Đánh giá mô hình hiện tại của TCTy HKVN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế quản lý của Tổng công ty Hàng không Việt Nam theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.pdf (Trang 29)

5. Một số đóng góp của luận văn

2.2.4Đánh giá mô hình hiện tại của TCTy HKVN

Ưu điểm:

Việc hình thành TCTy HKVN phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước theo hướng tiếp tục đổi mới và phát triển khu vực DNNN, hình thành các tập đoàn kinh tế Nhà nước qui mô lớn trong các lĩnh vực kinh tế chủ chốt, phục vụ việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh trong ngành hàng không; tăng cường quản lý Nhà nước đối với các hoạt động SXKD, đồng thời tăng quyền chủ động cho TCTy.

Hạn chế:

Việc tổ chức TCTy theo mô hình hiện nay đã làm mất đi tổ chức của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đơn vị đóng vai trò nòng cốt trong TCTy. Hoạt động của TCTy và của khối hạch toán tập trung bị lẫn lộn (do Hãng hàng không quốc gia Việt Nam không có bộ máy riêng).

Mô hình TCTy hiện nay mới chỉ là sự lắp ghép cơ học các doanh nghiệp hoạt động theo Nghị định 388/HĐBT.

Đại diện quyền sở hữu về vốn chưa được xác định rõ ràng giữa TCTy và các đơn vị thành viên.

Chính vì thế việc tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức TCTy HKVN theo đúng ý nghĩa tập đoàn kinh tế hàng không là yêu cầu cấp bách để ngành hàng không tiếp tục phát triển.

2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA TCTY HKVN:

Số liệu đánh giá và phân tích được lấy từ báo cáo đánh giá thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005 và định hướng phát triển giai đoạn 2006-2010 của TCTy HKVN báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ.

Hoạt động của TCTy chủ yếu xoay quanh hoạt động của hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vienam Airlines) và hoạt động của các đơn vị phụ trợ có liên quan mật thiết đến hoạt động trong dây chuyền vận tải hàng không.

2.3.1 Tình hình môi trường:

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay hoạt động SXKD của TCTy có những thuận lợi cơ bản là:

Kinh tế Việt Nam phát triển ở mức cao và ổn định liên tục trong nhiều năm liền.

Bảng 2.2 – Tốc độ tăng trưởng kinh tế những năm vừa qua của Việt Nam Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 quân Bình

Mức tăng GDP 6,75 6,84 7,03 7,24 7,50 7,80 7,2

Tình hình chính trị, xã hội và an ninh nước ta ổn định, quan hệ quốc tế được mở rộng, Việt Nam được xem là điểm đến an toàn về đầu tư và du lịch từ sau sự kiện khủng bố tại Mỹ ngày 11/09/2001.

Thị trường hàng không khu vực Châu Á Thái Bình Dương tăng trưởng cao nhất so với các khu vực của thế giới.

Ngành hàng không luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và Nhà nước.

TCTy đã xây dựng và tích lũy được những nguồn lực quan trong cho sự phát triển, đó là hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu ở tất cả các khâu trong dây chuyền hoạt động SXKD, đội máy bay được phát triển.

Tuy nhiên, hoạt động của TCTy cũng gặp phải những khó khăn nhất định như:

Kinh tế, chính trị, an ninh khu vực và trên thế giới diễn biến phức tạp, nạn khủng bố và chiến tranh xảy ra tại một số nơi trên thế giới như Afganistan, Irăc.

dầu lửa tăng cao.

Tình hình cạnh tranh trên thị trường vận tải hàng không ngày càng gay gắt với sự xuất hiện của những hãng hàng không giá rẻ, đã chia sẻ một phần thị trường hành khách của hàng không truyền thống.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành hàng không và tiềm lực tài chính của TCTy còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển của thị truờng.

2.3.2 Kết quả hoạt động SXKD:

(a) Về thị trường:

TCTy sở hữu Vietnam Airlines, là hãng hàng không quốc gia, chi phối toàn bộ các đường bay nội địa được tổ chức theo mô hình trục nan theo suốt chiều dài đất nước, với các trục chính nối 3 trung tâm lớn là Hà Nội – Đà Nẵng – Tp. Hồ Chí Minh. Các đường bay nội địa của Vietnam Airlines bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh (có sinh lợi), còn có những đường bay phục vụ nhiệm vụ chính trị của Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội các vùng miền trong cả nước.

Về đường bay quốc tế của Vietnam Airlines hiện có 37 đường bay trực tiếp từ Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đến 28 điểm nước ngoài, ngoài ra còn có các đường bay liên danh (Code Share) với các hãng hàng không quốc tế khác.

(b) Về kết quả vận tải: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số liệu đánh giá: Bảng 2.3, trang tiếp theo.

