Bài học từ Trung Quốc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 69 - 71)

Thành công, thất bại của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam.

Trung Quốc luôn giữ được mức tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều thập niên trở lại đây. Dù có những chính sách điều tiết vốn khá nghiêm ngặt nhưng giới ĐTNN vẫn rất quan tâm đến nền kinh tế này và xem ra chính sách điều tiết nghiêm ngặt sự di chuyển của dòng vốn nước ngoài đã giúp Trung Quốc ổn định được các điều kiện kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Qua xem xét quá trình thu hút FPI của Trung Quốc, những thành công nổi bật là:

Thứ nhất, các giải pháp thu hút FPI mang tính đồng bộ, có lộ trình cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn lịch sử của Trung Quốc, kết hợp chặt chẽ với các biện pháp phát triển kinh tế, hoàn thiện và phát triển TTCK, nâng cao khả năng quản lý của Chính phủ.

Thứ hai, Trung Quốc đã xác định chiến lược, mục tiêu, phương hướng thu hút vốn FPI đúng đắn, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế. Trung Quốc xác định rõ muốn thu hút FPI có hiệu quả, trước hết phải cải thiện môi trường trong nước, dựa vào trong nước là chính, khi TTCK phát triển, môi trường đầu tư tốt tất yếu vốn chảy vào; đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá trên TTCK Trung Quốc.

Thứ ba, Trung Quốc đã biết kết hợp thu hút FPI và quản lý dòng vốn này một cách hiệu quả, không thu hút FPI với mọi giá. Khi thu hút FPI, Trung Quốc đã tính toán những giải pháp quản lý phù hợp; kết hợp chặt chẽ việc thu hút FPI với chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, đặc biệt là chính sách quản lý ngoại hối và tiền tệ; có những giải pháp quản lý, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của dòng vốn này với sự phát triển kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề đáng quan tâm. Theo đó, các giải pháp thu hút FPI mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định song so với tiềm lực và khả năng thu hút của Trung Quốc kết quả đạt được vẫn còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Cụ thể:

Thứ nhất, vẫn tồn tại nhiều hạn chế đối với nhà ĐTNN, hệ thống pháp luật liên quan đến dòng vốn này vẫn còn nhiều sơ hở, thiếu sót, cần tiếp tục hoàn thiện.

Thứ hai, nhà ĐTNN tham gia TTCK vẫn chủ yếu là nhà đầu tư nhỏ lẻ trong khi đó nhà đầu tư tổ chức chiếm tỷ trọng khá ít. Công tác quản lý của Chính phủ vẫn chưa theo kịp sự phát triển của dòng vốn này. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cũng thừa nhận, vẫn còn tồn tại nhiều biện pháp hành chính trong việc thu hút và quản lý dòng

vốn này. Tỷ trọng vốn FPI trong tổng nguồn vốn đầu tư xã hội của Trung Quốc vẫn còn rất thấp.

Thứ ba, vấn nạn tin đồn vẫn là vấn đề lớn, chưa thể giải quyết và gây ra không ít hệ lụy cho TTCK Trung Quốc. Sự kiện ngày 27/2/2007, được gọi là “ngày thứ ba đen tối” của TTCK Trung Quốc, khi tin đồn về việc Chính phủ sẽ đánh thuế 20% lên lợi tức chứng khoán. Tin đồn nay ngay lập tức tác động đến TTCK Trung Quốc và các TTCK khác trên thế giới. Nhà đầu tư trong nước và nhà ĐTNN nhanh chóng bán tháo cổ phiếu để rút vốn khỏi TTCK. Chỉ trong vòng một ngày, chỉ số chứng khoán trên Sở giao dịch Thượng Hải mất 8,8%, mức sụt giảm kỷ lục trong vòng 10 năm qua, ước tính tương đương khoản 100 tỷ USD. Cùng với sự sụt giảm TTCK Trung Quốc, hàng loạt thị trường khác trên thê giới như: Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Singapore… cũng bị ảnh hưởng theo. Sự kiện trên cũng cho thấy sự nhạy cảm của dòng vốn FPI đối với các chính sách liên quan đến TTCK. Đồng thời cho thấy các biện pháp kiểm soát vốn trực tiếp (biện pháp hành chính) không còn phù hợp, thay vào đó là các biện pháp kiểm soát vốn gián tiếp (kiểm soát dựa trên thị trường).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 69 - 71)