Giai đoạn từ năm 2007 đến nay

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 44 - 48)

Sau một năm gia nhập WTO, thế giới tiếp tục có cách nhìn vào Việt Nam ngày càng tích cực hơn. Bạn bè tin cậy vào Việt Nam như một điểm đến an toàn, tiếp tục đổi mới, ổn định về chính trị xã hội, kinh tế đạt mức tăng trưởng cao nhất so với những năm trước, đời sống nhân dân càng được nâng cao. Năm 2007 là năm đầu tiên nền kinh tế Việt Nam được vận hành với tư cách là một thành viên của Tổ chức thương mại thế giới. Tăng trưởng GDP đạt 8.4% và các chỉ số tăng trưởng rất ấn tượng trên mọi lĩnh vực kinh tế đã minh chứng cho những nỗ lực hiệu quả của nền kinh tế trước những thách thức và cơ hội trong một năm quan trọng của tiến trình hội nhập. Để đầu tư vào TTCK Việt Nam một cách an toàn, nhà ĐTNN đã chọn hình thức đầu tư chủ yếu là vào các loại cổ phiếu, trái phiếu có niêm yết, chiếm tỷ trọng trên 90% qua các năm. Tuy vậy, sau giai đoạn cực thịnh của thị trường vào nửa đầu năm 2007, thị trường chứng kiến sự sụp giảm liên tục trong các năm 2008 và 2009. Đến cuối năm 2009 và năm 2010, dù đã có nhiều dấu hiệu của sự hồi phục, các tác động xấu giảm đáng kể nhưng thị trường vẫn chưa thể phát triển lại do liên tục chịu những bất ổn từ nền kinh tế vĩ mô (khủng hoảng, lạm phát, biến động tỷ giá- lãi suất, sự tăng giá của các yếu tố đầu vào…).

Trong giai đoạn này, nhà ĐTNN thực hiện chính sách đầu tư của mình thông qua 3 kênh đầu tư phổ biến.

 Kênh thu hút FPI thông qua các công ty niêm yết trên TTCK. Đây là kênh thu hút quan trọng nhất từ trước đến nay. Trong giai đoạn này, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn từ tăng trưởng nóng dẫn đến lạm phát cao ( cuối 2007) và ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008, dư âm lan rộng sang năm 2009. TTCK đã chứng kiến sự mất điểm liên tiếp của 2 chỉ số VN- Index và HNX- Index ( VN- Index từ trên 1170 điểm ngày 12/3/2007 giảm xuống mức 286 điểm vào tháng 9/2008). Tuy nhiên, do thị

trường tài chính Việt Nam chưa hội nhập quá sâu với thế giới nên chúng ta không phải gánh chịu những hậu quả quá mức. Sự sụp giảm này chỉ có một phần khách quan do thị trường còn phần lớn phải kể đến yếu tố chủ quan từ tâm lý nhà đầu tư không ổn định.

Hình 2.7: Quy mô khối lượng giao dịch của nhà ĐTNN từ năm 2007 đến năm 2010 0 500000000 1000000000 1500000000 2000000000 2500000000 3000000000 3500000000 4000000000 Q1/2007 Q3/2007 Q1/2008 Q3/2008 Q1/2009 Q3/2009 Q1/2010 Q3/2010 QUY MÔ KHỐI LƯỢNG GD CỦA NHÀ ĐTNN

Toàn thị trường ĐTNN mua ĐTNN bán

(Nguồn: Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM)

Vì những nguyên nhân chủ quan và khách quan từ nền kinh tế, trong giai đoạn này quy mô khối lượng giao dịch của nhà ĐTNN có những biến động lớn với xu hướng giảm theo chu kỳ. Khối lượng giao dịch của nhà ĐTNN sụp giảm liên tục trong các năm 2007 và 2008 chỉ có một vài điều chỉnh tăng trong ngắn hạn. Quy mô khối lượng giao dịch của nhà ĐTNN chỉ tăng mạnh trong những tháng cuối năm 2009 và biến động nhẹ trong năm 2010. Những con số này thể hiện nhà ĐTNN vẫn còn niềm

tin vào sự tăng trưởng của TTCK Việt Nam nên liên tục mua ròng trong năm 2010. Về giá trị giao dịch, giao dịch của nhà ĐTNN có sự bùng nổ mạnh mẽ vào đầu năm 2007 tiếp đà tăng của năm 2006. Nhưng ở phần lớn thời gian còn lại, như chúng ta đã biết, giá trị giao dịch suy giảm với tình hình tương tự như trong quy mô khối lượng giao dịch.