Từ số liệu trên có thể thấy một số kết quả vận tải của TCTy trong thời gian qua, cụ thể là:

Khối lượng vận chuyển hành khách giai đoạn 2001-2005 đạt tổng số 29.978,7 ngàn hành khách, tăng bình quân 13,58%/năm, trong đó khách quốc tế tăng 15,86%, khách nội địa tăng 12,1%. Luân chuyển hành khách giai đoạn 2001- 2005 đạt tổng số là 37.284 triệu hành khách.km, tăng bình quân 16,24%/năm. Thị phần vận chuyển hành khách đạt trung bình 60%, trong đó thị phần vận chuyển quốc tế là 43%, thị phần vận chuyển nội địa là 85%.

Khối lượng vận chuyển hàng hóa giai đoạn 2001-2005 đạt tổng số 390,1 ngàn tấn, tăng bình quân 18,74%/năm. Luân chuyển hàng hóa giai đoạn 2001-2005 đạt tổng số là 1.083 triệu tấn.km, tăng bình quân 30%/năm. Thị phần vận chuyển hàng hóa đạt trung bình 43%, trong đó thị phần vận chuyển quốc tế là 30%, thị phần vận chuyển nội địa là 76%.

Bảng 2.3 – Kết quả vận tải hàng không giai đoạn 2001-2005.

Chỉ tiêu Đvt 2001 2002 2003 2004 2005 trưởng BQ Tăng

I Vận chuyển hành khách 1 Hành khách vận chuyển H.khách 3,385,960 4,001,575 4,049,311 4,964,290 5,577,572 13.58% Quốc tế " 1,471,229 1,761,952 1,674,886 2,293,507 2,561,886 15.86% Nội địa " 1,914,731 2,239,623 2,374,425 2,670,783 3,015,686 12.10% 2 Thị phần % 59.30 58.40 60.30 61.60 59.30 Quốc tế " 42.50 41.60 41.70 46.60 44.10 Nội địa " 85.10 85.70 87.80 85.20 83.60 3 Hành khách luân chuyển 1000HK.Km 5,589,921 6,600,197 6,458,001 8,686,242 9,950,121 16.24% Quốc tế " 4,098,280 4,873,326 4,615,710 6,645,941 7,646,337 18.17% Nội địa " 1,491,641 1,726,871 1,842,291 2,040,301 2,303,784 11.53% 4 Ghế suất % 74.50 76.40 67.70 67.60 66.90 Quốc tế " 71.90 74.60 63.60 65.70 64.70 Nội địa " 82.90 81.90 80.80 74.50 75.40

II Vận chuyển hàng hóa, bưu kiện

1 H.hóa, B.kiện vận chuyển Tấn 54,122 66,605 77,527 84,904 106,947 18.74% Quốc tế " 28,850 34,658 37,881 43,550 61,912 21.64% Nội địa " 25,272 31,947 39,646 41,354 45,035 15.93% 2 Thị phần % 45.90 42.80 40.90 41.50 46.00

Quốc tế " 34.80 30.90 27.10 28.40 29.00 Nội địa " 72.40 73.60 80.20 80.70 76.00

3 H.hóa, B.kiện luân chuyển 1000T.Km 142,741 170,131 185,570 208,044 376,195 30.30% Quốc tế " 115,699 136,173 143,211 163,406 329,106 34.59% Nội địa " 27,042 33,958 42,359 44,638 47,089 15.30%

(c) Về kết quả tài chính:

Số liệu đánh giá: Bảng 2.4, trang tiếp theo.

Doanh thu TCTy giai đoạn 2001-2005 đạt tổng số là 66.228 tỷ đồng, tăng bình quân 13,82%/năm.

Tổng Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2001-2005 đạt 2.918 tỷ đồng. Tổng nộp ngân sách giai đoạn 2001-2005 đạt 3.025 tỷ đồng.

Nguồn vốn chủ sở hữu được bảo toàn và không ngừng phát triển. Từ số vốn ban đầu được giao năm 1996 là 1.298,7 tỷ đồng, đến năm 2001 đã phát triển thành 3.064 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với năm 1996, và đến năm 2005 là 5.468 tỷ đồng, tăng hơn 4 lần so với năm 1996.

Hiệu quả sử dụng vốn (lợi nhuận trước thuế TNDN trên 1000 đồng vốn chủ sở hữu) năm 2001 là 161 đồng, tăng lên 224 đồng năm 2002, năm 2003 do ảnh hưởng của dịch bệnh SARS, chỉ đạt 105 đồng, năm 2004 tăng lên 137 đồng, năm 2005 do ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu liên tục trên thị trường thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của TCTy và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, chỉ còn 83 đồng trên 1000 đồng vốn chủ sở hữu.

