CÔNG TÁC TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp về Bưu điện tỉnh Lào Cai - Cơ cấu tổ chức, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.doc (Trang 27 - 32)

A

, Cơ chế phân cấp quản lý tài chính của Tổng công Ty cho đơn vị: 1, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN VÀ TÀI SẢN:

+Căn cứ Quyết định 264/QĐ/TCCB-HĐQT ngày 28/9/1996 và Quyết định 91/QĐ- KTTKTC-HĐQT ngày 07 tháng 4 năm 2000 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam.

==================================================================Sinh viªn thùc tËp: Lª ViÕt Cêng - Líp D2000 – TC.QTKD Sinh viªn thùc tËp: Lª ViÕt Cêng - Líp D2000 – TC.QTKD

-Bưu điện Tỉnh Lào Cai là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của TCT Bưu chính - Viễn thông Việt nam. Hàng năm được Tổng công ty giao kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận, được giao vốn phù hợp với khả năng kinh doanh. Bưu điện Tỉnh Lào Cai chịu trách nhiệm trước TCT về hiệu qủa sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn được giao.

-Bưu điện Tỉnh chịu sự kiểm tra, giám sát về mặt tài chính của TCT, của cơ quan Tài chính địa phương và các hoạt động Tài chính, quản lý vốn và tài sản Nhà nước.

-Bưu điện Tỉnh có các đơn vị cơ sở trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Bưu điện Tỉnh, Được giao kế hoạch doanh thu, chi phí phù hợp với điều kiện, vị trí kinh doanh của từng đơn vị.

-Bưu điện Tỉnh có trách nhiệm thực hiện công tác kế toán tài sản, tiền vốn trong đơn vị. Thực hiện chế độ kế toán thống kê hiện hành: mở sổ kế toán phản ánh chính xác nguồn vốn, công nợ, vốn bằng tiền, các khoản thanh toán với TCT và các đơn vị cơ sở trực thuộc. 1.1 Quản lý vốn, tài sản: BĐT được Tổng giám đốc giao quản lý tài sản, vốn phù hợp với qui mô và nhiệm vụ kinh doanh, phục vụ; chụi trách nhiệm trước Tổng giám đốc về hiệu quả sử dụng tài sản, số vốn được giao; được chủ động bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận sau thuế của đơn vị.

+Được sử dụng vốn và các quỹ để phục vụ kịp thời nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng vốn, quỹ để đầu tư xây dựng, chấp hành đầy đủ các qui định hiện hành của Nhà nước; của TCT.

+Thực hiện đúng chế độ khấu hao tài sản theo qui định của nhà nước; TCT. Toàn bộ khấu hao TSCĐ nộp về TCT. Trường hợp phải trả nợ vốn đã vay đầu tư thì được giữ lại khấu hao để trả nợ đến hạn.

+Được TCT bảo lãnh vay vốn trong nước theo qui định của Pháp luật hiện hành phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm về mục đích và hiệu qủa sử dụng vốn huy động, hoàn trả vốn, lãi theo đúng cam kết và hợp đoòng vay vốn.

+Được thực hiện việc đánh giá lại tài sản trong trường hợp có hướng dẫn và quyết định của TCT.

+Khi xẩy ra tổn thất tài sản (mất, hư hỏng làm giảm giá trị TS) được thành lập hội đồng xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất, lập phương án sử lý báo cáo TCT. Giám đóc Bưu điện Tỉnh được TCT uỷ quyền quyết định mức bồi thường đối với tổn thất tài sản có giá trị đến 20 triệu đồng, trên 20 triệu đồng lập thủ tục báo cáo TCT.

1.2 Nhượng bán và thanh lý tài sản:

+Những tài sản kém mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật không còn nhu cầu sử dụng, tài sản hư hỏng không thể phục hồi được, tài sản sử dụng không có hiệu qủa và không thể nhượng bán nguyên trạng. đơn vị trực tiếp quản lý sử dụng tài sản chủ động lập phương án thanh lý, nhượng bán trình TCT quyết định. Khi thanh lý phải lập Hội đồng đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định giá trị tài sản. Khi nhượng bán phải tổ chức đấu giá, thông báo công khai. +Tài sản cố định có nguyên giá dưới 100 triệu đồng đã khấu hao hết hoặc giá trị còn lại dưới 5 triệu đồng. Trong thời gian 10 ngày sau khi thanh lý tài sản phải báo cáo Tổng giám đốc bằng văn bản.

