Xác lập mô hình TĐKT tại TCTy HKVN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế quản lý của Tổng công ty Hàng không Việt Nam theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.pdf (Trang 47 - 51)

5. Một số đóng góp của luận văn

3.3.1Xác lập mô hình TĐKT tại TCTy HKVN

Trên thế giới thường có 2 loại TĐKT chính là: loại “mềm”, là sự liên kết giữa các doanh nghiệp độc lập thông qua hiệp định chung để phân định thị trường, xác định sản lượng, giá sản phẩm; thứ hai là loại “cứng” dựa trên quan hệ sở hữu vốn điều lệ của công ty mẹ đối với công ty con.

Để xác định một mô hình cụ thể cho việc hình thành TĐKT ở Việt Nam không thể áp đặt một cách máy móc là loại “cứng” hay loại “mềm”, cũng như không thể sao chép nguyên xi sự thành công của các mô hình TĐKT trên thế giới. Ở mỗi nước, tuỳ từng hoàn cảnh, từng giai đoạn và chủ trương phát triển kinh tế của từng nước mà việc hình thành và phát triển TĐKT có những đặc trưng khác nhau. Ví dụ: đặc trưng ở Mỹ và châu Âu là quá trình hình thành các TĐKT diễn ra một cách tự nhiên do yêu cầu tích tụ và tập trung vốn, nhu cầu liên kết để chia sẻ công nghệ, thị trường tiêu thụ, chiến lược phát triển,… còn ở một số nước khu vực Châu Á như Nhật Bản, Hàn quốc, Trung quốc,… TĐKT có thể được hình thành từ các quyết định hành chính của Chính phủ, hoặc cũng có thể hình thành do các mối liên kết quan hệ gia đình. Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm hình thành các TĐKT của Trung Quốc và Hàn Quốc, và nên chọn theo hướng tập đòan “cứng” để hình thành các quan hệ Công ty mẹ – con.

Tuy nhiên, cũng cần xác định rõ là việc hình thành các TĐKT theo chủ trương của Chính phủ hiện nay là để khắc phục những hạn chế trong các

TCTy Nhà nước, đưa các TCTy này lên một bước phát triển cao hơn cả về mặt tiềm lực tài chính và trình độ quản lý, hình thành nên các Tập đoàn kinh tế của Nhà nước, do Nhà nước quản lý và chi phối, nên tất yếu sẽ có những điểm khác so với các TĐKT nói chung. Đối với các thành phần kinh tế khác hoặc ở những lĩnh vực mà Nhà nước không cần thiết phải nắm quyền kiểm soát toàn bộ, thì TĐKT có thể được hình thành theo đúng các qui luật tự nhiên của kinh tế thị trường.

Mục đích của việc chuyển đổi các TCTy Nhà nước sang mô hình Công ty Mẹ – Công ty con chính là nhằm khắc phục những hạn chế, nhược điểm của mô hình TCTy hiện nay, tách bạch rõ pháp nhân TCTy với các pháp nhân mà TCTy đầu tư vốn, phân định rõ quyền, lợi ích, trách nhiệm của Công ty mẹ với các Công ty con thông qua quan hệ đầu tư vốn. Đây là giải pháp để tái cấu trúc lại mô hình của các TCTy Nhà nước, nhằm làm lành mạnh hóa thành phần kinh tế then chốt này của đất nước.

Theo mô hình chung của các TĐKT trên thế giới thì TĐKT là một tổ hợp các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đa ngành nghề có qui mô lớn, trong đó có một công ty mẹ nắm quyền chi phối hoạt động của các công ty con về nguồn lực tài chính, công nghệ, chiến lược phát triển, hoạt động trong một hoặc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, tại một nước hoặc nhiều nước. Đối với điều kiện thực tế của Việt Nam, cũng như điều kiện đặc thù ban đầu là hình thành các

TĐKT của Nhà nước ở những ngành then chốt của nền kinh tế, do vậy, trước mắt các TĐKT của Việt Nam phải theo nguyên tắc là phải có một ngành chủ đạo làm nòng cốt, nắm giữ khâu then chốt trong chuỗi giá trị của tập đoàn, còn các ngành khác được lựa chọn trên cơ sở năng lực, kinh nghiệm quản lý, hiệu quả kinh tế thực sự để vừa phát triển được bản thân ngành đó, vừa hỗ trợ lại cho ngành chủ đạo.

