5. Một số đóng góp của luận văn
3.3.2 Xây dựng mối liên kết kinh tế
để trở thành những cổ đông chiến lược trong các lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng là:
+ Tham gia góp vốn vào ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam (Techcombank);
+ Tham gia góp vốn vào TCTy cổ phần bảo hiểm Bảo Minh.
3.3.2 Xây dựng mối liên kết kinh tế trong mô hình công ty mẹ – công ty con: con:
Như đã phân tích những hạn chế của mô hình TCTy hiện nay chính là do mối liên kết hành chính giữa TCTy với các đơn vị thành viên. Việc chuyển sang mô hình Công ty mẹ – công ty con chính là xây dựng cơ chế để chuyển đổi mối liên kết hành chính này sang mối liên kết về kinh tế. Công ty mẹ sẽ thực hiện đầu tư vốn vào các công ty con và nắm quyền chi phối các công ty con này thông qua tỷ lệ góp vốn.
Những đặc trưng của mối liên kết kinh tế giữa công ty mẹ và công ty con trong mô hình này như sau:
Công ty mẹ và công ty con là hai thực thể pháp lý độc lập, có tài sản riêng (nghĩa là một pháp nhân kinh tế đầy đủ); các công ty con và công ty liên kết đều tổ chức và hoạt động theo các luật tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp và chịu sự chi phối của công ty mẹ theo qui chế quản lý tài chính trong tập đoàn.
Công ty mẹ có lợi ích kinh tế nhất định liên quan đến hoạt động của công ty con;
Công ty mẹ chi phối đối với các quyết định liên quan đến hoạt động của công ty con thông qua các hình thức như: quyền bỏ phiếu chi phối đối với các quyết định của công ty con; quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm HĐQT, ban lãnh đạo hoặc quyền tham gia quản lý điều hành;
Vị trí của công ty mẹ và công ty con chỉ trong mối quan hệ giữa hai công ty với nhau và mang tính tương đối, nghĩa là một công ty con này có thể đồng thời là công ty mẹ của một công ty khác (công ty mẹ – con nhiều cấp).
Trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con là trách nhiệm hữu hạn; Về mặt lý thuyết mô hình quan hệ này sẽ tạo cho cơ cấu tổ chức của các công ty trong nhóm có chiều sâu không hạn chế: công ty mẹ, công ty con, công ty cháu,….
Mô hình Công ty mẹ – công ty con có những điểm khác biệt cơ bản so với mô hình TCTy hiện nay là:
Về cơ cấu tổ chức: TCTy chỉ có 3 cấp là: TCTy, công ty hạch toán độc lập và công ty hạch toán phụ thuộc; trong khi đó ở mô hình Công ty mẹ – công ty con, cơ cấu tổ chức về mặt lý thuyết là không giới hạn.
Trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con là trách nhiệm hữu hạn; trong khi đó, trong mô hình TCTy, về mặt nguyên tắc, trách nhiệm của TCTy đối với các công ty hạch toán phụ thuộc và ngay cả đối với các công ty hạch toán độc lập phải là trách nhiệm vô hạn.
là công ty thành viên phải tồn tại và có trước, trong khi đó theo mô hình Công ty mẹ – công ty con thì công ty mẹ thường phải tồn tại trước và sẽ sáng lập hoặc tham gia sáng lập ra các công ty con thông qua việc đầu tư vốn vào công ty con.
Trong quan hệ sở hữu thì TCTy là chủ sở hữu của cả sản nghiệp (tài sản có và tài sản nợ) của công ty thành viên, tức là vừa sở hữu vốn, vừa sở hữu tài sản; ở mô hình công ty mẹ – công ty con, công ty mẹ chỉ sở hữu phần vốn đầu tư trong công ty con mà thôi, vốn của công ty con là tài sản đầu tư dài hạn của công ty mẹ.
Do cơ chế của mô hình TCTy nên đã không cho phép huy động vốn một cách có hiệu quả, không cho phép thay đổi cơ cấu vốn đầu tư trong các đơn vị thành viên một cách linh hoạt.