1.3 Quản lý công nợ:

+Đơn vị có trách nhiệm mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu, phải trả; phân tích tình hình công nợ phải thu, xác định nợ đến hạn, quá hạn, các khoản nợ khó đòi. Định kỳ đối chiếu cộng nợ với TCT và các đơn vị cơ sở trực thuộc. Hàng năm lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi. Giám đốc BĐT được Tổng giám đốc uỷ quyền xử lý các khoản nợ khó đòi dưới 10 triệu đồng với một khách nợ. Tổng số nợ trong một lần xử lý không vượt quá 50 triệu đồng. Các khoản nợ khó đòi trên 10 triệu đồng với một khách nợ, tổng số nợ trong một lần xử lý trên 50 triệu đồng lập báo cáo TCT xử lý.

2, QUẢN LÝ DOANH THU VÀ CHI PHÍ KINH DOANH:

2.1, Quản lý doanh thu: doanh thu gồm: Doanh thu kinh doanh và doanh thu hoạt động khác phát sinh tại bưu điện Tỉnh và các cơ sở trực thuộc.

+Doanh thu kinh doanh:

-Doanh thu cước dịch vụ Bưu chính -Viễn thông, sau khi đã trừ các khoản giảm cước, hoàn cước, phân chia cước với các đơn vị có liên quan.

-Thu về phát hành phí báo chí đã phát hành sau khi đã trừ các khoản thiệt hại về báo ế, báo thiếu hụt.

-Thu về lắp đặt, dịch chuyển máy thuê bao, đổi số thuê bao... -Thu về dịch vụ TKBĐ.

-Thu khác gồm: thu về bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ phần mềm tin học, cung cấp các dịch vụ khác.

==================================================================Sinh viªn thùc tËp: Lª ViÕt Cêng - Líp D2000 – TC.QTKD Sinh viªn thùc tËp: Lª ViÕt Cêng - Líp D2000 – TC.QTKD

-Doanh thu hoạt động tài chính.

+Doanh thu các hoạt động khác: là các khoản từ các hoạt động xẩy ra không thường xuyên bao gồm: Thu từ bán vật tư, hàng hoá, tài sản dôi thừa, công cụ phân bổ hết giá trị, bị hư hoảng, hoặc không cần sử dụng, các khoản phải trả nhưng không trả được; thu chuyển nhượng, thanh lý tài sản, nợ khó đòi nay thu hồi được...Toàn bộ doanh thu trong kỳ phải được phản ánh đầy đủ, rõ ràng trên các sổ sách kế toán, báo cáo đúng chế độ quy định của TCT, BĐT.

-Doanh thu riêng được xác định tại Bưu điện Tỉnh để xác định lợi nhuận và hạch toán nội bộ. Doanh thu riêng gồm toàn bộ doanh thu cước dịch vụ Bưu chính, Viễn thông được hưởng do Tổng công ty qui định.

2.2, Quản lý chi phí và giá thành: gômg chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí hoạt động khác.

+Quản lý chi phí hoạt động kinh doanh:

-Chi khấu hao TSCĐ: mọi TSCĐ của BĐT được huy động vào sản xuất kinh doanh và trích đủ khấu hao theo đúng quy định của Nhà nước để thu hồi vốn. Sau khi đã khấu hao hết TSCĐ vẫn còn sử dụng được thì không phải trích khấu hao nữa nhưng vẫn phải quản lý và sử dụng theo chế độ hiện hành. Công trình xây dựng cơ bản hoàn thành đã đưa vào sử dụng nhưng chưa quyết toán gia trị công trình thì tạm ghi tăng TSCĐ theo gía tạm tính hoặc giá dự toán được duyệt để trích khấu hao. Khi quyết toán giá trị công trình thì điều chỉnh lại giá trị của TSCĐ đó.