Hiện nay Việt Nam đã hình thành được các tập đoàn là: Tập đoàn dệt may; tập đoàn tài chính – bảo hiểm Bảo Việt; Tập đoàn than và khoáng sản; và tập đoàn Bưu chính viễn thông (mới công bố ra mắt ngày 26/03/2006).

Định hướng chuyển đổi TCTy HKVN sang TĐKT hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – công ty con là thực hiện kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực, nhưng trong đó phải lấy vận tải hàng không là ngành nghề kinh doanh chủ đạo. Như vậy, trong mô hình Công ty mẹ – công ty con thì Vietnam Airlines (Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam) sẽ là công ty mẹ, là doanh nghiệp Nhà nước, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực vận tải hàng không của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và dẫn dắt các doanh nghiệp hàng không cùng phát triển theo

công ty mẹ và do công ty mẹ sở hữu toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ chi phối thông qua việc đầu tư tài chính của công ty mẹ và chịu sự chi phối của công ty mẹ trên các lĩnh vực: nguồn lực tài chính, chiến lược phát triển, tổ chức hợp tác và cạnh tranh, công nghệ, đào tạo, phát tiển nguồn nhân lực,…

Các loại hình công ty con do công ty mẹ đầu tư tài chính vào bao gồm:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ. Công ty TNHH từ hai thành viên trở lên do công ty mẹ sở hữu trên 50% vốn điều lệ (giữ tỷ lệ vốn góp chi phối).

+ Công ty cổ phần do công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối.

+ Công ty liên doanh với nước ngoài có vốn góp chi phối của công ty mẹ. + Ngoài ra, còn có các công ty liên kết là các công ty mà công ty mẹ sở hữu dưới 50% vốn điều lệ, được hình thành từ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước hoặc do công ty mẹ góp vốn thành lập.

Trong mô hình hiện tại của TCTy HKVN, các đơn vị thành viên mặc dù có ngành nghề kinh doanh khác nhau, nhưng ít nhiều đều có liên hệ mật thiết đến hoạt động vận tải hàng không, các đơn vị này được xem là cùng nằm trong dây chuyền kinh doanh vận tải hàng không, cung cấp sản phẩm/dịch vụ trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc là dịch vụ gia tăng thêm cho hoạt động vận tải hàng không.

Để xác định loại hình công ty con cho từng đơn vị thành viên hiện nay của TCTy HKVN cần phải căn cứ vào mức độ liên hệ và tầm quan trọng của từng đơn vị thành viên trong dây chuyền vận tải hàng không, cụ thể như sau: Đối với những đơn vị thành viên gắn liền trực tiếp với dây chuyền vận tải hàng không hoặc có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của công ty mẹ, cần thiết phải do công ty mẹ nắm quyền chi phối hoàn toàn, thì chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH một thành viên, bao gồm:

+ 03 công ty phục vụ mặt đất tại Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất;

+ 02 xưởng sửa chữa, bảo dưỡng máy bay A75 tại Tân Sơn Nhất và A76 tại Nội Bài;

+ Công ty xăng dầu hàng không;

+ Công ty bay dịch vụ hàng không VASCO.

Các công ty TNHH một thành viên như trên đều gắn liền trực tiếp với dây chuyền kinh doanh vận tải hàng không của Vietnam Airlines, do vậy phải do

công ty mẹ nắm quyền chi phối hoàn toàn và có chức năng chính trước tiên là cung cấp các dịch vụ đồng bộ cho hoạt động vận tải hàng không của Vietnam Airlines, bên cạnh đó còn cạnh tranh để cung cấp dịch vụ cho các hãng hàng không quốc tế khác cùng khai thác đến các sân bay của Việt Nam.