Từ những điểm khác biệt cơ bản giữa mô hình Công ty mẹ – công ty con với mô hình TCTy được nêu trên, đó cũng là những điểm bất cập, hạn chế của mối liên kết hiện tại giữa các doanh nghiệp thành viên trong mô hình TCTy, mà thực chất đó chính là những doanh nghiệp nòng cốt của Nhà nước. Do vậy, để đổi mới doanh nghiệp Nhà nước một cách cơ bản theo hướng phát triển thành những tập đoàn kinh tế mạnh, thì điều kiện tiên quyết chính là chuyển đổi mối liên kết của các thành viên trong TCTy sang mô hình Công ty mẹ – công ty con.
Khi TCTy HKVN chuyển sang mô hình Công ty mẹ – công ty con thì công ty mẹ, hãng HKQG Việt Nam, sẽ là DNNN do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và hoạt động theo luật DNNN; các công ty con và công ty liên kết được hình thành và hoạt động theo luật doanh nghiệp và các luật tương ứng với từng loại hình công ty. Thực hiện được điều này nghĩa là đã xóa bỏ được cơ chế chủ quản đối với các doanh nghiệp thành viên (các công ty con), giờ đây công ty mẹ chỉ là chủ sở hữu phần vốn cổ phần tại các công ty con, và cũng chỉ chịu trách nhiệm theo giá trị phần vốn cổ phần đó.
Khi đã chuyển sang mô hình Công ty mẹ – công ty con, thì các công ty con dù ở loại hình nào (công ty TNHH hay công ty cổ phần,…) đều là những pháp nhân kinh tế hoàn chỉnh, do vậy để cụ thể hóa mối liên kết kinh tế giữa các đơn vị trong tập đoàn thì phải xây dựng được mức giá thanh toán nội bộ để làm cơ sở thanh toán giữa các đơn vị trong tập đoàn.
Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực hàng không, bên cạnh việc đầu tư cho đội tàu bay còn phải đầu tư cho các trang thiết bị đồng bộ khác. Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư cho đội tàu bay thuờng chiếm tỷ trọng rất lớn, khoảng trên 75% tổng số nguồn vốn cho toàn bộ hoạt động đầu tư của TCTy, do vậy, trong phần này chỉ tập trung vào phần huy động vốn để phát triển đội máy bay của Vietnam Airlines.
Theo định hướng phát triển ngành hàng không đến năm 2010 thì tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010 là:
Nội dung đầu tư Số tiền
(Tỷ VNĐ) Tỷ trọng
1. Máy bay và động cơ dự phòng 14.521,00 75,80%
2. Đầu tư khác: 4.635,00 24,20%
- Khai thác bay
- Kỹ thuật và bảo dưỡng MB - Dịch vụ mặt đất
- Thương mại
- Công nghệ thông tin - Các dự án khác 1.127,50 1.860,00 251,50 582,00 200,00 614,00 TỔNG CỘNG 19.156,00 100%
Cơ cấu nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển:
Diễn giải Số tiền
(Tỷ VNĐ) Tỷ trọng
1. Vốn tự bổ sung của TCTy 4.668 24,37%
2. Vốn Nhà nước 2.200 11,48%
3. Vốn huy động 12.288 64,15%
TỔNG CỘNG 19.156,00 100%
(Nguồn: Báo cáo định hướng phát triển TCTy HKVN đến năm 2010)
Để thực hiện được kế hoạch đầu tư phát triển đội tàu bay như trên thì việc huy động vốn phải được định hướng như sau:
Như đã phân tích ở phần 2.3.4, nguồn vốn huy động để phát triển đội tàu bay của TCTy HKVN gồm nguồn vốn tự có (do Nhà nước cấp và tự bổ sung của TCTy) và nguồn vốn huy động bên ngoài (chủ yếu là vay thương mại; vay bảo lãnh của các tổ chức tín dụng xuất khẩu và thuê mua). Trong giai đoạn
định hướng huy động vốn phải tập trung vào những điểm cơ bản là:
Phát huy tối đa nội lực nhằm đảm bảo tự cân đối một phần vốn và tăng thêm tính chủ động cho hoạt động đầu tư: giải pháp phát huy nội lực chính là duy trì hiệu quả SXKD đồng thời với việc quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hiện có. Khả năng huy động vốn nội lực để bổ sung vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010 phải đạt là 4.000 – 5.000 tỷ đồng, đáp ứng được khoảng 25-28% nhu cầu vốn đầu tư.