-Trích trước chi phí sửa chữa tài sản đặc thù như thiết bị chuyển mạch, truyền dẫn, nguồn điện, đường lên trạm thông tin. Mức trích bằng 5% nguyên giá tài sản, nếu trích chưa chi thì được chuyển sang năm sau và khi trích trước sửa chữa bằng 15% nguyên giá tài sản cố định thì không trích nữa.

-Chi mua bảo hiểm tài sản; phí kiểm toán; các khoản trích nộp theo quy định của Nhà nước: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn; chi về nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, sáng kiến, cải tiến nâng cao hiệu quả kinh doanh.

-Các khoản chi bằng tiền khác như: Thuế môn bài, trả lãi tiền vay đầu tư xây dựng cơ bản, các khoản thiệt hại được hoạch toán vào chi phí, các khoản dự phòng, trợ cấp thôi việc; chi khác.

-Chi phí hoạt động tài chính: là các khoản chi phí đầu tư tài chính ra ngoài Bưu điện tỉnh nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của BĐT.

+Quản lý chi phí hoạt động khác: là các khoản chi phí không xẩy ra thường xuyên như: chi phí nhượng bán, thanh lý TSCĐ, chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ phải thu khó đòi đã xoá sổ kế toán; chi phí tiền phạt do vi phạm hợp đông kinh tế; các khoản chi bất thường khác.

3, XÁC ĐỊNH LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN:

3.1 Xác định lợi nhuận: Lợi nhuận tại Bưu điện Tỉnh gồm: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh dịch vụ Bưu chính, Viễn thông và lợi nhuận hoạt động khác.

+Lợi nhuận hoạt động kinh doanh Bưu chính Viễn thông: là số chênh lệch giữa phần doanh thu cước dịch vụ Bưu chính Viễn thông được hưởng trừ (- ) đi chi phí các dịch vụ Bưu chính Viễn thông.

+Lợi nhuận hoạt động khác: là khoản chênh lệch giữa thu nhập từ các hoạt động khác trừ ( - ) đi chi phí của hoạt động khác.

+Nộp Tổng công ty: thúê thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh Bưu chính Viễn thông theo quy định của Nhà nước, TCTvà toàn bộ lợi nhuận hoạt động khác.

+Trích lập các quỹ: sau khi bù các khoản lỗ của năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế, trừ các khoản tiền nộp phạt vi phạm Pháp luật thuộc trách nhiệm chung như; vi phạm luật thuế, luật giao thông, môi trường, thương mại, quy chế hành chính, các khoản chi phí thực tế đã chi nhưng chưa được tính vào chi phí hợp lý... phần lợi nhuận còn lại được trich lập các quỹ như sau:

-Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ thì tạm dừng. Quỹ này dùng để bù đắp phần thiếu hụt của những tổn thất, thiệt hại về tài sản trong mọi trường hợp sau khi đã xử lý các khoản bồi thường của cơ quan bảo hiểm, bồi thường của tập thể, các khoản dự phòng liên quan không đủ.

-Trích tối thiểu 50% vào quỹ đầu tư phát triển để mở rộng qui mô sản xuất của BĐT, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất và quản lý

-Trích 5% vào quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, khi số dư quỹ bằng 6 Tháng lương của BĐT thực hiện thì tạm dừng. Quỹ này dùng để trợ cấp cho người lao động mất việc làm do thay đổi công nghệ, thu hẹp qui mô sản xuất, cổ phần hoá, liên doanh liên kết...

==================================================================Sinh viªn thùc tËp: Lª ViÕt Cêng - Líp D2000 – TC.QTKD Sinh viªn thùc tËp: Lª ViÕt Cêng - Líp D2000 – TC.QTKD

-Phần còn lại được trích vào quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi theo tỷ lệ do Giám đốc BĐT quyết định. Quỹ này dùng để khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch giao. Mức khen thưởng do Giám đốc quyết định đột xuất hay định kỳ theo qui chế của BĐT.

Việc sử dụng các được quỹ thực hiện theo quy định của Nhà nước, Quy chế Tài chính của TCT Bưu chính Viễn thông Việt nam.

B

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp về Bưu điện tỉnh Lào Cai - Cơ cấu tổ chức, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.doc (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w