Hình 2.8: Tỷ trọng giá trị giao dịch của nhà ĐTNN từ năm 2007 đến năm 2010

(Nguồn: Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM)

Bảng 2.4: Chỉ tiêu vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và tỷ lệ FPI/FDI từ năm 2007- 2010

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Vốn FPI (tỷ USD) 6.3 5.7 5.2 6.2

(Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Tài chính)

Qua bảng 4, chúng ta có thể khẳng định tình hình vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam trong giai đoạn này liên tục giảm, nhà ĐTNN liên tục thoái vốn khỏi thị trường Việt Nam và chỉ có điều chỉnh tăng trở lại trong năm 2010 khi tình hình kinh tế thế giới đã khởi sắc trở lại. Khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008 đã ảnh hưởng đến cả lượng vốn đầu tư gián tiếp lẫn đầu tư trực tiếp. Tỷ lệ FPI/FDI năm 2008 chỉ còn 8.9% đến năm 2009 tăng lên 24.2%, sự gia tăng này được giải thích là do dòng FDI được giải ngân suy giảm mạnh chứ không do sự gia tăng đáng kể của lượng vốn FPI.

 Kênh thu hút quan trọng tiếp theo là thông qua các ngân hàng TMCP.

TTCK có những bước tiến lớn trong giai đoạn 2000-2006 đã tạo nền tảng cho thị trường tài chính nói chung của Việt Nam phát triển. Với tỷ suất sinh lợi cao, sự hoàn thiện trong hệ thống quản lý, tiềm năng phát triển còn khá lớn, Ngân hàng đã trở thành kênh đầu tư thu hút khá nhiều nhà ĐTNN (các định chế tài chính nước ngoài, định chế tài chính toàn cầu). Trong năm 2007, các ngân hàng lớn như HSBC, ANZ, Standard Chartered Bank, Sumitomo Mitsui Banking Corporation, BNP…đã lần lượt đầu tư vào các ngân hàng thương mại của Việt Nam. Sự có mặt của các nhà ĐTNN làm cho thị trường vốn sôi động, tạo động lực ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ mới. Tuy nhiên, cũng như TTCK tập trung kênh đầu tư này gặp phải những khó khăn từ năm 2008 khiến mối quan hệ ấy chỉ ở mức duy trì mà không có những phát triển đột phá.

 Kênh cuối cùng là thông qua các Quỹ đầu tư.

Sự phát triển của TTCK trong giai đoạn 2000- 2006, nước ta chính thức giai nhập WTO, cùng với việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm của Mỹ- Standard and Poor’s đã nâng hệ số tín nhiệm tín dụng dài hạn bằng ngoại tệ và tiền đồng của Việt Nam từ BB- lên BB và từ BB lên BB+, đã giúp TTCK thu hút ngày càng nhiều quỹ đầu tư quốc tế xuất hiện và các quỹ đầu tư nước ngoài cũ nâng quy mô vốn.

Tóm lại, trong giai đoạn 2007- 2010 thị trường tài chính nói chung, TTCK của Việt Nam nói riêng đã trải qua nhiếu biến cố. Thời gian đầu là sự thăng hoa và bùng nổ mạnh mẽ nhất của TTCK kể từ khi thành lập. Nhưng sau đó, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2008, những bất ổn kinh tế vĩ mô, nhà ĐTNN đã chịu nhiều tổn thất và có dấu hiệu giảm vốn liên tục. Tuy nhiên, qua những phân tích trên thị trường hiện tại, nhà ĐTNN hiện đang mua ròng chứng khoán trở lại và vẫn rất kỳ vọng vào tương lai của chứng khoán Việt Nam. Phân tích và điều chỉnh những nhân tố cải thiện tình hình thị trường, thu hút dòng vốn FPI vào chứng khoán là việc làm rất cần thiết và cấp bách hiện tại.

2.2. Kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái, lãi suất và mức độ đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 44 - 48)