Vốn nội lực, bên cạnh việc bổ sung từ kết quả hoạt động SXKD, TCTy còn có thể khai thác từ việc thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên. Một lợi thế hiện nay của các doanh nghiệp thành viên thực hiện cổ phần hóa chính là các doanh nghiệp này đang kinh doanh rất có hiệu quả (trong đó một phần có được do lợi thế độc quyền trong lĩnh vực dịch vụ hàng không), do đó, TCTy sẽ có cơ hội thu được vốn thặng dư khi phát hành cổ phiếu ra thị trường. Ngoài ra, TCTy cần nghiên cứu để có thể từng bước tiến hành cổ phần hóa một phần đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không, nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời từng bước đa dạng hóa hình thức sở hữu, tiếp cận với cơ chế và phương pháp quản lý của nền kinh tế thị trường.
Kiến nghị với Nhà nước có chính sách và tạo nguồn vốn để thực hiện mục tiêu tăng tỷ lệ đội máy bay sở hữu (vì Vietnam Airlines cũng chính là Hãng hàng không quốc gia): hỗ trợ vốn để đảm bảo tỷ lệ vốn đối ứng 15% số vốn đầu tư phát triển đội máy bay sở hữu (khoảng 2.200 tỷ đồng) bằng cách cấp vốn từ NSNN thông qua việc cho TCTy được giữ lại thuế thu nhập doanh nghiệp trong giai đoạn 2006-2010, và dành một phần nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước cho các dự án đầu tư đội máy bay.
Ngoài việc hỗ trợ trực tiếp, đề nghị Chính phủ hỗ trợ gián tiếp thông qua việc chấp nhận bảo lãnh đối với các khoản vay tín dụng xuất khẩu.
Chủ động tiếp cận và tham gia vào các thị trường vốn thương mại trong và ngoài nước để lựa chọn giải pháp huy động vốn khả thi với chi phí thấp nhất. Trong các nguồn vốn huy động thương mại thì đối với vốn cho đầu tư phát triển đội máy bay, cần tranh thủ cơ hội khai thác nguồn vốn tín dụng xuất khẩu với chí phí vốn cạnh tranh để có thể đáp ứng 85% vốn cho đầu tư phát triển đội máy bay. Ngoài ra cần kết hợp các hình thức huy động vốn trung, dài hạn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; hoặc tự tạo lập thị trường vốn dài hạn công khai trên thị trường nhằm thu hút vốn đầu tư dài hạn
trong toàn xã hội thông qua các hình thức phát hành trái phiếu công trình ở trong và ngoài nước.
Tranh thủ các cơ hội để thu hút các nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA, nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI, vốn hợp tác và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nhà sản xuất và cung ứng,…
Thực hiện các hình thức liên doanh, liên kết để đầu tư một số hạng mục đầu tư khả thi, có khả năng thu hút vốn.
Bảng 3.3 – Cân đối nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
Nội dung 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng cộng 2006-2010
A Nhu cầu đầu tư 3,868 4,437 3,468 3,754 3,629 19,156
1 Mua máy bay 2,430 3,240 2,652 3,100 3,100 14,522
Loại 150 chỗ 2,430 3,240 2,430 - - 8,100
Loại 250 chỗ - - - 3,100 3,100 6,200
Động cơ - - 222 - - 222 2 Tài sản cố định khác 1,438 1,197 816 654 529 4,634
B Nguồn vốn đầu tư 3,961 4,749 3,927 4,385 4,297 21,319
1 Nguồn vốn tự bổ sung 1,083 1,193 1,366 1,352 1,617 6,611
Quĩ khấu hao 738 828 875 891 891 4,223
Quĩ phát triển KD 345 365 491 461 726 2,388
2 Nguồn vốn huy động 2,878 3,556 2,561 3,033 2,680 14,708
Vay tín dụng XK 1,823 2,430 1,988 2,325 2,325 10,891
Vay vốn ODA 50 50 50 50 50 250
Vay thương mại 334 484 35 147 147 1,147
NSNN cấp bổ sung 671 592 488 511 158 2,420
(từ miễn thuế TNDN)
C CÂN ĐỐI 93 312 459 631 668 2,163
sự không thành công của mô hình các TCTy 90, 91 chính là chưa xác lập được mối liên kết kinh tế – tài chính giữa các đơn vị thành viên, cũng như giữa đơn vị thành viên với TCTy, đó cũng chính là do chưa xác lập được mối quan hệ sở hữu vốn trong TCTy. Để khắc phục hạn chế này khi chuyển sang mô hình TĐKT, cần thiết phải có một đơn vị trong tập đoàn thực hiện chức năng này, đó chính là Công ty Tài chính trong tập đoàn.
