Phát triển nhanh về số lượng nhưng đa số là quy mô nhỏ, chất lượng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tỉnh An Giang.pdf (Trang 52 - 55)

lượng chưa được đánh giá đúng mc.

Trong thời gian qua, các DNDD trên địa bàn tỉnh ngày một gia tăng cả về số lượng và vốn đăng ký kinh doanh. Xét về số lượng, chỉ trong gần hơn 05 năm (2000 - Quý I năm 2006), số lượng doanh nghiệp tăng hơn 2 lần so với 08 năm trước đó (1992 - 1999) và loại hình doanh nghiệp được thành lập mới có xu hướng hoạt động theo hình thức công ty TNHH, công ty cổ phần (hai loại hình đòi hỏi tính chặt chẽ về mặt tổ chức và hoạt động, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN). Xét về vốn đăng ký kinh doanh, thì doanh nghiệp trong giai đoạn Luật Doanh nghiệp có hiệu lực thi hành (năm 2000 - Quý I năm 2006) có tổng vốn đăng ký kinh doanh tăng gấp 2,4 lần giai đoạn trước đó (1992 – 1999) điều đó chứng tỏ rằng các quy định thông thoáng của Luật Doanh nghiệp và các chính sách khuyến khích của Nhà nước đã thúc đẩy doanh nghiệp mạnh dạn bỏ vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, khoảng hơn 98% loại hình doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Quy mô nhỏ và vừa ởđây là cả về quy mô vốn và lao động.

* Quy mô v vn:

Nhìn vào bảng 2.13 và đồ thị 2.1, ta thấy phần lớn các doanh nghiệp có quy mô vốn thuộc loại nhỏ và vừa, chiếm đa số là quy mô từ 1-5 tỷ đồng (thường gặp

ở loại hình Công ty TNHH chiếm khoảng 50% của loại hình này). Còn quy mô vốn trên 10 tỷ đồng chủ yếu là ở loại hình Công ty cổ phần có vốn nhà nước (chiếm khoảng 50% của loại hình này và là những đơn vị sản xuất chế biến nông thuỷ sản xuất khẩu). Căn cứ vào phụ lục 5 Ta có Biểu 2.2

18,33 29,59 9,79 0 7,14 3,33 25,28 0 21,43 13,33 37,76 49,79 16,67 28,57 26,67 4,65 12,77 33,33 0 38,34 2,72 16,18 50,01 42,86 11,49 0 20 40 60 80 100 120 Tập thể DN TN CT TNHH CT CP có vốn NN CT CP không có vốn NN < 0.5 tỷ 0.5-1 tỷ 1 - 5 tỷ 5 - 10 tỷ > 10 tỷ

Biểu 2.2. Tỷ lệ số doanh nghiệp chia theo quy mô vốn kinh doanh

Lượng vốn bình quân/doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn còn là một con số khiêm tốn và thấp hơn lượng vốn bình quân/doanh nghiệp nhà nước, trừ loại hình công ty cổ phần có vốn nhà nước có lượng vốn bình quân tương đối cao nhưng loại hình này có số lượng rất ít. Loại hình DNTN có lượng vốn bình quân thấp nhất chỉ khoảng gần 2 tỷ đồng và đây cũng là loại hình sử dụng vốn tự có nhiều nhất (khoảng 64%).

Bảng 2.14. Lượng vốn bình quân mỗi doanh nghiệp có đến 31/12/2005 ĐVT: Triệu đồng

(Ngun: Cc Thng kê An Giang)

Loại hình Lượng vốn bình quân DNNN 130382,6 DNNQD Tập thể 11391,7 DNTN 1955 CT TNHH 9423,9 CT CP có vốn NN 135561,2 CT CP không có vốn NN 43564,1

* Quy mô v lao động:

Dựa vào bảng 2.15 và đồ thị 2.2 ta thấy số DNNQD có quy mô lao động đa số là từ 10-49 người ở tất cả các loại hình, thậm chí số DNTN có quy mô lao động nhỏ hơn 5 người chiếm đến khoảng 43% trong tổng số DNTN của tỉnh. Còn số doanh nghiệp có quy mô lao động trên 300 người rất ít và chỉ có ở loại hình công ty cổ phần có vốn nhà nước (chủ yếu là ở các đơn vị sản xuất chế biến nông thuỷ sản xuất khẩu cần rất nhiều lao động phổ thông có tay nghề). Dựa vào phụ lục 6 Ta có đồ thị 2.3

Ngoài ra, số lao động bình quân/doanh nghiệp cũng rất khiêm tốn. Dựa vào bảng 2.15 ta thấy số lao động bình quân/DN ở loại hình Công ty cổ phần có vốn nhà nước là cao nhất khoảng 600 người, điều này cũng phù hợp với quy mô nguồn vốn của loại hình này. Loại hình DNTN có số lao động bình quân là 7; tập thể là 46 và công ty TNHH là 59 người, thấp hơn rất nhiều lần so với DNNN. Mặc dầu ta thấy rằng số lao động bình quân / DNNN và công ty cổ phần của nhà nước cao, tuy nhiên số lượng các loại hình này rất ít nên tổng số lao động xã hội mà nó thu hút cũng không lớn so với tổng số lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân. 43,2 20 38,78 39,15 28,57 51,67 16,89 44,68 33,33 35,71 15 33,33 28,57 0 33,34 8,33 7,23 1,13 5,11 5 7,14 3,84 0 20 40 60 80 100 120 Tập thể DN TN CT TNHH CT CP có vốn NN CT không có vốn NN <5 người 5-9 người 10-49 người 50-199 người >300 người

Biểu 2.3. Tỷ lệ quy mô lao động của DNNQD

®Tóm li, quy mô vừa và nhỏ đem lại cho doanh nghiệp những ưu thế nhất định. Chính nó tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân trong việc dễ dàng thích ứng với sự thay đổi của thị trường…Tuy nhiên, vốn ít lai trở thành rào cản cho chính doanh nghiệp khi nó muốn mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ.

Quy mô nhỏ của doanh nghiệp thật sự là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam vì nó đồng nghĩa với việc khó tiếp cận được các nguồn vốn vay từ các ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại khác.

Bảng 2.15. Số lao động bình quân ở mỗi doanh nghiệp đến 31/12/2005 ĐVT: người

(Ngun: Cc Thng kê tnh An Giang năm 2005)

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tỉnh An Giang.pdf (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)