Đối với các đơn vị thành viên còn lại khác, thực hiện cổ phần hóa để chuyển đổi các đơn vị này sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, bao gồm các đơn vị sau:

+ các công ty dịch vụ hàng không tại sân bay; + công ty xuất nhập khẩu hàng không;

+ công ty công trình hàng không;

+ công ty khảo sát thiết kế hàng không; + công ty nhựa hàng không;

+ công ty in hàng không;

+ công ty cung ứng xuất nhập khẩu lao động hàng không; + công ty suất ăn hàng không Nội Bài;

+ công ty dịch vụ hàng hóa Nội Bài; + công ty dịch vụ giao nhận hàng hóa.

Đối với các công ty cổ phần, căn cứ vào tỷ trọng sản lượng sản phẩm/dịch vụ cung cứng cho Vietnam Airlines nhiều hay ít để quyết định công ty mẹ có cần nắm giữ cổ phần chi phối hay không. Trong quá trình hoạt động nếu các công ty cổ phần này tìm kiếm, mở rộng được thị trường, giảm dần tỷ trọng sản phẩm/dịch vụ cung cứng cho Vietnam Airlines, thì từng bước công ty mẹ có thể giảm dần tỷ lệ nắm giữ cổ phần chi phối và tiến tới chuyển sang dạng công ty liên kết (công ty mẹ chỉ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ).

Trong các lĩnh vực dịch vụ hàng không, có những lĩnh vực cần phải có thêm kinh nghiệm quản lý, công nghệ và uy tín thương hiệu của các Hãng hàng không quốc tế khác để có thể cung cấp được sản phẩm/dịch vụ cho các hãng hàng không quốc tế khai thác đến Việt Nam, thì phải liên doanh với các Hãng hàng không có uy tín của nước ngoài, tuy nhiên Vietnam Airlines luôn nắm giữ tỷ lệ vốn góp chi phối để đảm bảo lợi ích kinh tế cho phía Việt Nam, vì các liên doanh đều có tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đạt rất cao. Hiện nay TCTy đang có các liên doanh với nước ngoài là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Airlines và hãng HK Cathay Pacific, theo tỷ lệ vốn góp 60%-40%;

+ Công ty liên doanh dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất: LD giữa Vietnam Airlines và hãng HK Singapore Airlines, theo tỷ lệ vốn góp 65%-35%;

+ Công ty liên doanh giao nhận hàng hóa VINAKO: LD giữa Vietnam Airlines và Japan Airlines, theo tỷ lệ vốn góp 65%-35%;

+ Công ty liên doanh ABACUS Việt Nam: liên doanh mạng đặt giữ chỗ toàn cầu, giữa Vietnam Airlines và công ty ABACUS, theo tỷ lệ vốn góp 80%- 20%;

Đối với các công ty liên doanh với nước ngoài trên, hết thời hạn liên doanh, cũng là thời điểm mà phía Việt Nam có thể tự quản lý và khai thác, thì chuyển đổi ngay thành công ty cổ phần, thậm chí trong thời hạn liên doanh nếu thống nhất được với đối tác nước ngoài, có thể thực hiện chuyển đổi cổ phần hóa ngay trên cơ sở vẫn đảm bảo sự chi phối của công ty mẹ phía Việt Nam.

Ngoài việc chuyển đổi các đơn vị thành viên đang tồn tại, TCTy cần tiếp tục tham gia thành lập các công ty cổ phần mới, các công ty này có thể cung cấp sản phẩm/dịch vụ trực tiếp cho Vietnam Airlines, hoặc có thể là kéo dài thêm chuỗi giá trị, tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm vận tải hàng không. Cụ thể, các công ty đang có đề án thành lập là:

+ Công ty cổ phần khách sạn hàng không; + Công ty cổ phần du lịch hàng không; + Công ty tin học hàng không;

+ Công ty quảng cáo hàng không;

+ Công ty bảo dưỡng, sửa chữa máy bay (có thể liên doanh với nước ngoài).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế quản lý của Tổng công ty Hàng không Việt Nam theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.pdf (Trang 47 - 51)