QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DA GIẦY XUẤT KHẨU HÀ NỘI
Qua việc phân tích, khái quát chung nhất những lý luận về tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp đồng thời qua việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản trị doanh nghiệp trong Công ty Cổ phần Da Giầy xuất khẩu Hà Nội. Trên cơ sở những thuận lợi, khó khăn, những tồn tại và nguyên nhân đã phân tích ở phần trước, mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới. Em xin đưa một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp tại Công ty như sau:
2.1. Hoàn thiện cấu trúc bộ máy quản trị
Bộ máy quản trị doanh nghiệp của Công ty có tính ổn định tương đối cao và việc thay đổi cấu trúc tổ chức của Công ty là không dễ dàng. Tuy nhiên để có thể thích nghi, đối đầu với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường thì hoàn thiện cấu trúc bộ máy quản trị phải theo hướng ngày càng phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của sản xuất kinh doanh, phải được tiến hành thường xuyên và liên tục. Cấu trúc tổ chức bộ máy quản trị phải đảm bảo với số lượng người, tầng bậc quản trị là ít nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả hoàn thành mọi công việc phát sinh trong tổ chức. Có như vậy, cấu trúc bộ máy quản trị mới hoạt động năng động, hiệu quả và tiết kiệm được chi phí quản lý nâng cao hiệu hoạt động kinh doanh nói chung.
Với đặc điểm thị trường hiện tại, sự cạnh tranh khốc liệt làm cho các Công ty gặp nhiều khó khăn. Để có được một chỗ đứng, đòi hỏi phải có các nghiệp vụ cần thiết để khuyếch trương sản phẩm, hàng hóa của mình đến tay người tiêu dùng. Công tác nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm cũng đòi hỏi thực hiện thật tốt ngay từ đầu mỗi chiến lược.
Hiện tại, Công ty chưa có phòng riêng biệt nào đảm nhiệm công tác marketing. Các hoạt động marketing chủ yếu do phối hợp giữa các phòng ban chức năng cùng với ban giám đốc xúc tiến lên kế hoạch và thực hiện. Công tác nghiên cứu thị trường của Công ty do phòng kinh doanh nghiên cứu thị trường nội địa, phòng xuất nhập khẩu thì nghiên cứu thị trường quốc tế. Phòng kỹ thuật mẫu thì phụ trách khâu thiết kế sản phẩm, phụ trách quan hệ công chúng và khách hàng là phòng kinh doanh đảm nhận.
Các nhiệm vụ marketing bị phân tán như hiện nay đã làm giảm tính chuyên môn hóa của cấu trúc tổ chức, hiệu quả công việc sẽ không cao. Mặt khác làm cho việc tổng hợp và xử lý thông tin gặp nhiều khó khăn, vì thông tin giữa các phòng ban cần có thời gian để tập hợp và xử lý, khi cần có thông tin thì nhà quản trị lại phải huy động cùng một lúc các phòng ban cung cấp thông tin. Sự thiếu chuyên môn hóa này còn làm giảm đi hiệu quả công việc, giảm hiệu quả kinh doanh nói chung.
Để tồn tại và phát triển Công ty nên thành lập một phòng chuyên trách là phòng Marketing phụ trách các vấn đề về nghiên cứu thị trường, quan hệ công chúng, quan hệ với khách hàng hay giải quyết các khiếu nại khác.
Phòng Marketing thực sự quan trọng và cần thiết vì mặt hàng mà Công ty đang sản xuất và kinh doanh là giầy dép, một sản phẩm đòi hỏi tính thời trang, nhạy cảm, thay đổi theo mùa vụ, theo từng đối tượng khách hàng ở các độ tuổi khác nhau, các quốc gia khác nhau thì khác nhau.