Chỉ tiêu chủ yếu Đvt 2001 2002 2003 2004 2005 trưởng BQ Tăng

1 Doanh thu Tỷ đồng 10,126.51 11,852.00 12,413.50 14,927.59 16,908.19 13.82%

2 Chi phí " 9,633.80 11,000.77 11,981.16 14,242.08 16,451.96 14.37%

3 Lợi nhuận trước thuế " 492.71

851.23 432.34 685.51 456.23

4 Lợi nhuận sau thuế " 379.80

622.06 340.62 469.70 368.53 5 Nộp ngân sách NN " 799.21 1,060.89 508.50 356.55 300.37 6 Số lao động Người 12,419 13,663 14,036 15,505 16,292 7.07% 7 Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 3,064 3,800 4,120 4,989 5,468 15.79% 8 Hiệu quả sử dụng vốn " 160.81 224.01 104.94 137.40 83.43 (LNTT/1000đ vốn CSH)

2.3.3 Tình hình thực hiện đầu tư:

Với mục tiêu không ngừng hiện đóa ngành hàng không, đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của các tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO, IATA), cùng với những thuận lợi của thị trường trong giai đoạn 2001-2005 như: sản lượng hành khách đi lại bằng đường hàng không gia tăng, hoạt động SXKD của TCTy có hiệu quả, tận dụng những yếu tố thuận lợi bên ngoài như thị trường hàng không thế giới giảm sút sau sự kiện khủng bố ngày 11/09/2001,… TCTy đã tập trung đầu tư phát triển đội máy bay và các trang thiết bị mặt đất đồng bộ khác, để một mặt đáp ứng sự tăng trưởng của thị trường, mặt khác chuẩn bị lực lượng cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Tổng vốn đầu tư đã thực hiện cho giai đoạn này 15.898 triệu đồng (tương đương 1 tỷ USD), trong đó gần 80% số vốn đầu tư là để phát triển đội máy bay sở hữu.

TCTy đã thực hiện hoàn thành kế hoạch đầu tư đội máy bay theo Quyết định 73/QĐ-TTg ngày 15/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, đã ký 3 hợp đồng và tiếp nhận theo đúng tiến độ 12 máy bay, gồm: 3 máy bay ATR72 (MB tầm ngắn 45-80 chỗ), 5 máy bay A321 (MB tầm trung 125-190 chỗ), 4 máy bay B777 (MB tầm trung xa 295-375 chỗ).

Bảng 2.5 – Tình hình thực hiện đầu tư giai đoạn 2001-2005

Đơn vị tính: Triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu chủ yếu 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng cộng 2001-2005

A Khối tập trung 506,349 638,985 4,158,039 7,845,449 2,128,476 15,277,298

1 Đầu tư máy bay 246,450 516,150 3,766,244 7,229,324 796,375 12,554,543

2 Đầu tư tài sản khác 259,899 122,835 391,795 616,125 1,332,101 2,722,755

B Khối độc lập 55,530 102,897 106,202 141,546 214,203 620,378

TOÀN TCTY 561,879 741,882 4,264,241 7,986,995 2,342,679 15,897,676

2.3.4 Tình hình huy động vốn phát triển đội máy bay của TCTy HKVN:

Bên cạnh nhiệm vụ SXKD thì việc tìm kiếm và huy động nguồn vốn để phát triển đội máy bay cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tài chính của TCTy HKVN.

Việc phát triển đội máy bay bên cạnh mục đích để đảm bảo đủ năng lực cho hoạt động SXKD, còn để tăng cường tỷ lệ số máy bay sở hữu trong tổng số

khai thác của hoạt động hàng không.

Trong giai đoạn 2001-2005, để đảm bảo đủ nguồn vốn cho việc phát triển đội máy bay, TCTy đã kết hợp sự tài trợ của nguồn vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn huy động từ bên ngoài. Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm vốn do ngân sách Nhà nước cấp và do TCTy tự tích lũy từ kết quả SXKD. Nguồn vốn huy động bên ngoài chủ yếu là các khoản vay thương mại, vay bảo lãnh của các tổ chức tín dụng xuất khẩu và thuê mua. Các hình thức huy động vốn phổ biến được các hãng hàng không trên thế giới áp dụng như: huy động vốn cổ phần, phát hành trái phiếu công ty,… đều chưa được thực hiện tại TCTy HKVN, do quá trình cổ phần hóa đang ở trong giai đoạn thực hiện, mới triển khai.

Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: vào thời điểm năm 1996, TCTy HKVN được thành lập lại theo mô hình TCTy 91, TCTy được Nhà nước giao vốn là 1.298,7 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước là 176 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,55% tổng số vốn giao. Trong đó Hãng HKQG Việt Nam (Vietnam Airlines/VNA), doanh nghiệp trực tiếp quản lý và khai thác đội máy bay, có tổng số vốn giao là 1.075 tỷ đồng, chiếm 82,8% tổng số vốn của toàn TCTy. Đến năm 2001, nguồn vốn chủ sở hữu của TCTy đã là 3.064 tỷ đồng, tăng 2,4 lần so với thời điểm Nhà nước giao vốn cho TCTy. Giai đoạn 2001-2005, nguồn vốn chủ sỡ hữu của TCTy tăng bình quân 15,79%/năm, đến năm 2005 là 5.468 tỷ đồng. Phần lớn nguồn vốn được bổ sung trong giai đoạn này là từ lợi nhuận trong hoạt động SXKD của TCTy, giai đoạn 2001-2005, tổng lợi nhuận sau thuế đạt 2.079,54 tỷ đồng.

Hình 2.1 – Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn chủ sở hữu của TCTy HKVN giai đoạn 2001-2005. - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 Ty û V N Đ 1996 2001 2002 2003 2004 2005

Nguồn vốn huy động từ bên ngoài: So với nhu cầu đầu tư thì nguồn vốn chủ sở hữu của TCTy còn rất hạn chế, đặc biệt là để tài trợ cho phát triển đội máy bay. Do vậy, việc tìm kiếm các nguồn vốn và phương thức tài trợ khác từ bên ngoài để tài trợ cho nhu cầu phát triển đội máy bay là rất cần thiết. Đặc biệt là sự kết hợp giữa nguồn vốn chủ sở hữu với các nguồn tài trợ khác sẽ tạo ra một cấu trúc vốn tối ưu cho hoạt động của TCTy.

Các hình thức huy động vốn phổ biến được các hãng hàng không sử dụng và cũng đang được áp dụng tại TCTy HKVN là: vay thương mại, vay tín dụng xuất khẩu và thuê máy bay.

Vay thương mại: đối với các hợp đồng mua máy bay giá trị thường rất lớn và phải thanh toán bằng ngoại tệ mạnh, từ hàng chục đến hàng trăm triệu USD. Do đó, các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trong nước thường không đáp ứng được nhu cầu vay một số lượng lớn ngoại tệ như vậy của TCTy. Tất cả các khoản vay thương mại của TCTy trong giai đoạn đầu, trước năm 2000, đều thực hiện với các ngân hàng lớn của nước ngoài như tổ hợp 4 ngân hàng Pháp (Credit Lyonais, BFCE, BNP, BI); ngân hàng Sociate General; ngân hàng ABN AMBRO.

Vay trực tiếp có bảo lãnh của các tổ chức tín dụng xuất khẩu: tín dụng xuất khẩu là một trong những hình thức hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của Chính phủ các nước xuất khẩu. Trong lĩnh vực hàng không, hàng năm các tổ chức tín dụng xuất khẩu này (Export Credit Agency hay ECA) bảo lãnh cho khoảng 60% các khoản đầu tư mua máy bay trên thế giới. Thực chất của hoạt động tài trợ này là các ECA đứng ra bảo lãnh cho người mua vay vốn tại các tổ chức tài chính với các điều khoản và lãi suất vay do chính các ECA qui định. Hình thức này giúp bên mua tiếp cận được với các khoản vay lớn, thông thường lên đến 85% giá trị của hợp đồng mua. Nguồn tín dụng xuất khẩu là nguồn tài trợ quan trọng cho việc mua sắm máy bay của các hãng hàng không nói chung, cũng như đã được TCTy sử dụng trong thời gian qua.

Ví dụ: TCTy đã sử dụng phương thức vay tín dụng xuất khẩu trực tiếp đối với hợp đồng mua 2máy bay ATR72 vào năm 1995. Đây là hợp đồng đầu tiên thuộc dạng này và cũng là hợp đồng tín dụng xuất khẩu đầu tiên ở Việt Nam. Nhà sản xuất máy bay là người đứng ra tìm tổ chức tín dụng xuất khẩu và thu xếp khoản vay này cho Vietnam Airlines, với các chi tiết như sau:

+ Tổng trị giá hợp đồng mua 2 máy bay ATR72: 29,1 triệu USD;

+ Tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu: 4,3 triệu USD, tương đương 15% giá trị hợp đồng;

đương 85% giá trị hợp đồng: các tổ chức tín dụng xuất khẩu đứng ra bảo lãnh là COFACE của Pháp và SACE của Ý, mỗi tổ chức bảo lãnh 50% giá trị hợp đồng vay, đối tác cho vay là ngân hàng SOCIATE GENERAL của Pháp; + Lãi suất áp dụng: TCTy đã lựa chọn phương thức tính lãi suất cố định là 5,95%/năm;

+ Thời gian và phương thức thanh toán: thời hạn vay 10 năm, khoản vay được hoàn trả theo niên kim cố định: gốc và lãi được trả đều nhau trong suốt thời

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế quản lý của Tổng công ty Hàng không Việt Nam theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.pdf (Trang 29)