanh nghiệp này chủ yếu phân phối hàng hóa cho những người ở vùng nông thôn, hoặc hộ tiêu dùng ở Cần Thơ nhưng chưa biết cách phân biệt sản phẩm nên họ thường bị lầm những sản phẩm không đúng loại.
Qua cuộc phỏng vấn thử 30 mẫu số liệu những khách hàng có mua vật liệu xây dựng thì thống kê được như sau:
CÁC DOANH NGHIỆPĐVT: % ĐVT: % Ngọc Bích 6,67 Hai Hồng 20 Thanh Sơn 23,3 Thành Hậu 33,3 Minh Châu 40 Motylen 56,67
(Nguồn: Trích từ luận văn tốt nghiệp của Hồ Thị Hồng Hạnh - Lớp Quản Trị Marketing- K28) 6,67% 20% 23,3% 33,3% 40% 56,67% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% Ngọc Bích Hai Hồng Thanh Sơn Thành Hậu Minh Châu Motylen
Biểu đồ 3. Mức độ biết đến của khách hàng đối với các doanh nghiệp.
Nhìn chung các đối thủ này là doanh nghiệp tư nhân có bộ máy tổ chức gọn nhẹ hoạt động theo luật doanh nghiệp tư nhân với mức đầu tư không lớn, quy mô nhỏ, chủ yếu sử dụng vốn tự có, họ đang cố gắng gia tăng doanh thu ở kênh bán lẻ và thắt chặt mối quan hệ với các doanh nghiệp khác có liên quan đến ngành xây dựng để tạo thành một hệ thống cung cấp hàng trọn vẹn cho khách hàng.
Ví dụ: khi khách hàng đã mua tole lợp của Minh Châu rồi, và cần mua tiếp xi măng hay gạch lát thì Minh Châu vẫn có thể cung cấp bằng cách phân phối lại từ một doanh nghiệp khác.
Về thị trường mục tiêu mà họ đang phấn đấu là mở rộng các mạng lưới ở vùng sâu, vùng xa chưa có cửa hàng phân phối, nơi mà thị trường gần như bỏ trống. Vì thế, trong tương lai đây sẽ là thị trường có tiềm năng rất lớn mà việc tập
cũng là mối quan tâm đối với DNTN Minh Châu. Muốn được như vậy, Minh Châu phải có chiến lược mở rộng mặt bằng kinh doanh của mình để có thể phân phối nhiều mặt hàng kịp lúc, kịp thời hơn.