Khi đó Công ty có thể xây dựng phòng marketing theo cơ cấu như sau:
Sơ đồ 9: Đề xuất cấu trúc phòng marketing
Mọi thành viên trong phòng phải là những người có kiến thức chuyên ngành marketing, được đào tạo cơ bản, có hiểu biết về thị trường trong nước và thế giới, hiểu biết về lĩnh vực da giầy mà Công ty đang hoạt động. Phải là những người năng động, nhiệt tình, có thể nắm bắt được cơ hội thị trường, có khả năng phân tích, đánh giá và dự đoán, biết khai thác các phương tiện truyền thông…
Phó phòng marketing
Nhân viên quảng cáo, quan hệ công chúng Nhân viên hoạch định
chiến lược, xây dựng kênh phân phối Nhân viên nghiên
cứu thị trường
Thành viên của phòng Marketing có thể được tuyển dụng bên ngoài hoặc chính từ các phòng ban trong Công ty, vì trước đó các công việc Marketing đều do các phòng ban khác thực hiện, họ đã có kinh nghiệm thực tế và nắm được phần nào công việc. Như vậy, Công ty cần sắp xếp lại nhân lực ở các phòng ban chức năng để có thể tận dụng ngay chính nguồn lực đang thừa. Việc đó có thể cắt giảm chi phí tuyển dụng, giảm chi phí đào tạo nhân viên ban đầu cũng như tăng hiệu quả sử dụng lao động quản trị tại các phòng ban. Nâng cao tính tối ưu, tính kinh tế của bộ máy quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên vị trí trưởng phòng marketing, phải là người có kiến thức sâu rộng về kinh tế, các quy luật kinh tế, kiến thức về marketing và phải là có tài quản lý, tốt nghiệp cử nhân kinh tế chuyên ngành marketing trở lên, có kinh nghiệm thực hiện công tác marketing.
Cơ chế hoạt động của phòng marketing
Phòng marketing có vai trò là cầu nối trung gian giữa thị trường với Công ty. Là nơi nghiên cứu mọi đặc tính, đòi hỏi của thị trường, sự thay đổi của các yếu tố môi trường kinh doanh, từ đó cung cấp thông tin cho Công ty cùng với các bộ phận chức năng, đơn vị sản xuất, làm thỏa mãn những đòi hỏi đó, đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Trưởng phòng marketing có trách nhiệm quản lý mọi hoạt động trong phòng, giao công việc và quyền hạn cho từng cá nhân, bộ phận. Các nhân viên, bộ phận có trách nhiệm thực hiện và báo cáo trực tiếp với trưởng phòng. Trưởng phòng marketing cùng với nhân viên trong phòng thực hiện các kế hoạch marketing, tập hợp kết quả nghiên cứu và trình lên Ban giám đốc. Sau khi đã được Ban giám đốc phê duyệt thì phòng marketing phải có trách nhiệm lưu giữ, cung cấp và bảo mật những thông tin đó.
Phòng marketing có nhiệm vụ hoạch định các chương trình marketing, lên kế hoạch cho từng chiến lược marketing cho Công ty, sau đó trình lên Ban giám đốc phê duyệt và có nhiệm vụ thực thi, giám sát những chiếm lược đã được phê duyệt. Phòng Marketing sẽ chịu sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc kinh tế.
Khi thành lập thêm phòng chức năng Marketing thì cấu trúc bộ máy quản trị doanh nghiệp của Công ty sẽ thay đổi như sau:
Với cấu trúc tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp như trên, hoạt động của bộ máy quản trị sẽ được chuyên môn hóa cao theo từng chức năng cụ thể. Mỗi phòng ban chức năng đều chuyên môn hóa một mảng công việc không có sự trùng lặp, chồng chéo. Mặt khác Công ty vẫn tận dụng được các ưu điểm của cấu trúc bộ máy theo chức năng và cấu trúc bộ máy trực tuyến, đồng thời nâng cao được tính chuyên môn hóa của bộ máy quản trị, đáp ứng được chiến lược kinh doanh của Công ty.
Để tăng tính tối ưu cũng như tính kinh tế trong tổ chức thì còn đòi hỏi Công ty phải có sự điều chỉnh và tuyên chuyển cán bộ, nhân viên quản lý giữa các phòng ban sao cho phù hợp hơn nữa, tránh tình trạng phòng thừa người mà khối lượng công việc hạn chế. Phòng thiếu người thì không đủ nhân sự. Tại các vị trí quản trị quan trọng cần nâng cao chất lượng quản trị hoặc nếu cần thiết, có thể tuyển dụng thêm nhân viên mới. Cụ thể, có thể chuyển 3 nhân viên tại phòng kinh
Ban giám đốcP. P. Xuất nhập khẩu P. Tài chính kế toán P. Kế hoạch P. Tổ chức hành chính P. Kinh doanh P. Kỹ thuật mẫu Ban kiểm soát
P. Mkt