Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp được thể hiện qua nhiều khía cạnh. Cơng ty khơng những cần hiểu rõ đối thủ mà cịn phải biết được mong muốn của khách hàng. Từ đĩ, cơng ty xác định thị trường mục tiêu, chiến lược kinh doanh và xây dựng các giải pháp cạnh tranh hiệu quả.
Cơng ty đã cĩ định hướng khác nhau trong mỗi thời kỳ nhưng điểm đến cuối cùng vẫn là làm sao để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường và phát triển cơng ty ngày một tốt hơn. Từ khi cịn thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp, nhận thức của Ban lãnh đạo cơng ty là phải thốt ra khỏi cơ chế “xin - cho”, tạo nên thế chủ động trong sản xuất kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường
đang rất khĩ khăn.
Cơng ty là đơn vịđi đầu trong hoạt động sản xuất với quy trình cơng nghệ khép kín, tự nhập nguyên vật liệu, cân đối quá trình sản xuất và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động. Cơng ty từng bước đổi mới trang thiết bị, cơng nghệ, đổi mới tổ chức,
đổi mới hoạt động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đến nay, cơng ty đang phải đối mặt với thách thức vơ cùng to lớn: áp lực chấm dứt chế độ hạn ngạch dệt may và xĩa bỏ hạn rào thương mại trong khu vực và thế
giới thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại là thật sự cần thiết.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, cơng ty dựa trên tình hình thực tế của đơn vị,
đưa ra các biện pháp phù hợp với tình hình nhằm đáp ứng nhu cầu tốt hơn đối thủ
59/112
cạnh tranh. Kết quả thu được là doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng, kim ngạch xuất khẩu đều tăng cao qua các năm và khách hàng ngày càng nhiều.
Năng lực cạnh tranh được hình thành từ nhiều mặt như nghiên cứu và dự báo thị
trường, xác định chiến lược kinh doanh, phân bổ nguồn lực, sử dụng hiệu quả vốn, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, nâng cấp kỹ thuật cơng nghệ, giảm chi phí sản xuất, chính sách khách hàng, chất lượng lao động, hệ thống thơng tin dịch vụ, tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, mơi trường, trách nhiệm xã hội.