Theo Quyết định số 91/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập TĐKT, trong Mục 4, Điều 2 cũng có qui định: mỗi Tập đoàn được tổ chức Công ty Tài chính để huy động vốn, điều hòa vốn phục vụ cho yêu cầu phát triển trong nội bộ Tập đoàn. Tuy nhiên, nhìn vào sự tồn tại của các TCTy 90, 91 hiện nay, với gần 100 TCTy (17 TCTy 91 và 76 TCTy 90) thì mới chỉ có 6 TCTy đã thành lập được Công ty tài chính (chưa nói đến việc các Công ty Tài chính này hoạt động như thế nào), đó là:
Stt Tên Công ty Số Giấy phép, ngày cấp Vốn điều lệ (Tỷ đồng) Ngày khai trương
1 Công ty tài chính Dệt-May, thuộc TCTy Dệt may 01/GP-NHNN 03/08/1998 30 26/09/1998 2 Công ty tài chính Cao su, thuộc TCTy Cao su Việt Nam 02/GP-NHNN 06/10/1998 30 22/11/1998 3 Công ty tài chính Bưu điện, thuộc TCTy Bưu Chính Viễn Thông 03/GP-NHNN 10/10/1998 70 25/11/1998 4 Công ty tài chính Tàu thủy, thuộc TCTy Tàu thủy VN 04/GP-NHNN 16/03/2000 30 09/05/2000 5 Công ty tài chính Dầu khí, thuộc TCTy Dầu khí VN 12/GP-NHNN 25/10/2000 100 01/12/2000 6 Công ty tài chính thuộc TCTy Than Việt Nam 2006
Các Công ty tài chính hoạt động theo Nghị định 79/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 do Chính phủ ban hành về “Tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính” và Quyết định số 104/QĐ-NH5 ngày 02/05/1996 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về về việc ban hành mẫu điều lệ Công ty Tài chính trong Tổng công ty Nhà nước.
Sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của việc hình thành Công ty Tài chính trong các TĐKT hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – công ty con thể hiện ở
vai trò và nhiệm vụ của Công ty tài chính là: Công ty Tài chính là trung gian tài chính, có chức năng huy động, tập trung, điều hòa vốn trong tập đoàn. Quan hệ giữa Công ty Tài chính với các công ty con trong tập đoàn được thể hiện theo nguyên tắc có vay có trả. Trường hợp thực hiện việc cho vay đối với các tổ chức, đơn vị khác ngoài tập đoàn, Công ty Tài chính phải được sự đồng ý của Hội đồng quản trị của công ty mẹ. Khi thực hiện các nghiệp vụ sử dụng vốn, nghĩa là Công ty Tài chính đã đại diện cho công ty mẹ tham gia vào việc điều hòa vốn trong tập đoàn. Đây cũng chính là công cụ chủ yếu để công ty mẹ có thể chi phối được và điều chỉnh được hoạt động của các công ty con, tạo mối liên kết chặt chẽ về tài chính, tạo ra sức mạnh thống nhất cho toàn bộ tập đoàn. Theo mô hình Công ty mẹ – công ty con thì công ty mẹ thực hiện việc đầu tư vào các công ty con thông qua Công ty Tài chính. Việc hình thành nên mối quan hệ tài chính này đã làm thay đổi thực sự mối quan hệ giữa TCTy với các doanh nghiệp thành viên: từ quan hệ hành chính sang quan hệ theo kiểu Công ty mẹ – con, lấy công cụ tài chính - đầu tư để đảm bảo các doanh nghiệp thành viên thực hiện đúng chiến lược phát triển của tập đoàn.
Về mặt tổ chức, Công ty Tài chính sẽ được thành lập dưới dạng Công ty TNHH, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo luật doanh nghiệp, do Công ty mẹ đầu tư 100% vốn điều lệ ban đầu, chịu sự quản lý của công ty mẹ về chiến lược phát triển, về tổ chức và nhân sự; đồng thời chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước về nội dung và phạm vi hoạt động nghiệp vụ theo qui