II/ Năng lực hoạt động
3.2.3. Điều chỉnh hợp lý cơ cấu nguồn vốn ,giảm dần hệ số nợ
Qua việc đánh giá hệ số nợ của Công ty May 10 cho thấy, trong năm 2004 công ty đã có sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu nguồn vốn , biểu hiện ở sự tăng lên đáng kể của nguồn vốn chủ sở hữu , đồng thời tìm kiếm đợc nguồn vay dài hạn tài trợ cho TSCĐ. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng
nguồn vốn vẫn còn nhỏ và cách xa so với mức trung bình của ngành. Hệ số nợ của công ty quá cao so với mức trung bình ngành và ngày càng tăng lên. Không những thế khả năng trả lãi của công ty lại thấp nên sẽ khó khăn khi cần vay tiếp.Kết quả này chứng tỏ sự độc lập về tài chính của công ty ngày càng giảm vì công ty đã đi vay nợ quá nhiều, tình hình tài chính của công ty là không lành mạnh. Trong điều kiện công ty đang từng bớc chuyển sang cổ phần hoá thì tình hình tài chính nh vậy sẽ khiến cho việc cổ phần hoá có những khó khăn. Vì vậy, công ty cần có biện pháp ổn định lại cơ cấu tài chính và giảm dần hệ số nợ đến mức an toàn.
Trong quá trình đầu t vào các dự án sản xuất kinh doanh công ty cần đẩy nhanh tốc độ hoàn trả nợ gốc và các khoản lãi tiền vay, giảm thiểu rủi ro của hệ số nợ. Công ty có thể đánh giá đợc rủi ro kinh doanh và tài chính thông qua việc phân tích các hệ số về khả năng thanh toán , hệ số nợ …
Một trong những việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay là công ty phải nhanh chóng tăng đợc sản lợng tiêu thụ, làm cơ sở cho việc tăng doanh thu và quy mô lợi nhuận của công ty, tạo nguồn trả nợ dồi dào cho công ty. Mặt khác, phải xây dựng đợc một cơ cấu nợ hợp lý, có chính sách đầu t vào các loại tài sản thích hợp, tạo ra hiệu ứng đòn bẩy có lợi, chú trọng đến việc cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro, chia sẻ rủi ro bằng cách tham gia cáchợp đồng bảo hiểm một cách đầy đủ và thờng xuyên, nhằm đảm bảo an toàn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.